Hợp tác trong lĩnh vực Du lịch

Một phần của tài liệu DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC (Trang 55 - 58)

VI. ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC TRONG KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

4. Dự kiến một số dự án ưu tiên hợp tác từ nay đến năm

4.5- Hợp tác trong lĩnh vực Du lịch

Từ nay đến 2010, du lịch trên địa bàn phát triển theo nội dung sau:

(1)- Đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái gắn liền với sự phát triển của ngành lâm nghiệp, các ngành khai thác tài nguyên, gắn liền với bảo tồn cảnh quan và bảo vệ môi trường tự nhiên.

(2)- Đầu tư phát triển các điểm du lịch văn hóa gắn liền với khôi phục và phát triển các truyền thống văn hóa của các dân tộc sống trên địa bàn. Tam giác phát triển có một tiềm năng quan trọng để có thể hình thành tour du lịch khai thác văn hoá Khmer cổ, văn hoá các bộ tộc Lào và các dân tộc Tây Nguyên của Việt Nam. Yếu tố then chốt để thiết lập một tour khai thác nền văn minh Khmer cổ, các dân tộc Lào và dân tộc Tây Nguyên của Việt Nam là tạo sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong khu vực Tam giác phát triển. Các tổ chức kinh doanh du lịch ở Campuchia và Việt Nam và Lào có thể tổ chức một cuộc hội thảo và các phiên họp cho những người kinh doanh du lịch và khách sạn theo hướng nghiên cứu hàng loạt các biện pháp hợp tác nhằm cùng nhau hình thành các chuyến đi trọn gói và trao đổi thông tin về các di tích và dịch vụ sẵn có ở kênh này. Sự hợp tác giữa những người tổ chức các chuyến đi với các nhà chức trách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ có chung khách hàng và chia sẻ lợi ích trên một vùng rộng lớn hơn nhiều chứ không chỉ ở riêng một quốc gia nào.

Việc thành lập các tour du lịch này ở Tam giác phát triển có thể giúp kích thích các ngành công nghiệp hỗ trợ như nhà hàng, nhà khách, nghề thủ công, dịch vụ giao thông vận tải và các ngành khác, nhiều thứ trong số này đã có sẵn ngay trong vùng hoặc có thể phát triển nhanh chóng. Những ngành bổ trợ các kênh du lịch này chắc chắn sẽ đòi hỏi sự trợ giúp kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo rằng môi trường hoạt động thông thoáng. Trong những năm tới cần chuẩn bị các điều kiện để có thể đẩy nhanh phát triển du lịch hướng tới mục tiêu “ba quốc gia - một mục tiêu (điểm đến)”.

(3)- Chuẩn bị các điều kiện và tiến tới hình thành các tuyến du lịch từ nội vùng ra ngoại vùng và liên quốc gia, kết hợp du lịch biển, du lịch văn hoá của Việt Nam với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của Cămpuchia và Lào...

(4)- Đầu tư các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, các cơ sở phục vụ lưu trú của khách du lịch tạo điều kiện tăng thu nhập từ du lịch đảm bảo hiệu quả của kinh doanh du lịch...

(5)- Tập trung, phối hợp phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch.

(6)- Chú trọng các hoạt động ưu tiên khác phục vụ cho cả lĩnh vực thương mại và du lịch.

Hợp tác phát triển du lịch cũng như hợp tác phát triển kinh tế nói chung phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của các bên và bảo đảm an ninh, chủ quyền của mỗi quốc gia. Tam giác phát triển là nơi có tiềm năng hợp tác phát triển du lịch. Để có thể hợp tác và phát triển du lịch có hiệu quả điều quan trọng là phải có sự chuẩn bị tốt về các điều kiện để phát triển, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật như giao thông vận tải và liên lạc và những vấn đề liên quan đến hạ tầng xã hội và nguồn nhân lực... Từ năm 2005, khi một số công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành (tuyến 18B nối Attapư của Lào Kon Tum với của Việt Nam, tuyến 78 nối Rattanakiry của Cămpuchia với Gia Lai của Việt Nam...), đường hàng không được mở ra, nâng cấp... thì các cơ hội phát triển du lịch sẽ nhiều hơn và đồng thời cơ hội hợp tác phát triển trong du lịch cũng mở ra.

Sự hợp tác phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 tập trung theo hướng:

Thành lập tổ công tác chuyên ngành phối hợp hành động, điều phối các hoạt động xúc

tiến du lịch khu vực tam giác cấp quốc gia (Việt, Lào, Campuchia).

Tuyên truyền, quảng bá, xúc tién hợp tác phát triển du lịch khu vực cần tích cực tham gia các chương trình hợp tác du lịch, đặc biệt là các chương trình marketing chung nhằm

bán các sản phẩm trọn gói chung giữa các nước, các chương trình phối hợp hành động chung giữa các cơ quan du lịch quốc gia của 3 nước.

Tổ chức các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, xây dựng các chương trình du lịch

rất mềm dẻo có thể thay đổi các thành tố theo yêu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho khách đi du lịch tự do phù hợp với xu thế tôn trọng cá nhân của thế giới.

Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch: Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch gồm các nhà quản lý ở địa phương, các nhân viên tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng các dân cư sinh sống trong các vùng du lịch.

Hợp tác về bảo vệ cảnh quan, môi trường: Đưa việc quản lý và bảo vệ môi trường là một

thành phần không thể tách rời của quá trình phát triển du lịch, đóng góp cho việc bảo vệ, duy trì các khu vực tự nhiên và hệ sinh thái đồng thời đưa lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Hợp tác về an ninh, an sinh xã hội: Khi du lịch phát triển, việc giao lưu trong khu vực

thông thoáng thuận lợi sẽ xuất hiện các vấn đề về an ninh, an sinh xã hội như: buôn lậu, trộm cắp, mãi dâm, ma tuý, các bệnh dịch dễ lây lan từ vùng nọ sang vùng kia.

Các dự án hợp tác trong lĩnh vực du lịch

ST T

Tên Dự án Nội dung Thời

gian Phạm vi tác động Hình thức hợp tác 1. Quy hoạch phát triển du lịch Tam giác phát triển

Quy hoạch mạng lưới các điểm, tuyến du lịch, các cơ sở lưu trú, các điểm vui chơi giải trí...

2005- 2006

Các khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên...

Hợp tác ba bên và hợp tác giữa các địa phương với địa phương

2. Xây dựng tour du lịch xuyên quốc gia

Xây dựng thử nghiệm tour du lịch xuyên nối các điểm du lịch của các tỉnh ba nước 2005- 2010 Các tỉnh trong Tam giác phát triển Hợp tác ba bên và hợp tác giữa các địa phương với địa phương 3. Xây dựng điểm du lịch cộng đồng Phát triển du lịch cộng đồng 2006- 2010 Các tỉnh trong TGPT Hợp tác ba bên và hợp tác giữa các địa phương

Một phần của tài liệu DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w