Các dự án hợp tác phát triển về lĩnh vực giáo dục-đào tạo trong Tam giác phát triển.

Một phần của tài liệu DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC (Trang 58 - 61)

VI. ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC TRONG KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

4. Dự kiến một số dự án ưu tiên hợp tác từ nay đến năm

4.6- Các dự án hợp tác phát triển về lĩnh vực giáo dục-đào tạo trong Tam giác phát triển.

Với trình độ phát triển khá hơn, cùng với những năng lực về cơ sở vật chất và kinh nghiệm sẵn có của các tỉnh thuộc Việt Nam, dự kiến cần thực hiện các dự án phục vụ cho việc phát triển hợp tác về giáo dục-đào tạo ở vùng tam giác ba biên giới như sau :

(1) Tăng cường năng lực đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo một số cơ sở trọng điểm ở Tây Nguyên (tạo cơ sở vững chắc để thực hiện các chương trình hợp tác): Đó là Đại học Tây Nguyên, các trường cao đẳng sư phạm Đắk Lắk và Gia Lai, một số Trung tâm đào tạo CNKT của Tổng công ty Cà phê, Cao su...

(2) Dự án xây dựng trường các dân tộc nội trú, nhằm thu hút học sinh ở các vùng sâu, vùng xa được vào học; trường có kết hợp vừa học văn hoá, vừa hưóng nghiệp và dạy nghề cho thanh niên dân tộc, sau khi học hết chương trình có thể đi dạy ở địa phương của mình hoặc làm nghề tăng thu nhập cho gia đình (trước mắt mỗi tỉnh của Cămphuchia và Lào xây dựng một trường, sau đó theo nhu cầu sẽ triển khai đến tuyến huyện). Nâng cấp trường dạy nghề dân tộc nội trú hiện có trong tỉnh Sê Kông.

(3) Dự án xây dựng trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và đào tạo giáo viên dạy nghề nhằm dạy nghề cho thanh niên, học sinh học hết phổ thông nhưng không có điều kiện học tiếp để trở thành lao động có tay nghề

(4) Dự án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở (các tỉnh của Cămpuchia và CHDCND Lào gửi sinh viên, học sinh sang đào tạo tại các tỉnh ở Việt Nam).

(5) Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện.

(6) Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, thực hiện và hướng dẫn viên triển khai các chương trình, dự án (trước hết là đối với các dự án về xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái...).

(7) Trao đổi và phổ biến kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình xoá mù chữ và thực hiện phổ cập tiểu học.

(8) Dự án nhận đào tạo dự bị đại học.

(9) Dự án dạy ngoại ngữ và đào tạo nghề cho thanh niên phục vụ xuất khẩu lao động (Bộ Lao động của CHDCND Lào cũng có ý định xuất khẩu lao động nhằm mục đích nâng cao trình độ và giúp nhanh chóng xoá đói giảm nghèo).

(10) Dự án xây dựng trường THCS và THPT tại 8 huyện tỉnh Saravan và một vài huyện trong tỉnh Attapư và Sê kông

Danh mục các dự án ưu tiên hợp tác đầu tư trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo

ST T

Tên Dự án Nội dung Thời

gian Phạm vi tác động Hình thức hợp tác 1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho bậc tiểu học ở 4 tỉnh của Campuchia, Lào Hỗ trợ xây dựng một số trường, lớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy và học. 2005- 2010 Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho bặc tiểu học ở những vùng khó khăn 4 tỉnh của Campuchia, Lào Hợp tác song phương và hợp tác giữa các địa

phương với địa phương 2. Tăng cường năng

lực đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo một số cơ sở trọng điểm ở Tây Nguyên

Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các trường ở Tây Nguyên (kể cả trường đào tạo công nhân kỹ thuật) 2005- 2006 Thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo cho các tỉnh của Cămpuchia và Lào. Tăng số lượng và chất lượng đào tạo cho bản thân các tỉnh Tây Nguyên.

ST T

Tên Dự án Nội dung Thời

gian Phạm vi tác động Hình thức hợp tác 3. Hỗ trợ xây dựng trường các dân tộc nội trú ở 4 tỉnh của Campuchia, Lào và nâng cấp các trường dạy nghề dân tộc nội trú hiện có trong tỉnh Sê Kông Hỗ trợ xây dựng trường các dân tộc nội trú có kết hợp vừa học văn hoá, vừa hướng nghiệp, dạy nghề. 2005- 2006 Trước mắt xây dựng ở mỗi tỉnh của Campuchia và Lào một trường, sau đó theo nhu cầu sẽ triển khai đến tuyến huyện. Ngoài ra, nâng cấp các trường dạy nghề dân tộc nội trú hiện có trong tỉnh Sê Kông

Hợp tác song phương Campuchia Việt Nam, giữa Lào – Việt Nam

4. Tiếp nhận đào tạo, bồi dưỡng học sinh và cán

bộ của

Cămpuchia và Lào

Đào tạo, bồi dưỡng tại Việt Nam giáo viên tiểu học, trung học; cán bộ, công chức cấp tỉnh huyện; cán bộ quản lý, đào tạo nghề.

2005- 2010

Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ, thanh niên... 4 tỉnh của Campuchia và Lào. Hợp tác song phương và hợp tác giữa các địa

phương với địa phương

5. Hỗ trợ xây dựng các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và đào tạo giáo viên dạy nghề ở 4 tỉnh của Campuchia, Lào

Hỗ trợ xây dựng các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề.

2005- 2010

Dạy nghề cho thanh niên, học sinh các tỉnh của Lào, Campuchia. Hợp tác song phương và hợp tác giữa các địa

phương với địa phương

Một phần của tài liệu DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC (Trang 58 - 61)