VI. ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC TRONG KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
4. Dự kiến một số dự án ưu tiên hợp tác từ nay đến năm
4.1.1- Hợp tác phát triển mạng lưới giao thông
Trong khi chưa có đủ vốn để xây dựng toàn bộ theo quy hoạch, thứ tự ưu tiên hợp tác trước hết phát triển các tuyến trục nối thông các tỉnh với nhau và nối khu vực Tam giác phát triển với Thủ đô mỗi nước và đi ra các cảng biển Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển mọi mặt giữa các tỉnh. Sau đó sẽ phát triển tiếp các tuyến xương cá nối các tuyến trục tới các trung tâm kinh tế và các vùng có tiềm năng phát triển nhưng chưa có đường.
a)- Các tuyến giao thông nối khu vực Tam giác phát triển tới các vùng khác, với các cảng biển của Việt Nam và với thủ đô của mỗi nước.
Đối với các tuyến này, đề nghị Chính phủ mỗi nước có chính sách ưu tiên tự đầu tư hoặc kêu gọi vốn nước ngoài để đầu tư. Các tuyến này bao gồm:
- Phía Cămpuchia có Quốc lộ 7 nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Phnôm Pênh.
- Phía Lào có Quốc lộ 13 nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Viêng Chăn (Lào).
- Phía Việt Nam có các tuyến đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1 A nối khu vực Tam giác phát triển với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ 49, 14B, 14E, 24, 19, 25 nối khu vực Tam giác phát triển với các cảng biển Việt Nam.
b)- Các tuyến trục nối các tỉnh trong Tam giác phát triển với nhau. ST
T
Tên Dự án Nội dung Thời
gian Phạm vi tác động Hình thức hợp tác 1. Nâng cấp đường 78 (Campuchia)
Xây dựng đoạn Bưng Lung – Biên giới CPC – VN, dài 70 km 2005- 2006 Nối Rattanakiri – Gia Lai ra cảng Quy Nhơn Song phương Việt Nam - Campuchia Khảo sát và xây dựng đoạn O Pong Maon – Bưng Lung
Sau 2005
Nối Stung Treng - Rattanakiri Gọi vốn ADB, Nhật Bản... 2. Nâng cấp QL 18B (Lào) Nâng cấp QL 18B từ Attapư đến Biên giới Lào – VN
2005 thông xe
Nối Attapư - Kon Tum (QL 18B – QL 40)
Song phương Việt Nam – Lào
c)- Các tuyến nối các tỉnh với nhau và với các tuyến trục ST
T
Tên Dự án Nội dung Thời
gian Phạm vi tác động Hình thức hợp tác 1. Nâng cấp đường 18 (Lào); (sắp hoàn thành)
Xây dựng đoạn nối từ Attapư đến Phia Phay (tỉnh Champasak) 2010- 2015 Nối Attapư - Champasak và nối với QL 13 (Lào)
Gọi ODA của Nhật Bản hoặc ADB
2. Xây dựng đường 78a, (Campuchia)
Xây dựng đường 78a, từ Bưng Lung đến biên giới Campuchia – Lào 2006- 2010 Nối từ Bưng Lung đến biên giới Campuchia – Lào và nối với đường 1J của Lào
Gọi ODA của Nhật Bản hoặc ADB
3. Xây dựng đường 1J (Lào)
Xây dựng đoạn từ Mường Mây đến biên giới Lào – Campuchia 2006- 2010 Nối từ Mường Mây đến biên giới Lào – Campuchia và nối với đường 78a của CPC
Gọi ODA của Nhật Bản hoặc ADB
d)- Các dự án hợp tác phát triển về các loại hình giao thông khác i- Giao thông hàng không:
Quy hoạch giao thông hàng không là một chủ trương lớn của mỗi Quốc gia, do vậy trong khuôn khổ Tam giác phát triển chỉ giới hạn sự hợp tác trong từng hạng mục:
- Sân bay tỉnh Rattanakiri (Campuchia): Đối với sân bay tỉnh Rattanakiri (Campuchia), dự
kiến có 2 phương án địa điểm: Một địa điểm tại “La Khê” trên đường 78, cách thị xã Bưng Lung 14 km về phía Tây. Địa điểm thứ hai ở “Ô Chông “ cách thị xã 14 km về phía Nam. Việc khảo sát địa hình và địa lý khu vực Ka Lay đã được phòng Hàng không Dân dụng thực hiện vào tháng 6 năm 2002. Dự án sân bay chưa được khảo sát kỹ và chưa có nguồn kinh phí. Nghiên cứu, xem xét chương trình hợp tác khảo sát, lập dự án về công trình sân bay. Hiện tại, về dự án du lịch GMS, ngân hàng ADB đã hỗ trợ khôi phục sân bay Rattanakiri và Stung Treng, bắt đầu trong năm nay, dự kiến hoàn thành năm 2006.
- Sân bay tỉnh Attapư (Lào): Do hạn chế về tài chính nên các dự án xây dựng sân bay
Attapư sẽ được cân nhắc trong giai đoạn sau.
- Sân bay Plây Ku (Việt Nam): Sân bay Plây Ku tỉnh Gia Lai đã có dự án đến 2006 –
2010 sẽ kéo dài đường băng bằng bê tông dài 2.400m, rộng 36m, phục vu 55.000 – 60.000 hành khách/năm.
- Sân bay Buôn Mê Thuật, được cải tạo và nâng cấp để đón nhận các máy bay lớn như
Boing, A 320...
ii- Giao thông đường thủy:
Giao thông đường thủy của 4 con sông chính: Sông Mê Kông, sông Kông, Sê San và sông Sê Rê Pôk, hiện nay chưa có thông tin về chương trình khai thác các con sông này. Trong quy hoạch chương trình hợp tác có thể đưa ra thời gian hợp tác từng hạng mục cụ thể như sau:
- 2005 – 2008 hợp tác khảo sát luồng tuyến, dự kiến các bến cảng.
- 2006 – 2010 Lập quy hoạch các hạng mục công trình, quy hoạch các đội sà lan, tàu kéo, thiết bị bốc xếp ở các bến cảng vv…