Thông tin về sinh viên vay vốn Chương trình tín dụng sinh viên

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 45)

Bảng 4.3: Thông tin về giới tính và tình trạng hôn nhân của sinh viên được khảo sát

Giới tính Tình trạng hôn nhân Tổng

Kết hôn Độc thân Nam Nữ 1 2 27 20 28 22 Tổng : 3 47 50

Nguồn : Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo điều tra khảo sát trong tổng số 50 thì có 28 sinh viên nam vay vốn tín dụng sinh viên, chiếm tỷ lệ 56%, còn lại 22 sinh viên nữ, chiếm tỷ lệ 44%. Trong tổng số 50 sinh viên được khảo sát thì có 47 sinh viên độc thân (nam : 27; nữ : 20) chiếm tỷ lệ 96,43% ; có 3 (nam : 1 ; nữ : 2) sinh viên đã kết hôn, chiếm tỷ lệ 3,57%. Sinh viên nam được hy vọng là tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn so với sinh viên nữ, tạo được thu nhập sớm hơn, khả năng trả nợ theo hợp đồng cũng cao hơn. Bên cạnh đó những sinh viên đã kết hôn thì việc san sẻ gánh nặng kinh tế trong cuộc sống với vợ/chồng sẽ không có khả năng chi trã nợ so với các sinh viên còn độc thân.

Bảng 4.4: Thông tin về loại hình đào tạo của sinh viên được khảo sát

Loại hình đào tạo Tần số Tỷ trọng (%)

TCCN và dạy nghề Cao đẳng

Đại học Sau Đại hoc

13 20 17 0 26,00 40,00 34,00 0,00 Tổng : 50 100,00

Nguồn : Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo như khảo sát thì số sinh viên theo học TCCN và dạy nghề là 13 người, chiếm tỷ lệ 26%, cao nhất là Cao đẳng với 20 sinh viên, chiếm tỷ lệ 40%, còn Đại học với 17 sinh viên chiếm tỷ lệ 34%. Tại huyện Châu Thành, do điều kiện học tập còn khó khăn nên đa phần sinh viên chọn theo học TCCN, dạy nghề hoặc Cao đẳng ở các trường trong tỉnh Đồng Tháp, hoặc Vĩnh Long, để có thể mau ra trường phụ tiếp gia đình, đồng thời nó cũng phù hợp với hoàn cảnh gia đình của bản thân. Đa phần sinh viên sau khi ra trường thường quay về địa phương để tìm kiếm việc làm và công tác tại đây.

38

Bảng 4.5: Thông tin về thời gian xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường Thời gian xin việc làm (tháng) Tần số Tỷ trọng (%)

Dưới 6 24 48 Từ 6 - 12 21 42 Lớn hơn 12 5 22 Tổng: 50 100 Nhỏ nhất: 0,5 Lớn nhất: 24 Trung bình: 6,11 Độ lệch chuẩn 5,13

Nguồn: Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo những mẫu điều tra được, số sinh viêc sau khi ra trường tìm kiếm được việc làm dưới 6 tháng là 24 sinh viên, chiếm tỷ lệ 48%, số sinh viên tìm kiếm được việc làm từ 6 đến 12 tháng là 21 sinh viên, chiếm tỷ lệ 42%, số sinh viên tìm kiếm được việc làm trên 12 tháng là 11 sinh viên đạt tỷ lệ 22%. Trong đó sinh viên có thời gian sinh việc lâu nhất là 24 tháng, và ngắn nhất là 0,5 tháng, trung bình thời gian để một sinh viên khảo sát xin được việc làm là 6,11 tháng. Thời gian xin được việc làm của sinh viên là khá dài, điều này cũng dễ hiểu vì trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, việc tìm kiếm được việc làm phù hợp là rất khó khăn. Theo như khảo sát thì những sinh viên có thời gian xin được việc làm ngắn thường có nhiều mối quan hệ, đồng thời có những điều kiện kinh tế giúp họ tìm được việc làm nhanh hơn. Còn đối với những sinh viên có thời gian xin việc tương đối dài một phần ảnh hưởng do không tìm được công việc phù hợp với chuyên môn hoặc trình độ của sinh viên, một phần là do hạn chế các mối quan hệ trong xã hội cũng gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp.

39

Bảng 4.6: Việc thực hiện trả nợ Chương trình phân theo thời gian xin được việc làm của sinh viên

Thời gian xin được việc làm (tháng) Thực hiện trả nợ theo hợp đồng Chưa thực hiện trả nợ theo hợp đồng Tổng cộng Dưới 6 Từ 6 - 12 Trên 12 tháng 13 11 2 11 10 3 24 21 5 Tổng cộng : 26 24 50

Nguồn: Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Từ bảng trên ta có thể thấy số sinh viên thực hiện việc trả nợ và chưa thực hiện việc trả nợ theo hợp đồng ở các mốc thời gian xin được việc làm không quá chênh lệch nhau. Trong đó :

- Số sinh viên tìm kiếm được việc làm dưới 6 tháng tiến hành trả nợ là 13 sinh viên, chiếm 50% trên tổng số sinh viên thực hiện việc trả nợ theo hợp đồng. Đồng thời có 11 sinh viên chưa tiến hành việc trả nợ theo hợp đồng ở mốc thời gian xin việc này, chiếm 45,83% trên tổng số sinh viên chưa tiến hành trả nợ Chương trình.

- Tương tự đối với số sinh viên có thời gian xin được việc làm từ 6 đến 12 tháng, số lượng sinh viên thực hiện và chưa thực hiện việc trả nợ gần bằng nhau, lần lượt là 11 và 10 sinh viên (chiếm tỷ lệ lần lượt là 42,31% và 41,67% trên tổng số sinh viên thực hiện và chưa thực hiện trả nợ)

- Trong khi đó số sinh viên từ 12 tháng trở lên mới xin được việc làm thì có 2 sinh viên thực hiện trả nợ theo hợp đồng và có 3 sinh viên chưa thực hiện viêc trả nợ, có thể thấy thời gian xin được việc làm tăng thì số sinh viên trả nợ càng giảm xuống và số lượng sinh viên chưa thực hiện trả nợ càng tăng lên, từ đó ta có thể thấy thời gian xin được việc làm của sinh viên cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc thu hồi vốn của Chương trình.

40

Bảng 4.7: Thu nhập của sinh viên được khảo sát

Thu nhập (triệu đồng/tháng) Tần số Tỷ trọng(%) Dưới 5 Từ 5 - 10 Lớn hơn 10 42 7 1 84,00 14,00 2,00 Tổng: 50 100,00 Nhỏ nhất: Lớn nhất: Trung bình: Độ lệch chuẩn 20 0 4,08 2,65

Nguồn: Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo như mẫu thu thập được thì thu nhập của sinh viên cao nhất là 20 triệu đồng/tháng, còn thu nhập của sinh viên thấp nhất là 0 triệu đồng/tháng, do sinh viên sau khi tìm được viêc làm nhưng không phù hợp, đã xin nghỉ việc và hiện nay đang tìm công việc khác. Bên cạnh đó thu nhập trung bình của mẫu là 4,08 triệu đồng/tháng. Đa phần thu nhập của sinh viên được khảo sát dao động dưới 5 triệu đồng/tháng, chiếm 84% của mẫu, thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên chỉ chiếm 16%, thu nhập cao hơn 10 triệu đồng/tháng có 1 sinh viên, với tỷ lệ 2%. Với độ lệch chuẩn là 2,65 thì cho thấy mức độ chênh lệch về thu nhập giữa các sinh viên là khá lớn.

Bảng 4.8: Việc thực hiện trả nợ Chương trình phân theo thu nhập của sinh viên

Thu nhập sinh viên (triệu đồng/tháng) Thực hiện trả nợ theo hợp đồng Chưa thực hiện trả nợ theo hợp đồng Tổng cộng Dưới 5 Từ 5 - 10 Trên 10 20 6 0 22 1 1 42 7 1 Tổng cộng : 26 24 50

Nguồn: Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo như bảng trên thì việc thực hiện trả nợ của sinh viên có xu hướng tăng lên khi thu nhập sinh viên của tăng lên, cu thể là ở mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng, thì số sinh viên thực hiện và chưa thực hiện trả nợ theo hợp đồng gần bằng nhau (20 và 22 sinh viên), còn ở mức từ 5 – 10 triệu đồng thì số sinh viên

41

trả nợ so với số sinh viên chưa trả nợ có sự chênh lệch khá lớn ( 6 so với 1 sinh viên). Và thu nhập của sinh viên ở mức trên 10 triệu đồng/tháng thì có 1 sinh viên chưa thực hiện việc trả nợ, nguyên nhân ở đây là do sinh viên này sao khi xuất khẩu lao động thì số nợ cam kết để đi làm rất lớn, dù có thu nhập cao nhưng chủ yếu là chi trả cho khoản nợ để đóng tiền việc đi xuất khẩu lao động. Từ những thống kê trên, ta có thấy thu nhập sinh viên có sự ảnh hưởng khá lớn đến khả năng trả nợ của sinh viên.

Bảng 4.9: Mức đóng góp của sinh viên vào việc trả nợ Chương trình Mức đóng góp (triệu đồng/tháng) Tần số Tỷ trọng (%) 0 – 0,5 42 84,00 1 -1,5 7 14,00 2 1 2,00 Tổng: 50 100 Giá trị lớn nhất 0 Giá trị nhỏ nhất 2 Trung bình 0,29 Độ lệch chuẩn 0,49

Nguồn: Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo thống kê thì mức đóng góp thấp nhất của sinh viên là 0 triệu đồng/tháng, còn cao nhất là 2 triệu đồng/tháng và mức đóng góp trung bình của 1 sinh viên là 0,29 triệu đồng/tháng. Đa phần sinh viên có mức đóng góp ở mức 0 – 0,5 triệu đồng/tháng với 42 sinh viên chiếm tỷ lệ 84,00%; còn số sinh viên đóng góp ở mức 1 – 1,5 triệu đồng/tháng có 7 sinh viên, chiếm tỷ lệ 14,00%; còn ở mức cao nhất là 2 triệu đồng/tháng có 1 sinh viên, chiếm tỷ lệ 2%. Theo điều tra thì mức đóng góp càng cao thì tỷ lệ trả nợ theo hợp đồng càng cao, như trong 33 sinh viên không có đóng góp thì chỉ có 12 sinh viên thực hiện việc trả nợ theo hợp đồng, còn ở mức 0,5 triệu đồng/tháng có 7/9 sinh viên thực hiện trả nợ, tương tự ở các mức 1 triệu đồng là 5/5 sinh viên, mức 1,5 triệu đồng/tháng là 2/2 sinh viên, ở mức 2 triệu đồng/tháng là 0/1 sinh viên trả nợ, nguyên nhân là do chưa được sự thông báo của trưởng ấp quản lý nợ sinh viên ở địa phương, dù có khả năng trả nợ trước hạn, nhưng gia đình vẫn không thực hiện trả nợ.

42

Bảng 4.10: Số người phụ thuộc vào sinh viên vay vốn Chương trình

Số người phụ thuộc (người/1 sinh viên) Tần số Tỷ trọng(%)

0 30 60 1 17 34 2 3 6 Tổng: 50 100 Lớn nhất 0 Nhỏ nhất 2 Trung bình 0,46 Độ lệch chuẩn 0,61

Nguồn: Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Sinh viên sau khi ra trường thường tiếp gia đình mình nuôi em hoặc người thân không còn khả năng lao động, trong tổng số 50 mẫu khảo sát thì có 30 sinh viên không có người phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 60%, còn sinh viên có 1 người phụ thuộc là 17 sinh viên, chiếm tỷ lệ 34%, và có 3 sinh viên có 2 người phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 6%. Theo thống kê thì số người phụ thuộc hình như không làm ảnh hưởng đến việc trả nợ theo hợp đồng của sinh viên, chẳng hạn như số sinh viên không có người phụ thuộc thì số sinh viên thực hiện trả nợ với không trả nợ tương đương nhau là 16 - 16 sinh viên; còn sinh viên có 1 người phụ thuộc thì số sinh viên thực hiện trả nợ và không trả nợ lần lượt là 8 và 9; còn sinh viên có 2 người phụ thuộc thì số sinh viên trả nợ là 3/3 sinh viên. Số người phụ thuộc không ảnh hưởng đến việc thực hiện trả năng là do số tiền chu cấp cho những người này là không cao, sinh viên ra trường không có trách nhiệm hoàn toàn trong viêc chu cấp cho người phụ thuộc, chỉ chu cấp một phần nào chi phí cho người phụ thuộc.

Bảng 4.11: Tổng nợ vay Chương trình và nhu cầu tài chính của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng

Trung bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất

Nợ vay sinh viên 18,09 8,28 54 2

Nhu cầu tài chính

sau tốt nghiệp 0,85 1,57 10 0

Nguồn: Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Nợ Chương trình tín dung sinh viên theo khảo sát cao nhất là 54 triệu đồng/1 sinh viên, thấp nhất là 2 triệu đồng /1 sinh viện, sinh viên vay vốn cao

43

nhất là học ngành bác sĩ đa khoa, với học phí và thời gian học tập dài nên số tiền vay vốn cao nhất, còn sinh viên có lượng vay vốn thấp nhất là học sư phạm, theo hệ tại chức nên số tiền vay không quá lớn, đa phần sinh viên được khảo sát hoc hệ TCCN và Cao đẳng chiếm tỷ lệ cao, nhưng với thời gian học chỉ 2,3 năm nên số tiền vay ít, trung bình nợ của 1 sinh viên theo khảo sát là 18,09 triệu đồng/1 sinh viên. Về nhu cầu tài chính của người vay sau khi ra trường thì trung bình là 0,85 triệu đồng/tháng, cao nhất là 10 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 0 triệu đồng/tháng. Sinh viên có nhu cầu tài chính cao nhất là do đi Nhật Bản xuất khẩu lao động, còn lại đa phần nhu cầu tài chính của sinh viên không quá nhiều chỉ trong khoản 0,5 – 2 triệu đồng/tháng, nhằm mục đích trang trải chi phí sinh hoạt, và tìm kiếm công viêc phù hợp với bản thân.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 45)