Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 51)

Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên tại huyện Châu Thành

Ảnh hưởng của các biến có ý nghĩa trong mô hình:

- Giới tính sinh viên: là biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có mối quan hệ tương quan nghịch với là khả năng thu hồi vốn vay của Chương trình. Kết quả kiểm định hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Thật sự là sự tác động của giới tính đến việc thu hồi vốn của Chương trình không quá rõ ràng, nhưng ở đây nữ giới có tỷ lệ trả nợ cao hơn nam giới có thể là do nguyên nhân: người đi vay là nữ giới thường chi tiêu 1 cách tiết kiệm và hợp lý hơn nam giới do đó có thể dư ra 1 số tiền để đóng góp việc trả nợ, đồng thời cũng do quan niệm của các hộ gia đình thường không muốn con mình mà đặc biệt hơn là nữ chịu sức ép về nợ nên các đối tượng di vay là nữ thường được sự hỗ trợ từ gia đình nhiều hơn, nên việc hoàn thành việc trả nợ theo đúng hợp đồng cao hơn nam.

- Loại hình đào tạo: đây là biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có mối quan hệ tương quan thuận với khả năng thu hồi vốn vay của Chương trình. Đúng như kỳ vọng biến này mang dấu dương, hệ số biến cho thấy nếu người đi vay theo học loại hình đạo tạo càng cao thì tỷ lệ thu hồi được vốn của chương trình càng cao, người đi vay học cao hơn 1 bậc học thì tỷ lệ thu hồi vốn tăng thêm 29,37% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cũng dễ hiểu, vì khi người đi vay có trình độ càng cao thì sau khi ra trường cơ hội tìm kiếm việc làm cao hơn, càng sớm tạo ra thu nhập, khả năng trả nợ cũng vì thế mà cao hơn (theo như thống kê thì số sinh viên theo học cao đẳng và đại học thực hiện viêc trả nợ theo hợp đồng cùng là 11 sinh viên, không thực hiện trả nợ theo hợp đồng của 2 đối tượng này lần lượt là 9 và 6 sinh viên, trong khi đó số sinh viên theo học trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thực hiện trả nợ đúng theo hợp đồng chỉ là 4/15 sinh viên).

- Thu nhập sinh viên: là biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có ý nghĩa tương quan nghịch với biến phụ thuộc. Biến này không đúng như kỳ vọng khi mang dấu âm. Theo kiểm định cho thấy thu nhập sinh viên đi vay tăng

50

1 triệu đồng thì khả năng thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên lại giảm 15,94% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Đáng lẽ ra thu nhập sinh viên càng tăng thì khả năng thu hồi vốn của Chương trình càng tăng, nhưng kết quả kiểm định thì ngược lại, nguyên nhân ở đây một phần là do những sinh viên có thu nhập cao họ thường có nhu cầu về tài chính khá lớn trong thời gian xin để chi trả cho các khoản phí như xin việc, các mối quan hệ xã hội cũng như các chi phí sinh hoạt trong thời gian xin việc làm là khá lớn, do đó khi có việc làm và có thu nhập, họ thường chi trả các khoản nợ này trước, vì nợ của Chương trình tín dụng HSSV không quá cấp thiết phải trả, trong khi đó lãi suất lại thấp hơn nhiều so với lãi suất của các khoản vay ngoài thị trường, không tạo động lực cho họ thực hiện việc trả nợ Chương trình. Bên cạnh đó những sinh viên có thu nhập cao cũng có những nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống cao hơn những sinh viên có thu nhập thấp, cũng làm hạn chế khả năng trả nợ của sinh viên.

Trong khi đó những sinh viên có thu nhập thấp, thông thường chi phí cho các mối quan hệ xã hội để có được việc làm là không quá lớn, những sinh viên này thường công tác tại các cơ quan, tổ chức kinh tế gần địa bàn cư trú và ở chung với gia đình, nên chi phí sinh hoạt thường không quá lớn, do đó những sinh viên này có điều kiện khả năng trả nợ cao hơn.

- Mức đóng góp: đây là biến độc lập có ý nghĩa ở mức thống kê 1% và có mối quan hệ tương quan thuận với khả năng thu hồi vốn của Chương trình. Đúng như kỳ vọng biến này có dấu dương. Theo như thống kê thì số tiền đóng góp của sinh viên chỉ khoảng 0,5 – 1 triệu đồng/tháng (chiếm hơn 80%), với số tiền này gia đình thường dùng để đầu tư nhỏ như gửi tiết kiệm ở Hội phụ nữ, hoặc tham gia chơi hụi, để sau này đến hạn trả nợ thì người nhà đem số tiền đó cùng khoản lãi chi trả nợ. Dù khoảng tiền đóng góp của sinh viên vay vốn hàng tháng không qua lớn, nhưng cũng nhờ tích góp lâu dài, vì thế gia đình chỉ cần thêm 1 số tiền nhỏ đã có thể thực hiện việc chi trả nợ đúng hạn của hợp đồng.

- Thu nhập bình quân hộ: đây là biến có ý nghĩa ở mức thống kê 10%, kết quả kiểm định hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng ban đầu, biến có mối tương quan nghịch với biến phụ thuộc. Theo như kết quả kiểm định thì thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng 1 triệu đồng thì khả năng thu hồi vốn vay của chương trình lại giảm đi 9,97% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nguyên nhân là do thu nhập của chủ hộ gia đình được khảo sát chủ yếu là từ nông nghiệp, một số sản xuất tiểu thủ công nghiệp để tìm kiếm một phần thu nhập thêm trang trải cuộc sống; do thu nhập chủ yếu là nông nghiệp nên các khoản thu nhập đó chỉ đến cuối mùa mới có thể lấy được trong khi đó các khoản chi tiêu của hộ gia đình lại phát sinh hằng tháng. Đồng thời khi thu nhập hô gia đình thì các nhu cầu chi

51

tiêu cho cuộc sống của gia đình cũng tăng cao làm cho khả năng trả nợ của gia đình rất hạn chế, bên cạnh đó cũng do tâm lý của sinh viên đi vay và hộ gia đình, đối với họ khoản nợ tín dụng sinh viên đối là không quá gấp rút để thực hiện trả nợ đúng hạn, thay vào đó họ đem các khoản tiền thu nhập đem đầu tư, hoặc trả nợ các khoản nợ (nếu có) với lãi suất cao hơn lãi suất của khoản nợ tín dụng sinh viên, họ chấp nhận chịu lãi suất phạt của khoản nợ tín dụng sinh viên.

Các biến không có ý nghĩa trong mô hình

Bên cạnh các biến có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên thì cũng có những biến trong mô hình nhưng lại không có ý nghĩa thống kê (trong đề tài này tác giả chọn ý nghĩa thống kê lớn nhất ở mức 10%) ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của Chương trình tín dụng hoc sinh, sinh viên:

- Tình trạng hôn nhân: theo kiểm định thì biến này không có ý nghĩa thống kê ( với P_value = 0,939). Theo như kỳ vọng thì biến này sẽ có ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Chương trình tín dụng sinh viên, nhưng thực tế khảo sát cho thấy, người đi vay có kết hôn hay chưa thì không ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình. Nguyên nhân có thể là do hiện nay số tiền vay vốn sinh viên được gia đình thực hiện trả nợ, cho dù vợ/chồng đều có khả năng tạo ra thu nhập nhưng người đi vay dường như không có trách nhiệm trả nợ, một số khác chỉ đóng góp một phần tiền vào thực hiện trả nợ.

- Thời gian xin việc: với P_value = 0,140, thì biến này không có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Chương trình. Không đúng như kỳ vọng ban đầu là biến này sẽ có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, nguyên nhân là do số nợ Chương trình sinh viên này hiện nay được gia đình cam kết trả nợ cho sinh viên, đồng thời hiện nay Ngân hàng CSXHVN và các cấp chính quyền có sự nới lỏng cho sinh viên nếu không tìm kiếm được việc làm trong thời gian ân hạn, sẽ có thêm thời gian tìm kiếm việc làm để thực hiện trả nợ, bên cạnh đó khi sinh viên có được việc làm, gần như thu nhập tạo ra chỉ đủ trang trải cuộc sống của sinh viên, không có nhiều đóng góp vào việc thực hiện trả nợ.

- Tổng nợ vay vốn sinh viên: không như kỳ vọng ban đầu, với P_value= 0,349 thì biến này không có ý nghĩa thống kê và không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Ở đây tổng số tiền vay không có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình có thể là do việc thực hiện trả nợ của hộ gia đình và sinh viên phụ thuộc vào ý muốn và điều kiện kinh tế lúc tới thời hạn trả nợ chứ không phụ thuộc vào khoảng tiền vay lớn hay nhỏ, khi đến hạn trả nợ, hộ gia đình có khả năng trả nợ và không bị chi phối bởi các nhu cầu tài chính hoặc đầu tư khác, thì hộ gia đình sẽ thực hiện việc trả nợ và ngược lại.

52

- Nợ khác: với giá trị P_value = 0,506 thì biến này không có ý nghĩa thống kê, trái ngược với kỳ vọng ban đầu là nợ khác sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Chương trình. Theo khảo sát thì phần nợ khác của các hộ chủ yếu là các khoản nợ từ NHCSXH thông qua các khoản vay như: nước sạch vệ sinh môi trường, đi lao động nước ngoài, hộ nghèo..cùng với đó là các khoản nợ từ người thân, nợ tiền phân bón, tham gia hụi. Mà các phần nợ khác này thường có kỳ hạn và lãi suất chênh lệch với kỳ hạn trả nợ của Chương trình, do đó khi tới thời hạn trả nợ của Chương trình thì tùy vào điều kiện và ý chí trả nợ của hộ gia đình, thì hộ gia đình thực hiện trả nợ chứ không bị ảnh hưởng quá nhiều vào các khoản nợ khác. Bên cạnh đó, đối với những hộ nghèo có vay vốn các khoản nợ khác ngoài nợ của Chương trình, thì khi trả nợ cho Chương trình thì NH cũng sẽ điều chỉnh hạn trả hoặc đảo nợ các khoản nợ khác nhằm tạo thuận tiện hơn cho hộ gia đình.

- Chi tiêu bình quân hộ: biến này không có ý nghĩa thống kê khi có giá trị P_value = 0,599. Trái ngược với kỳ vọng ban đầu, biến này sẽ có ảnh hưởng khá lớn tới khả năng thu hồi vốn vay của Chương trình tín dụng sinh viên, nhưng đáng tiếc biến này lại không có ý nghĩa, nguyên nhân là do khả năng thu hồi vốn của Chương trình bị ảnh hưởng bởi tâm lý của người đi vay, đặc biệt là khi tổ trưởng quản lý thông báo đến hạn trả nợ, hộ gia đình và sinh viên nếu muốn thực hiện trả nợ đã chuẩn bị trước, phần chi tiêu hàng tháng sẽ không có ảnh hưởng quá lớn đến việc thực hiến trả nợ.

53

CHƯƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN

Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Dựa trên các kết quả thu thập, điều tra thông tin từ các hộ gia đình và sinh viên trên địa bàn huyện Châu Thành, thông qua quả xử lý và phân tích số liệu thống kê được về tình hình nhân khẩu, thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình, thông tin về sinh viên vay vốn, tình hình của Chương trình tín dụng sinh viên trên địa bàn huyện Châu Thành và kết quả mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Chương trình, kết quả nghiên cứu cho ta thấy có 5 biến ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Chương trình đó là:

- Giới tính sinh viên: theo như kiểm định thì sinh viên vay vốn là nữ thì khả năng thu hồi vốn của Chương trình sẽ cao hơn là nam, nhưng với số lượng mẫu nhỏ thì chưa khẳng định chắc chắn và có sự giải thích rõ ràng cho mối quan hệ này.

- Loại hình đào tạo: theo như mô hình thì sinh viên theo học cấp học càng cao thì khả năng thu hồi vốn của Chương trình càng tăng cao, điều này cũng dễ hiểu khi học cấp học cao hơn, khả năng tìm việc được việc làm sớm hơn, tạo ra thu nhập sớm hơn, thì có nhiều khả năng giúp đỡ gia đình trả nợ.

- Thu nhập sinh viên: tác giả kỳ vọng thu nhập của sinh viên càng cao thì khả năng thu nợ của Chương trình càng tăng, song ở đây thu nhập càng tăng thì khả năng thu nợ lại giảm xuống, có thể là do chi phí sinh hoạt cũng tăng cao như thu nhập, đồng thời lãi suất thấp của Chương trình không làm động lực họ trả nợ.

- Mức đóng góp của sinh viên càng tăng thì khả năng thu hồi nợ của Chương trình càng tăng, cho dù mức đóng góp của đa phần sinh viên chỉ khoảng 0,5 – 1 triệu đồng/tháng, song nhờ gia đình đầu tư vào các quỹ tiết kiệm, nên khả năng trả nợ cho Chương trình cũng tăng lên.

- Thu nhập bình quân hộ gia đình trên tháng càng cao thì khả năng thu hồi vốn của Chương trình lại càng giảm, đây có vẻ như nghịch lý, nhưng có thể do khi có thu nhập cao thì các nhu cầu chi tiêu của hộ gia đình cũng cao theo, bên cạnh đó với lãi suất thấp của Chương trình không tạo động lực cho họ trả nợ.

Ngoài ra mô hình nghiên cứu còn có các biến quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Chương trình là Tình trạng hôn nhân, Thời gian xin việc, Tổng nợ vay vốn sinh viên, Nợ khác, Chi tiêu bình quân hô, song các biến này lại không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%.

54

5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN VAY CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN

5.2.1 Giải pháp đối với hộ gia đình và sinh viên vay vốn

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng thu hồi vốn của Chương trình tín dụng sinh viên, sau đây là một số nguyên nhân và biện pháp :

- Về phần hộ gia đình : thu nhập của hộ gia đình ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Chương trình, nhưng đa phần thu nhập của hộ gia đình theo khảo sát chủ yếu từ nông nghiệp, và chỉ có thể thu được theo mùa vụ, trong khi đó các chi tiêu của hộ phát sinh hàng tháng, làm cho khả năng trả nợ của hộ gia đình bị ảnh hưởng nếu thời hạn trả nợ không đúng vào mùa thu hoạch, bên cạnh đó các yếu tố bên ngoài cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp (giá phân bón, giá cả hàng hóa, thời tiết..), qua đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của hộ gia đình. Do đó gia đình nên tạo ra những khoản thu nhập khác ngoài những thu nhập chính của mình, đồng thời chi tiêu một cách hợp lý, cũng như tiết kiệm được cho gia đình, đồng thời có điều kiện trả nợ vay vốn tín dụng sinh viên. Gia đình cũng nên lập kế hoạch trả nợ cụ thể ngay từ đầu vay vốn. Kế hoạch sẽ giúp gia đình định hướng được lộ trình trả nợ của mình theo thời gian. Ngoài ra kế hoạch trả nợ còn giúp nông hộ kiểm tra được tình hình trả nợ của mình, dư nợ còn lại, lãi suất phải trả, để có thể chủ động trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình.

- Về phần sinh viên vay vốn : loại hình đào tạo, thu nhập của sinh viên và mức đóng góp là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay Chương trình tín dụng sinh viên. Loại hình đào tạo là nhân tố khách quan, phụ thuộc vào trình độ và điều kiện kinh tế bản thân và gia đình. Nếu có điều kiện, người đi vay

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)