TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 33)

VIÊN TẠI ĐỊA PHƯƠNG.

- Theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Tín dụng đối với học sinh, sinh viên, đối tượng thụ hưởng chính sách chỉ bao gồm học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên. Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg, theo đó, đối tượng thụ hưởng chương trình được mở rộng hơn, gồm: học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai hỏa hoạn, dịch bệnh được vay vốn để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề, không phân biệt loại hình đào tạo (công lập hay dân lập) và thời gian đào tạo. Bên cạnh đó, từ khi triển khai thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay, quy trình, thủ tục cho vay đối với học sinh, sinh viên đã được Ngân hàng Chính sách xã hội quan tâm cải tiến theo hướng đơn giản hóa, như: chuyển từ cho vay trực tiếp học sinh, sinh viên sang cho vay qua hộ gia đình, giải ngân qua thẻ ATM, giải ngân hoặc thu nợ tại các điểm giao dịch xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay không phải đến ngân hàng để giao dịch. Thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội đang tiếp tục nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục cho vay học sinh, sinh viên, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho người vay vốn.

- Cùng với cả nước, Chương trình tín dụng sinh viên ở địa phương được thực hiện từ tháng 7 -2007 thông qua PGD NHCSXH Huyện Châu Thành, qua gần 6 năm Chương trình đã giúp đỡ cho hàng ngàn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục con đường học tập của mình. Hiện nay chương trình đang kết hợp với các đoàn thể tại địa phương như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên ở các xã, ấp nhằm giúp đỡ cho các hộ gia đình có thể tiếp cận nguồn vốn vay sinh viên một cách thuận lợi nhất, đồng thời cũng giúp NH dễ dàng kiểm soát được việc thu lãi và nợ khi đến hạn.

Bảng 3.1: Số lượng sinh viên vay vốn Chương trình tín dụng sinh viên phân theo xã cư trú từ năm 2010 đến năm 2012

32 Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt

đối % Tuyệt đối %

An Hiệp 310 415 423 105 33,87 8 1,93 An Khánh 258 354 392 96 37,21 38 10,73 An Nhơn 281 391 425 110 39,15 34 8,70 An Phú Thuận 297 314 412 17 5,72 98 31.21 Hòa Tân 300 337 380 37 12,33 43 12,76 Phú Hựu 198 259 273 61 30,80 14 5,41 Phú Long 286 407 422 121 42,31 15 3,69 Tân Bình 358 538 549 180 50,28 11 2,04 Tân Nhuận Đông 548 677 687 129 23,54 10 1,48 Tân Phú 103 156 164 53 51,46 8 5,13 Tân Phú Trung 240 330 356 90 37,50 26 7,88 TT Cái Tàu Hạ 280 330 333 50 17,86 3 0,91

Nguồn: Từ tổ kế toán – nghiệp vụ của PGD NHCSXH huyện Châu Thành

- Từ bảng trên ta có thể thấy số lượng sinh viên được vay vốn từ chương trình năm sau luôn tăng hơn so với năm trước, trong đó số lượng sinh viên vay vốn nhiều nhất ở 3 năm là xã Tân Nhuận Đông với số sinh viên vay vốn qua các năm 2010, 2011, 2012 là 548, 677, 687, còn ít nhất là xã Tân Phú với số sinh viên vay vốn qua các năm lần lượt là 103, 156, 164 sinh viên.

- Trong năm 2011 số lượng sinh viên vay vốn Chương trình tăng mạnh so với năm 2010 ở hầu hết các xã, thị trấn, nhiều nhất là xã Tân Bình với 538 sinh viên vay vốn, tăng 180 sinh viên, tương ứng 50,28% so với năm 2010, kế tiếp đến là các xã Tân Nhuận Đông, Phú Long, An Nhơn, An Hiệp lần lượt là 129, 121,110, 105 sinh viên.

- Trong khi đó ở năm 2012 số lượng sinh viên vay vốn của Chương trình tăng tương đối ít, nguyên nhân chủ yếu là do sự siết chặt lại của NH về đối tượng cho vay, không để còn tình trạng cho vay sai đối tượng trong khi đó đối tượng cần vay vốn lại không thể tiếp cận được nguồn vốn để tiếp tục học tập.

- Từ năm 2012 đến nay, NH đã phối hợp với các Đoàn, Hội ở địa phương nhằm xác nhận hoàn cảnh gia đình của sinh viên một cách chính xác hơn, trong

33

đó NH tạo thông thoáng hơn cho những hộ gia đình không thuộc dạng hộ nghèo, cận nghèo….nhưng bị dịch bệnh trên cây ăn trái mà điển hình ở huyện Châu Thành là bệnh nhãn đầu rồng, bị thiệt hai do bão lụt, mất mùa…, tạo thuận lợi cũng như tạo được sự đồng tình của những hộ dân trong việc giúp đỡ những sinh viên không thuộc đối tượng vay vốn, nhưng lại có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học.

Bảng 3.1: Tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ, thu lãi và nợ quá hạn của PGD NHCSXH huyện Châu Thành giai đoạn 2010 -2012

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh số cho vay 6.728 10.545 8.721 3.817 56,73 (1.872) (17,30) Doanh số thu nợ 57 254 836 197 345,61 582 229,13 Dư nợ 12.832 23.088 31.001 10.256 79,93 7.913 34,27 Nợ quá hạn 0 4 84 4 X 80 2000,00 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0 0,02 0,27 0,02 X 0,25 1250 Thu lãi 4.334 6.379 8.774 2.045 47,19 2.395 37,55

Nguồn: Từ tổ kế toán – nghiệp vụ của PGD NHCSXH huyện Châu Thành

- Từ bảng trên ta thấy doanh số cho vay của Chương trình qua các năm tăng giảm không ổn định. Năm 2011, doanh số cho vay cao hơn năm 2010 là 3.817 triệu đồng, tương ứng 56,73%, trong khi đó năm 2012 lại giảm 1.872 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do NHCSXH đã phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương, khảo sát đối tượng được vay vốn một cách chặt chẽ hơn, chỉ những đối tượng thuộc diện gia đình khó khăn, hộ nghèo mới được vay vốn, do đó doanh số cho vay đã giảm so với năm 2011.

- Doanh số thu nợ của Chương trình tăng liên tục qua các năm. Mặc dù doanh số thu nợ còn rất hạn chế, ở năm 2010 số nợ thu được là 57 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 254 triệu đồng, tăng gần 3,5 lần, đến năm 2012 tăng lên 836 triệu đồng. Doanh số thu hồi nợ còn thấp nguyên nhân là do Chương trình được triển khai từ năm 2007, đến năm 2010 thì nhiều khoản nợ chưa đến hạn trả nợ, tới năm 2011 và 2012 thì số lượng các khoản nợ đến hạn trả nợ tăng lên, do đó doanh số thu nợ cũng tăng theo.

34

- Về tổng dư nợ liên tục mạnh qua các năm. Năm 2011 đạt 23.008 triệu đồng, tăng 10.256 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 79,93%, còn năm 2012 tăng 7.913 triệu đồng, tương ứng tăng 34,27%. Dư nợ của Chương trình tăng mạnh qua các năm cũng phản ánh đúng với sự phát triển không ngừng của Chương trình với số lượng sinh viên vay ngày càng tăng qua các năm.

- Nợ quá hạn có sự tăng nhanh qua các năm, dù số nợ quá hạn không quá cao, cho thấy tình hình thu nợ của NH đã thực hiện tốt, một phần là do sự hợp tác của các Hội đoàn thể ở địa phương đã vận động tuyên truyền tốt cho hộ gia đình có vay vốn tín dụng sinh viên, đồng thời bên đó là do nhiều khoản vay chưa đến hạn trả nợ. Vào năm 2010 không có nợ quá hạn, đến năm 2011 có 4 triệu đồng nợ quá hạn, nhưng đến năm 2012 nợ quá hạn tăng mạnh, tăng lên 84 triệu đồng, tăng gần 20 lần. Nguyên nhân của sự tăng mạnh nợ quá hạn năm 2012 là do nhiều khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng người đi vay chưa thực hiện hoặc chậm trể trong việc trả nợ.

- Tỷ lệ nợ quá hạn của Chương trình cũng tăng dần qua các năm tương ứng với nợ quá hạn tăng qua các năm. Dù tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm ở tỷ lệ rất thấp (0,02% ở năm 2011 và 0,27% vào năm 2012), nhưng Ngân hàng cần xem xét đến tình hình thu hồi nợ của Chương trình, so về giá trị không quá cao nhưng về tốc độ tăng lại khá cao. Do đó việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, làm giảm tối thiểu nợ quá hạn là điều cần thiết đối với Chương trình hiện nay.

- Về tình hình thu lãi của Chương trình từ năm 2010 đến 2012 đều tăng mạnh. Thu lãi năm 2011 đạt 6.379 triệu đồng, tăng 2.045 triệu đồng, tương ứng tăng 47,19%, còn năm 2012 tăng 2.395 triệu đồng, tương ứng tăng 37,55%. Số lãi hàng năm tăng mạnh là do các khoản cho vay đã đến thời hạn trả nợ và lãi.

35

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN TẠI HUYỆN

CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 4.1 MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

4.1.1 Thông tin chung về mẫu điều tra

Theo kết quả điều tra khảo sát hộ gia đình có vay vốn sinh viên trên địa bàn huyện Châu Thành thì tình hình số liệu thu thập ở các vùng đại diện như sau:

Bảng 4.1: Thông tin về số mẫu điều tra ở các xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tần số Tỷ trọng (%) An Khánh Phú Hựu TT Cái Tàu Hạ 20 23 7 40,00 46,00 14,00 Tổng : 50 100,00

Nguồn : Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Số liệu của cuộc điều tra khảo sát thực hiện tổng cộng trên 50 hộ ở 3 xã được chọn ngẫu nhiên làm mẫu đại diện của nghiên cứu là : 2 xã gồm An Khánh, Phú Hựu và Thị trấn Cái Tàu Hạ. Trong đó, số liệu được thu thập nhiều nhất là ở xã Phú Hựu với 23 mẫu chiếm tỉ lệ 46% của toàn bộ số liệu thu thập được và số liệu được thu thập thấp nhất là Thị trấn Cái Tàu Hạ với số mẫu là 7 mẫu chiếm tỉ lệ là 14% tổng số liệu thu thập được. Số lượng mẫu không qua lớn là do việc tìm kiếm đối tượng để phỏng vấn theo đề tài nghiên cứu rất khó khăn, số lượng sinh viên đến hạn trả nợ rất ít, bên cạnh đó danh sách những hộ vay vốn vốn được các tổ trưởng Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các trưởng ấp quản lý, rất khó để liên lạc với họ để có được địa chỉ người vay vốn. Đồng thời huyện Châu Thành là huyện vùng sâu vùng xa, ít được tiếp cận các cuộc nghiên cứu, điều tra thông tin nên người dân còn e dè và lo ngại trong việc cung cấp thông tin điều tra, sợ ảnh hưởng đến mình, nên việc điều tra thông tin gặp nhiều khó khăn. Xã An Khánh và Phú Hựu là 2 xã gần nơi cư trú của tác giả, đồng thời nhờ có nhiều mối quan hệ nên việc tìm kiếm hộ gia đình để phỏng vấn cũng thuận lợi hơn, nên số lượng mẫu 2 xã này có số lượng lớn hơn Thị trấn Cái Tàu Hạ.

4.1.2 Thông tin về việc trả nợ Chương trình tín dụng sinh viên của hộ gia đình hộ gia đình

Bảng 4.2: Bảng thể hiện số lượng mẫu hoàn thành trả và chưa tiến hành trả nợ vay theo hợp đồng phân theo từng xã điều tra

36 trả nợ theo Thực hiện hợp đồng Chưa thực hiện trả nợ theo hợp đồng Tổng cộng An Khánh Phú Hựu Thị trấn Cái Tàu Hạ 15 9 2 5 14 5 20 23 7 Tổng cộng : 26 24 50

Nguồn : Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Như bảng trên, về số hộ thực hiện trả nợ theo hợp đồng thì số sinh viên trả nợ theo hợp đồng cao nhất thuộc về xã An Khánh với 15 hộ, chiếm tỷ lệ 57,69% trên tổng số sinh viên đã hoàn trả theo hợp đồng (26 sinh viên), thấp nhất là Thị trấn Cái Tàu Hạ với 2 sinh viên được điều tra đang thực hiện trả nợ theo hợp đồng, chiếm tỷ lệ 7,69%. Về phần số sinh viên chưa thực hiện trả nợ cao nhất là xã Phú Hưu với 14 sinh viên, chiếm tỷ lệ 58,33% trên tổng số sinh viên chưa thực hiện việc trả nợ (24 sinh viên), số sinh viên chưa thực hiện trả nợ thấp nhất là Thị trấn Cái Tàu Hạ và xã An Khánh cùng với 5 hộ, chiếm tỷ lệ 20,83%. Trong số những sinh viên được điều tra Chưa tiến hành trả nợ có những sinh viên không phải là không muốn thực hiện việc trả nợ, hay là không có khả năng để trả nợ, nhưng do các Hội đoàn thể không cung cấp thông tin trả nợ như số nợ phải trả từng đợt, thời hạn trả….nhiều khoản vay đã quá hạn gần 1 năm nhưng nhiều hộ gia đình và sinh viên không được thông báo trả nợ. Bên cạnh đó một phần là do phía NHCSXH đã không có những thông tin cụ thể để cho người đi vay biết thời hạn trả nợ, đồng thời sự phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương không thật sự tốt.

37

4.1.3 Thông tin về sinh viên vay vốn Chương trình tín dụng sinh viên Bảng 4.3: Thông tin về giới tính và tình trạng hôn nhân của sinh viên được Bảng 4.3: Thông tin về giới tính và tình trạng hôn nhân của sinh viên được khảo sát

Giới tính Tình trạng hôn nhân Tổng

Kết hôn Độc thân Nam Nữ 1 2 27 20 28 22 Tổng : 3 47 50

Nguồn : Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo điều tra khảo sát trong tổng số 50 thì có 28 sinh viên nam vay vốn tín dụng sinh viên, chiếm tỷ lệ 56%, còn lại 22 sinh viên nữ, chiếm tỷ lệ 44%. Trong tổng số 50 sinh viên được khảo sát thì có 47 sinh viên độc thân (nam : 27; nữ : 20) chiếm tỷ lệ 96,43% ; có 3 (nam : 1 ; nữ : 2) sinh viên đã kết hôn, chiếm tỷ lệ 3,57%. Sinh viên nam được hy vọng là tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn so với sinh viên nữ, tạo được thu nhập sớm hơn, khả năng trả nợ theo hợp đồng cũng cao hơn. Bên cạnh đó những sinh viên đã kết hôn thì việc san sẻ gánh nặng kinh tế trong cuộc sống với vợ/chồng sẽ không có khả năng chi trã nợ so với các sinh viên còn độc thân.

Bảng 4.4: Thông tin về loại hình đào tạo của sinh viên được khảo sát

Loại hình đào tạo Tần số Tỷ trọng (%)

TCCN và dạy nghề Cao đẳng

Đại học Sau Đại hoc

13 20 17 0 26,00 40,00 34,00 0,00 Tổng : 50 100,00

Nguồn : Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo như khảo sát thì số sinh viên theo học TCCN và dạy nghề là 13 người, chiếm tỷ lệ 26%, cao nhất là Cao đẳng với 20 sinh viên, chiếm tỷ lệ 40%, còn Đại học với 17 sinh viên chiếm tỷ lệ 34%. Tại huyện Châu Thành, do điều kiện học tập còn khó khăn nên đa phần sinh viên chọn theo học TCCN, dạy nghề hoặc Cao đẳng ở các trường trong tỉnh Đồng Tháp, hoặc Vĩnh Long, để có thể mau ra trường phụ tiếp gia đình, đồng thời nó cũng phù hợp với hoàn cảnh gia đình của bản thân. Đa phần sinh viên sau khi ra trường thường quay về địa phương để tìm kiếm việc làm và công tác tại đây.

38

Bảng 4.5: Thông tin về thời gian xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường Thời gian xin việc làm (tháng) Tần số Tỷ trọng (%)

Dưới 6 24 48 Từ 6 - 12 21 42 Lớn hơn 12 5 22 Tổng: 50 100 Nhỏ nhất: 0,5 Lớn nhất: 24 Trung bình: 6,11 Độ lệch chuẩn 5,13

Nguồn: Thống kê từ điều tra tháng 9/2013

Theo những mẫu điều tra được, số sinh viêc sau khi ra trường tìm kiếm được việc làm dưới 6 tháng là 24 sinh viên, chiếm tỷ lệ 48%, số sinh viên tìm

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 33)