PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án hỗ trợ và nâng cao mức sống cho người nghèo tại sóc trăng (Trang 25)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

(1) Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo đánh giá của Ban quản lý dự án, Phòng ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Sở kế hoạch & đầu tư; Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu trong niên giám thống kê, báo đài, các bài nghiên cứu khác trong và ngoài nước… liên quan đến nội dung nghiên cứu.

(2) Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ thực tế trên địa bàn đã triển khai các dự án thuộc 3 xã của huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng: Tân Hưng, Châu Khánh và Tân Thạnh. Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện:

- Bước 1: Liên hệ với các cơ quan chuyên trách (Ban quản lý dự án; Phòng ngoại vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; Sở Kế Hoạch và Đầu Tư) xác định các dự án tài trợ nước ngoài có hợp phần tín dụng đã kết thúc trong giai đoạn 2010 – 2013, đối tượng thụ hưởng là các nông hộ trên địa bàn. Dựa vào các dự án đã được chọn lọc, tiến hành chọn mẫu theo phương pháp có chủ định và chạy thử mô hình sử dụng để phân tích số liệu.

- Bước 2: Điều tra, thu thập số liệu sử dụng các phương pháp sau:

(1) Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.

(2) Phỏng vấn cán bộ và hộ gia đình: Thông qua hệ thống bảng câu hỏi, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình cũng như các cán bộ đã tham gia dự án ở các cơ quan tỉnh, huyện, xã, ấp và các tổ trưởng tổ tín dụng có liên

quan để thu thập các thông tin chuyên sâu về tình hình sinh kế của hộ cũng như các nội dung khác có liên quan của dự án để phục vụ cho nội dung nghiên cứu.

+ Cỡ mẫu: 200 hộ, trong đó có 100 hộ tham gia dự án và 100 hộ ngoài dự án có điều kiện tương đồng để đối chứng.

+ Phương pháp chọn mẫu: Trên cơ sở cở mẫu đã xác định, dựa vào số lượng hộ/tổ tín dụng – tiết kiệm tiến hành phân bổ theo tỷ lệ để xác định số hộ cần điều tra/tổ tín dụng – tiết kiệm cụ thể; và số hộ này được cán bộ điều tra lựa chọn ngẫu nhiên trong số hộ của mỗi tổ. Đối với các hộ ngoài dự án lựa chọn để đối chứng thì cán bộ điều tra lựa chọn theo phương pháp từng cập: Cứ mỗi hộ trong dự án thì chọn 01 hộ tương ứng ngoài dự án có nhà ở gần, hoặc sát nhau và có điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống tương đồng.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: : Sử dụng hàm Probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trong các dự án nghiên cứu.

Hàm Probit tổng quát: y = f (x1, x2, x3,..., xn) Mô hình Probit có công thức sau:

i k j ij j i x u Y    1 0 * Trong đó, * i

Y chưa biết và thường được gọi là biến ẩn. Biến này được khai báo như sau: Yi = 1 nếu *

i

Y > 0; Yi = 0 trong các trường hợp khác.

Mô hình Probit được ứng dụng trong truờng hợp biến phụ thuộc là biến giả, dùng để uớc luợng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc (ví dụ xác suất sở hữu nhà ở) như là hàm số của biến độc lập (chẳng hạn như các yếu tố kinh tế – xã hội). Trong bài nghiên cứu này, mô hình Probit sẽ đuợc sử dụng để xác định các nhân tố ảnh huởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dự án của nông hộ.

Trong đó, y là xác suất nông hộ được vay vốn của dự án, xi là biến giải thích đặc điểm của hộ. Đặc điểm nông hộ dự kiến bao gồm các biến giải thích:

Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình Probit

Mục tiêu 2: : Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả nguồn sinh kế nông hộ và những nhân tố thuận lợi cũng như cản trở việc tiếp cận các nguồn vốn sinh kế đối với người nghèo tham gia dự án.

Mục tiêu 3: Sử dụng số liệu điều tra của 2 tiêu chí là thu nhập trung bình và chi phí trung bình để tiến hành kiểm định sự khác biệt cũng như tác động trong 2 trường hợp:

+ (TH1): đối chiếu tình hình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án. + (TH2): đối chiếu giữa các nông hộ có và không tham gia dự án có điều kiện tương đồng.

Tên biến độc

lập Diễn giải Kỳ vọng

X1 : Giới Tính Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nữ, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nam

Tỷ lệ thuận X2 : Dân tộc

thiếu số

Nhận giá trị 1 cho các hộ gia đình dân tộc kinh, 0 ngược lại Không ảnh hưởng X3 : Tuổi của chủ hộ

Số tuổi của chủ hộ, được tính từ năm sinh của chủ hộ Tỷ lệ thuận X4 : Trình độ học vấn của chủ hộ (năm)

Được tính theo lớp. VD: Lớp 1 nhận gia trị 1, lớp 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận giá trị 9, cao đẳng nhận giá trị 15,… Tỷ lệ

thuận

X5 : Nghề nghiệp

Dùng 4 biến giả (X51 , X52 , X53 , X54):

- Biến X51: Nhận giá trị 1 nếu là trồng trọt, giá trị 0 nếu ngành khác

- Biến X52: Nhận giá trị 1 nếu là chăn nuôi, giá trị 0 nếu ngành khác

- Biến X53: Nhận giá trị 1 nếu là buôn bán, giá trị 0 nếu ngành khác

- Biến X54: Nhận giá trị 1 nếu là làm thuê, giá trị 0 nếu ngành khác

Tỷ lệ thuận

X6 : Thu nhập Được tính bằng tổng thu nhập hhộ (triệu đồng/tháng) àng tháng của nông Tỷ lệ nghịch X7 : Quan hệ

xã hội

Nhận giá trị 1 nếu nông hộ có người quen, bà con làm ở chính quyền địa phương hay ban quản lý dự án, nhận giá trị 0 nếu không có.

Tỷ lệ thuận X8 : Mục đích

vay

Nhận giá trị 1 nếu đúng mục đích vay (sản xuất kinh doanh), nhận giá trị 0 nếu sai mục đích vay.

Tỷ lệ thuận X9 : Kinh

nghiệm vay

Nhận giá trị 1 nếu đã từng vay vốn các dự án khác, nhận giá trị 0 nếu chưa từng vay vốn các dự án khác

Tỷ lệ thuận

Sử dụng các phương pháp kiểm định cho từng trường hợp:

- Sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số Wilcoxon để điểm định xem có sự khác biệt hay không tác động của tín dụng vi mô đến nông hộ giữa 2 thời điểm trước và sau khi tham gia dự án. Phương pháp được miêu tả như sau:

+ H0: Không có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án.

+ H1:Có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án.

Nếu kết quả kiểm định cho giá trị Prob> |z| < 0.05 thì đồng nghĩa ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 nghĩa là có sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ trước sau khi tham gia dự án. Nếu kết quả Prob> |z| > 0.05 thì ngược lại, ta chấp nhận H0 bác bỏ H1 .

- Sử dụng kiểm định Mann - Whitney (Kiểm định U) để kiểm định xem có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình của nông hộ có và không có tham gia dự án. Phương pháp như sau:

+ H0: Không có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình, của nông hộ có và không có khi tham gia dự án.

+ H1:Có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình, của nông hộ có và không có khi tham gia dự án.

Nếu kết quả kiểm định cho giá trị Prob> |z| < 0.05 thì đồng nghĩa ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 nghĩa là có sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí trung bình của nông hộ có và không có tham gia dự án. Nếu kết quả Prob> |z| > 0.05 thì ngược lại, ta chấp nhận H0 bác bỏ H1 .

Mục tiêu 4: Từ kết qur phân tích ở 3 mục tiêu trên, ta đưa ra các biện pháp cần thiết và hữu ích cho nông hộ trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng cũng như tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI

3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là tôm sú và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất; đồng thời, cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nước.

Sóc Trăng nằm ở vị trí cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62 km. Diện tích tự nhiên 3.311,76 km2, xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng

Hình 3.1: Vị trí địa lí tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh

Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

* Về dân số: Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km², thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long (434 người/km2). Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam đạt 647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4 ‰. Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai.

Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú, thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội.

Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 Thành phố , 1 thị xã, 09 huyện, trong đó có 14 phường, 13 thị trấn và 83 xã.

Thu nhập bình quân đầu người/tháng của tỉnh đạt 2,225 triệu đồng/tháng so với cả nước là 2,25 triệu đồng/tháng (số liệu 2011). Mức thu nhập bình này đương đối cân bằng so với cả nước, thể hiện mức TNBQ đầu người của tỉnh đã theo kịp so với cả nước.

* Về khí hậu: Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.

* Về đất đai, thổ nhưỡng: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản

xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (số liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008).

Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

* Về đặc điểm địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên,

Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.

*Về sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án hỗ trợ và nâng cao mức sống cho người nghèo tại sóc trăng (Trang 25)