Trình độ học vấn:

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án hỗ trợ và nâng cao mức sống cho người nghèo tại sóc trăng (Trang 57)

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Trình độ học vấn của chủ hộ học trên phổ thông cơ sở chiếm 5,5% và 78,5% học dưới phổ thông cơ sở. Trình độ học vấn nhìn chung vẫn con thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Điều này có thể làm cho nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật cũng như việc áp dụng nó vào sản xuất. Chỉ có 1 người được phỏng vấn có trình độ trên phổ thông trung học (chiếm 0,5%). Tuy nhiên có đến 84,0% có trình độ học vấn (được đi học), chứng tỏ hiệu quả trong công tác xóa mù chữ của địa phương. Tuy vậy, vẫn còn 16,0% chủ hộ là mù chữ, đa số là những người già nên công tác khắc phục gặp khá nhiều khó khăn.

Bảng 4.6 Nghề nghiệp chính của chủ hộ

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Nhìn chung, nghề nghiệp chính của nông hộ là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi). Một hộ dân không phải chỉ đơn thuần chỉ làm 1 nghề mà có sự đa dạng các ngành nghề như một hộ đân có thể vừa chăn nuôi, trồng trọt, mua

Trình độ Số quan sát Tỷ trọng(%) Không biết chữ 32 16 Tiểu học 99 49,5 Phổ thông cơ sở 58 29,0 Phổ thông trung học 10 5,0 Trên PTTH 1 0,5 Tổng 200 100,0 Nghề nghiệp Số quan sát Trồng trọt 92 Chăn nuôi 53 Buôn bán 33 Làm thuê 88 Khác 24

bán nhỏ và thời gian rảnh còn có thể đi làm thuê dẫn đến việc đa nghề đa nguồn thu trong gia đình.

Bảng 4.7 Mối quan hệ xã hội của nông hộ

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Đa số nông hộ không có người thân, quen làm việc ở chính quyền địa phương hoặc Ban quản lý dự án (141/200 hộ, chiếm 70,5%). Theo kết quả điều tra, trong 200 hộ thì có 52 hộ là có người thân hoặc bạn bè làm ở chính quyền địa phương hoặc ban quản lý dự án, chiếm tỷ lệ là 26,0%, qua số liệu thống kê về mức độ quen biết rộng cho chúng ta kỳ vọng rằng dù không có người thân làm việc trong chính quyền địa phương hay ban quản lí dự án nhưng với năng lực của chính quyền và kênh thông tin của ban quản lí(thông qua trưởng nhóm, họp nhóm, vận động…) thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của dự án của nông hộ sẽ dễ dàng hơn.

Bảng 4.8 Một số đặc điểm lao động của nông hộ

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Bảng thống kê số liệu 4.8 cho thấy số nhân khẩu trung bình ở mỗi hộ là 3,9 (phù hợp với số nhân khẩu của nước ta); gia đình có đông nhân khẩu nhất là 9 người đây là những gia đình có ông bà, cha mẹ, con cháu cùng sống chung, ít nhân khẩu nhất là 1 người (sống độc thân).

Tuy nhân khẩu trung bình/hộ là 3,9 người nhưng số lao động chính trung bình/hộ là 2,2, số người phụ thuộc trung bình/hộ là 1,7, nguyên nhân là do trong gia đình có con nhỏ đi học chưa tham gia lao động và trường hợp

Quan hệ xã hội Số quan sát Tỷ trọng(%)

Người thân làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án

59 29,5

Không có người thân làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án

141 70,5

Tổng 200 100,0

Chỉ Tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất

Nhân khẩu Người 3,9 1,0 9,0

sống chung với ông, bà quá tuổi không tham gia lao động được. Vì vậy con số này khá hợp lí.

Bảng 4.9 Thu nhập của nông hộ

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Thu nhập trung bình của nông hộ phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh và có sự khác nhau, nhưng nhìn chung là tương đối thấp (thu nhập cao nhất là làm thuê với 0,95 triệu đồng/tháng, thấp nhất là chăn nuôi với 210 ngàn đồng/tháng). Tuy rằng một nông hộ có thể làm song song nhiều nghề nhưng nhìn chung các khoản thu nhập này vừa dùng để chi tiêu dùng, vừa chi cho sản xuất, nên thường xuyên bị thiếu không đáp ứng đủ nhu cầu vì vậy tín dụng là rất cần thiết đối với nông hộ.

b) Thực trạng vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát

Bảng 4.10 Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Qua kết quả thống kê ta thấy, quy mô cho vay của dự án là khá nhỏ, với số tiền cho vay trung bình chỉ khoảng 3,8 triệu đồng/hộ cho tối đa 3 lần vay, và thời hạn cho vay tương đối ngắn, trung bình 6 tháng/khoản vay. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp nông hộ được cho vay với số tiền từ 10 triệu đến 15 triệu, đó là những nông hộ sản xuất kinh doanh điển hình và những hộ có phương án sản xuất, chăn nuôi tốt ở địa phương nên được ưu tiên cho vay vốn.

Nguồn thu nhập ĐVT Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quân Nhỏ nhất Lớn nhất

Trồng trọt Triệu đồng/hộ/tháng 0,72 0,00 6,67

Chăn nuôi Triệu đồng/hộ/tháng 0,21 -1,5 3,3

Buôn bán Triệu đồng/hộ/tháng 0,41 0,0 8,0 Làm thuê Triệu đồng/hộ/tháng 0,95 0,0 6,72

Khác Triệu đồng/hộ/tháng 0,23 0,0 7,0 Chỉ tiêu Bình quân Nhỏ nhất/ ngắn nhất Nhiều nhất/ dài nhất

Lượng tiền vay (triệu đồng) 3,8 1,0 11,0

Chi phí vay vốn: Theo thống nhất, hàng tháng các hộ tham gia dự án phải đống số tiền phí là 15.000đ/hộ, số tiền này được dùng để làm chi phí hoạt động cho các nhóm tín dụng nhỏ cũng như hỗ trợ các bộ trưởng nhóm trong công việc và không phụ thuộc vào lượng vốn vay.

Bảng 4.11 Kênh thông tin về vay vốn dự án

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Đa số ở vùng nông thôn thông tin qua báo đài tương đối hạn chế, thông tin chính được người dân biết đến thông qua hình thức “truyền miệng” là chủ yếu, vì vậy trong các hình thức thông tin nông hộ biết và tham gia dự án qua hình thức này là cao nhât (chiếm 53%). Thông tin từ ban quản lí sẽ được cung cấp nhóm trưởng, qua các buổi họp nhóm, cán bộ ban quản lí và nhóm trưởng là người truyền đạt lại cho các thành viên và từ các thành viên sẽ phổ biến thông tin lại cho các nông hộ khác. Kênh thông tin về dự án qua chính quyền địa phương chỉ chiếm gần 29%, kết quả này cho thấy chính quyền địa phương còn khá yếu trong việc cung cấp thông tin vay vốn cho nông hộ chủ yếu là do lực lượng khá mỏng. Kênh thông tin báo, đài,….cũng khá khiêm tốn trong việc cung cấp thông tin về dự án cho nông hộ (chiếm 18,0%).

Bảng 4.12 Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn từ dự án

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Nguồn cung cấp thông tin Tần số Tỷ trọng (%)

Được địa phương lựa chọn 29 29,0

Quen biết người khác giới thiệu 53 53,0

Khác (tivi, báo đài,…) 18 18,0

Tổng 100 100,0

Tiêu chí Thuận lợi Tỷ trọng

(%) Khó khăn

Tỷ trọng (%)

Điều kiện vay vốn 98 98,0 2 2,0

Số tiền vay 43 43,0 58 58,0

Thời hạn vay 97 97,0 3 3,0

Thủ tục vay 100 100,0 0 0,0

- Điều kiện vay vốn: Theo kết quả điều tra, phỏng vấn nông hộ có tới 98% nông hộ cho rằng điều kiện để được vay vốn của dự án khá dễ dàng, hầu như họ không gặp khó khăn gì về điều kiện để vay vốn, điều này làm cho các nông hộ thấy phấn khởi và vui vẻ hơn khi tham gia. Mục tiêu của dự án là cải thiện cuộc sống cho người nghèo nên việc xem xét cho điều kiện cho vay đối với các nông hộ cũng rất đơn giản: nông hộ gặp khó khăn về kinh tế, có nhu cầu về vốn sản xuất, được giới thiệu từ các nhóm tín dụng.

- Số tiền vay: Đa số các nông hộ được phỏng vấn cho rằng số tiền vay quá ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn hiện tại cho sản xuất kinh doanh (58,0%). Nguyên nhân là nguồn vốn từ dự án khá ít, nên việc xét duyệt cho vay trong mỗi lần vay không cao, tối đa 5 triêu/hộ.

- Thời hạn vay: Thời hạn cho vay dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ. Hầu như tất cả các nông hộ (97,0% số nông hộ) cho rằng với thời hạn cho vay như hiện tại của dự án là hợp lý thông qua việc khảo sát ý kiến về số tiền phải trả hàng tháng 97,0% nông hộ cho rằng số tiền này là hợp lý và không gây khó khăn cho việc trả nợ. Thường nông hộ dùng vốn vay này vào sản xuất, thời gian thu hoạch tương đối ngắn từ 1-3 tháng, nên việc cho vay với thời hạn hiện tại tạo điều kiện cho nông hộ sản xuất được nhiều vụ, thu nhập nhiều hơn nên việc trả vốn cũng vì thế mà dễ dàng hơn.

- Thủ tục vay: 100% số hộ được phỏng vấn đều hài lòng về thủ tục vay vốn. Nông hộ cho rằng thủ tục khi tham gia dự án là khá đơn giản, dễ thực hiện, thủ tục không rờm rà, phức tạp và không tốn nhiều thời gian để hoàn thành.

- Xét duyệt cho vay: Có 100% nông hộ đều cho rằng quy trình xét duyệt cho vay của dự án là công bằng, minh bạch.Điều này đã tạo được sự tin tưởng của người dân vào dự án, đây là ưu điểm mà ban quản lý dự án cần phát huy để giữ niềm tin vào dự án của nông hộ. Việc xét duyệt từ các nhóm đến ban quản lý được thực hiện công bằng. Từ các nhóm tín dụng việc xem xét, lựa chọn các hộ cho vay rất công bằng, mọi vấn đề điều được lấy ý kiến của cả nhóm, các hộ có nhu cầu và điều kiện kinh tế khó khăn điều được tạo điều kiện cho vay. Khi các hồ sơ đến Ban quản lý, việc lựa chọn cho vay cũng rất nhanh, việc lựa chọn được xét vào tình hình thực tế nông hộ và nhu cầu vay.

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG DỰ ÁN CỦA NÔNG HỘ TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG DỰ ÁN CỦA NÔNG HỘ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kết qảu thực hiện mô hình probit để xác định yếu tố ảnh hưởng đến

việc tiêp cận

Bảng 4.13 Kết quả mô hình Probit

STT Biến độc lập Hệ số β Giá trị P (1) (2) (3) (4) 1 Hằng số (_cons) -3,79*** 0.000 2 Giới tính (X1) 2,77*** 0.006 3 Dân tộc (X2) -2,29** 0.022 4 Tuổi (X3) 1,84* 0.066 5 Trình độ học vấn (X4) 1,17NS 0.240 6 Nghề nghiệp (X5) Trồng trọt (X51) 3,4*** 0.010 Chăn nuôi (X52) 2,4** 0.016 Buôn bán (X53) -0,35NS 0.727 Làm thuê (X54) -0,2NS 0.841 7 Thu nhập (X6) -0,213** 0.034 8 Quan hệ xã hội (X7) 2,7* 0.070 9 Mục đích vay (X8) 5,74*** 0.000

10 Kinh nghiệm vay (X9) 3,97*** 0.000

Ghi chú: ***: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5%, *: mức ý nghĩa 10%, NS: không có ý nghĩa

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Tổng số quan sát: 200

Phần trăm dự báo đúng: 83.0%

Giá trị kiểm định chi bình phương: 137,08

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương: 0,0000 Hệ số xác định R2: 49,44%

Kết quả mô hình Probit cho thấy có 9 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 10% là giới tính, dân tộc, tuổi, trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập, quan hệ xã hội, mục đích vay và kinh nghiệm vay. Trong 9 biến có ý nghĩa thống kê, ta nhận thấy có 2 biến gồm: dân tộc và kinh nghiệm vay có dấu khác với kỳ vọng, 7 biến còn lại có dấu cùng với kỳ vọng ban đầu.

Giá trị kiểm định của mô hình (P = 0,0000), và phần trăm dự báo đúng của mô hình là khá cao (83,0%), mức phù hợp của mô hình là tương đối chấp nhận được. Sau đây là việc giải thích các biến của mô hình:

* Giới tính: Biến giới tính có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số β dương phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Tức là nếu chủ hộ là phụ nữ thì xác suất được vay vốn cao hơn, điều này được lí giải do 1 trong những hợp phần của dự án hướng đến phụ nữ nên việc phụ nữ tham gia dự án sẽ dễ dàng hơn.

* Dân tộc: có ý nghĩa mức 10% với hệ số β âm. Với nhận xét ban đầu chúng ta kì vọng rằng biến dân tộc không có ý nghĩa, tức là dù là dân tộc gì thì việc tiếp cận nhưu nhau, nhưng theo kết quả trên ta thấy rằng các hộ dân tộc thiểu số được tham gia dự án tốt hơn, nguyên nhân là do các hộ này thường là hộ nghèo cần sự giúp đở để phát triển kinh tế gia đình.

* Tuổi: Biến tuổi của chủ hộ có ý nghĩa ở mức 10% và có hệ số β dương, cùng dấu với kỳ vọng. Điều này có ý nghĩa là nếu tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng được cho vay vốn cao hơn, vì kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp tỷ lệ với độ tuổi .

* Nghề nghiệp: Trong các nghề nghiệp của nông hộ chỉ có 2 biến trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa, còn các biến còn lại thì không. Biến trồng trọt có ý nghĩa ở mức 1% và biến chăn nuôi có ý nghĩa ở mức 5%, 2 biến đều có β dương và cùng dấu với kì vọng. Điều này có nghĩa rằng các nông hộ có nghề nghiệp chính là trồng trọt và chăn nuôi thì tiếp cận dễ hơn, do mục tiêu dự án là cải thiện đời sống nông hộ nên nông nghiệp được ưu tiên.

* Thu nhập: Biến thu nhập có ý nghĩa ở mức 5% và có hệ số gốc âm. Kết quả này đúng như kỳ vọng, tức là nếu thu nhập của chủ hộ càng thấp thì khả năng được vay vốn càng cao, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo cho nông hộ của dự án.

* Quan hệ xã hội: Biến quan hệ xã hội có ý nghĩa ở mức 10% với hệ số β dương, cùng dấu với kỳ vọng. Điều này tức là nếu như nông hộ có quen biết hay có người thân là ở chính quyền địa phương hay Ban quản lý dự án thì khả năng được vay vốn sẽ cao hơn. Như đã phân tích người dân ở nông thôn biết đến các thông tin chủ yếu qua kênh “truyền miệng” nên việc quen biết với

chính quyền địa phương hay Ban quản lý dự án sẽ nhận được thông tin sớm và chính xác hơn, tiếp cận dễ hơn.

* Mục đích vay: Biến mục đích vay hay mục đích sử dụng vốn vay có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số gốc dương. Điều này cho thầy rằng nếu nông hộ sử dụng vốn đúng mục đích (sản xuất kinh doanh) thì khả năng được cho vay sẽ cao hơn việc sử dụng vốn vay vào mục đích khác (tiêu dùng, mua sắm tài sản,…).

* Kinh nghiệm đi vay các dự án: Biến này nhằm kiểm tra xem kinh nghiệm đi vay dự án sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng được vay vốn dự án. Biến này có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số gốc âm, ngược với kỳ vọng. Có nghĩa là các nông hộ có tham gia dự án khác sẽ có kinh nghiệm hơn về thủ tục, trả lãi, trả gốc….

* Các biến không có ý nghĩa ở mức 10% là biến trình độ học vấn và các biến nhỏ thuộc nghề nghiệp (mua bán, làm thuê). Như đã phân tích, quá trình cho vay luôn đảm bảo công bằng nên việc nông hộ có học vấn cao hay không có đi học điều có cơ hội vay vốn như nhau nên biến trình độ học vấn không có ý nghĩa. Mua bán, làm thuê, hay nghề khác đa số là phi nông nghiệp mà việc cho vay hướng đến nông hộ nên các biến này không có ý nghĩa.

4.3 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ

Nội dung phân tích này nhằm nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi cũng như hạn chế đến khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế của nông hộ để nông hộ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sinh kế của mình.

4.3.1 Phân tích nguồn vốn con người

a) Thuận lợi

* Lực lượng lao động tương đối đông: Bình quân mỗi nông hộ có

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án hỗ trợ và nâng cao mức sống cho người nghèo tại sóc trăng (Trang 57)