a) Thuận lợi
* Lực lượng lao động tương đối đông: Bình quân mỗi nông hộ có khoảng 2,29 lao động; con số này thể hiện lao động trong mỗi nông hộ tương đối đông, số lao động nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 5 lao động trong một nông hộ.
* Lao động tương đối trẻ: Lao động chủ yếu của nông hộ có độ tuổi từ 22 đến 60, trung bình 47,6 tuổi. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên việc kết hợp kinh nghiệm sẳn có và kiến thức được tập huấn sẽ tạo nhiều cơ hội để nâng cao thu nhập.
Bảng 4.14 Cơ cấu tuổi của nông hộ tham gia dự án
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013
* Sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước cũng như cá tổ chức tín dụng là nguồn động lực lớn thúc đấy sự phát triển của nông hộ: mở các lớp tập huấn và lựa chọn đối tượng tham gia các lớp này một cách minh bạch, rõ ràng đã đáp ứng được nhu cầu kiến thức về nông nghiệp cho nông hộ.
* Chăm sóc sức khoẻ tốt hơn trước:
Bảng 4.15 Khó khăn khi khám chữa bệnh của nông hộ
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013
Hoạt động y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như sự quan tâm sức khoẻ cộng đồng của chính quyền nhìn chung đã có nhiều biến chuyển hơn trước: các hộ dân tộc Khơmer hộ nghèo đều được cấp bảo hiểm y tế, các trạm xá được đầu tư... vì thế mà việc chăm sóc sức khoẻ của người dân cũng khác hơn trước, cụ thể có đến 46,5% nông hộ trả lời không có khó khăn gì trong việc khám chữa bệnh.Tuy nhiên, có 2 yếu tố cản trở việc nông hộ tiếp cận dịch vụ y tế là khoảng cách từ nhà cơ sở y tế xa và không đủ tiền khám chữa bệnh.
Tuổi Số quan quan sát Tỷ trọng(%)
Dưới 22 tuổi 0 0,0 Từ 22 đến dưới 60 tuổi 83 83,0 Trên 60 17 17,0 Tổng 100 100,0 STT Loại khó khăn Tần số Tỷ trọng (%) 1 Không có khó khăn gì 93 46,5 2 Khoảng cách đến cơ sở y tế xa 34 17,0
3 Không đủ tiền khám chữa bệnh 57 28,5
4 Chưa có đường nông thôn đi lại 4 2,0
5 Không đủ kiến thức về bệnh 4 2,0
6 Bệnh viên chưa đủ cơ sở vật chất 8 4,0
7 Khác 0 0,0
b) Hạn chế
*Người dân quen thuộc với ngành nghề nông nghiệp, điều kiện công
nghiệp và phi công nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc chuyển dịch sang nông
nghiệp và phi công nghiệp gặp nhiều khó khăn: Phần lớn lao động nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp.
* Trình độ học vấn thấp là rào cản cho việc học hỏi tiếp thu kiến thức mới :
phần lớn lao động trong nông hộ có trình độ từ trung học phổ thông trở xuống chiếm đa số tạo ra sự cản trở rất lớn. Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ mù chữ còn rất cao (chiếm 12%), trình độ dưới PTTH khá cao 83,0%, trình độ đạt PTTH chỉ chiếm 5%, trình độ trên PTTH hầu như không có (chỉ chiếm 0%).
Bảng 4.16 Trình độ học vấn của nông hộ tham gia dự án
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013
* Việc đến trường của trẻ em gặp nhiều khó khăn: gia đình cần lao động phụ giúp trong sản xuất, chăn nuôi, không có người đưa đón con đi học do bận công viêc, không đủ tiền cho con đi học, trường xa, không có phương tiện đi lại…là những nguyên nhân dẫn đến việc các thành viên trong nông hộ dù đến tuổi đi học nhưng không được đến trường.