- Quan tâm chú trọng nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở truyền thông nông thôn, phổ biến kiến thức nông nghiệp, tin tức thị trường…để người dân có thể nắm bắt nhanh chóng và chính xác các thông tin mới để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường việc kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm.
- Xây dựng nhiều chương trình, các buổi dạy nghề nhằm đào tạo thêm nghề phụ cho người dân, đặc biệt là các nghề có thể tận dụng nguồn lục sẳn có. Một phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân lúc nhàn rỗi, tăng thu nhập cho nông hộ, phần khác tạo được sự đa dạng ngành nghề cho địa phương, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có.
- Sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn là rất quan trọng. Việc tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình cần được thực hiện nhanh chóng và kiệp thời. Đối với những địa phương có trình độ dân trí thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên có chủ trương hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý, cũng như hướng dẫn kịp thời khi các hộ có nhu cầu.
- Các công trình phúc lợi nên được quan tâm hơn. Nước sạch phục vụ sinh hoạt nhìn cung còn thiếu, nên xây dựng các trạm cấp nước sạch để phục vụ cho toàn thể người dân. Nhà văn hoá là nơi sinh hoạt cộng đồng nên việc bố trí đồng đều tạo thuận lợi cho việc đi lại và tham gia của tất cả các hộ dân.
- Lắng nghe và tiếp thu ý kiến người dân về tình khó khăn để giải quyết.