TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG DỰ ÁN CỦA NÔNG HỘ
* Kết qảu thực hiện mô hình probit để xác định yếu tố ảnh hưởng đến
việc tiêp cận
Bảng 4.13 Kết quả mô hình Probit
STT Biến độc lập Hệ số β Giá trị P (1) (2) (3) (4) 1 Hằng số (_cons) -3,79*** 0.000 2 Giới tính (X1) 2,77*** 0.006 3 Dân tộc (X2) -2,29** 0.022 4 Tuổi (X3) 1,84* 0.066 5 Trình độ học vấn (X4) 1,17NS 0.240 6 Nghề nghiệp (X5) Trồng trọt (X51) 3,4*** 0.010 Chăn nuôi (X52) 2,4** 0.016 Buôn bán (X53) -0,35NS 0.727 Làm thuê (X54) -0,2NS 0.841 7 Thu nhập (X6) -0,213** 0.034 8 Quan hệ xã hội (X7) 2,7* 0.070 9 Mục đích vay (X8) 5,74*** 0.000
10 Kinh nghiệm vay (X9) 3,97*** 0.000
Ghi chú: ***: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5%, *: mức ý nghĩa 10%, NS: không có ý nghĩa
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013
Tổng số quan sát: 200
Phần trăm dự báo đúng: 83.0%
Giá trị kiểm định chi bình phương: 137,08
Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương: 0,0000 Hệ số xác định R2: 49,44%
Kết quả mô hình Probit cho thấy có 9 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 10% là giới tính, dân tộc, tuổi, trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập, quan hệ xã hội, mục đích vay và kinh nghiệm vay. Trong 9 biến có ý nghĩa thống kê, ta nhận thấy có 2 biến gồm: dân tộc và kinh nghiệm vay có dấu khác với kỳ vọng, 7 biến còn lại có dấu cùng với kỳ vọng ban đầu.
Giá trị kiểm định của mô hình (P = 0,0000), và phần trăm dự báo đúng của mô hình là khá cao (83,0%), mức phù hợp của mô hình là tương đối chấp nhận được. Sau đây là việc giải thích các biến của mô hình:
* Giới tính: Biến giới tính có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số β dương phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Tức là nếu chủ hộ là phụ nữ thì xác suất được vay vốn cao hơn, điều này được lí giải do 1 trong những hợp phần của dự án hướng đến phụ nữ nên việc phụ nữ tham gia dự án sẽ dễ dàng hơn.
* Dân tộc: có ý nghĩa mức 10% với hệ số β âm. Với nhận xét ban đầu chúng ta kì vọng rằng biến dân tộc không có ý nghĩa, tức là dù là dân tộc gì thì việc tiếp cận nhưu nhau, nhưng theo kết quả trên ta thấy rằng các hộ dân tộc thiểu số được tham gia dự án tốt hơn, nguyên nhân là do các hộ này thường là hộ nghèo cần sự giúp đở để phát triển kinh tế gia đình.
* Tuổi: Biến tuổi của chủ hộ có ý nghĩa ở mức 10% và có hệ số β dương, cùng dấu với kỳ vọng. Điều này có ý nghĩa là nếu tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng được cho vay vốn cao hơn, vì kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp tỷ lệ với độ tuổi .
* Nghề nghiệp: Trong các nghề nghiệp của nông hộ chỉ có 2 biến trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa, còn các biến còn lại thì không. Biến trồng trọt có ý nghĩa ở mức 1% và biến chăn nuôi có ý nghĩa ở mức 5%, 2 biến đều có β dương và cùng dấu với kì vọng. Điều này có nghĩa rằng các nông hộ có nghề nghiệp chính là trồng trọt và chăn nuôi thì tiếp cận dễ hơn, do mục tiêu dự án là cải thiện đời sống nông hộ nên nông nghiệp được ưu tiên.
* Thu nhập: Biến thu nhập có ý nghĩa ở mức 5% và có hệ số gốc âm. Kết quả này đúng như kỳ vọng, tức là nếu thu nhập của chủ hộ càng thấp thì khả năng được vay vốn càng cao, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo cho nông hộ của dự án.
* Quan hệ xã hội: Biến quan hệ xã hội có ý nghĩa ở mức 10% với hệ số β dương, cùng dấu với kỳ vọng. Điều này tức là nếu như nông hộ có quen biết hay có người thân là ở chính quyền địa phương hay Ban quản lý dự án thì khả năng được vay vốn sẽ cao hơn. Như đã phân tích người dân ở nông thôn biết đến các thông tin chủ yếu qua kênh “truyền miệng” nên việc quen biết với
chính quyền địa phương hay Ban quản lý dự án sẽ nhận được thông tin sớm và chính xác hơn, tiếp cận dễ hơn.
* Mục đích vay: Biến mục đích vay hay mục đích sử dụng vốn vay có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số gốc dương. Điều này cho thầy rằng nếu nông hộ sử dụng vốn đúng mục đích (sản xuất kinh doanh) thì khả năng được cho vay sẽ cao hơn việc sử dụng vốn vay vào mục đích khác (tiêu dùng, mua sắm tài sản,…).
* Kinh nghiệm đi vay các dự án: Biến này nhằm kiểm tra xem kinh nghiệm đi vay dự án sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng được vay vốn dự án. Biến này có ý nghĩa ở mức 1% và có hệ số gốc âm, ngược với kỳ vọng. Có nghĩa là các nông hộ có tham gia dự án khác sẽ có kinh nghiệm hơn về thủ tục, trả lãi, trả gốc….
* Các biến không có ý nghĩa ở mức 10% là biến trình độ học vấn và các biến nhỏ thuộc nghề nghiệp (mua bán, làm thuê). Như đã phân tích, quá trình cho vay luôn đảm bảo công bằng nên việc nông hộ có học vấn cao hay không có đi học điều có cơ hội vay vốn như nhau nên biến trình độ học vấn không có ý nghĩa. Mua bán, làm thuê, hay nghề khác đa số là phi nông nghiệp mà việc cho vay hướng đến nông hộ nên các biến này không có ý nghĩa.