Các giải pháp phát triển dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành logistics tại công ty tnhh mtv cảng cần thơ (Trang 89 - 93)

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại.

Nghiên cứu, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm và quảng bá tiềm lực của cảng trong việc kinh doanh ngành dịch vụ logistics, trong đó mời các đối tác trong và ngoài khu vực cùng tham dự.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ đa dạng hóa theo hướng logistics chuyên sâu.

Tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút thêm khách hàng. Tiếp cận, tìm hiểu những nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chiến lược phát triển khách hàng hợp lý. Ngoài ra, cảng nên có chính sách ưu đãi về thanh toán cho các khách hàng thường xuyên để tăng thêm mối quan hệ hữu nghị, liên kết, hợp tác bền vững, lâu dài với nhau và là đối tác chiến lược để cùng phát triển.

5.2.1 Cơ sở hạ tầng

Tiếp tục thực hiện giai đoạn hai trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: kho bãi, cảng sông và cảng biển với thiết bị bốc dỡ và bảo quản hiện đại.

Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.

Đẩy nhanh thay đổi hệ thống trang thiết bị. Phát triển đa dạng các loại hình kho bãi để đáp ứng tính đa dạng của hàng hóa mà cảng nhận bảo quản, đóng gói, vận chuyển.

Phát triển hệ thống vận chuyển đa phương tiện, hoàn thiện hệ thống đường bộ từ ngoài đến cảng.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động quản lý và quảng bá cho Cảng.

77

Như chúng ta đã biết, con người là trung tâm của mọi hoạt động, một tổ chức muốn mạnh thì phải có những người tài. Để phát triển dịch vụ logistics tại cảng ngoài điều kiện về cơ sở vật chất hiện đại cần có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cũng như hiểu biết và có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật chuyên môn, vì vậy cần phải có chiến lược dài hạn và kế hoạch đầu tư, phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện.

Nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ nhân viên về hoạt động kinh doanh của cảng cũng như về dịch vụ logistics.

Xây dựng một đội ngũ lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Tạo điều kiện đưa nhân viên đi tập huấn, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp ở các khóa huấn luyện ngắn và dài hạn với các chuyên gia trong và ngoài nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics.

Tuyển dụng thường xuyên những người có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực hoạt động tại cảng, sẵn sàng cho thôi việc những nhân viên với sức ì trong công việc hoặc có khả năng chuyên môn thấp.

78

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế như hiện nay, logistics toàn cầu là một bước phát triển tất yếu. Logistics tồn tại và phát triển như là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không những tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Logistics được đánh giá là một ngành tiềm năng và mang lại nhiều lợi nhuận, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho doanh nghiệp cũng như các quốc gia. Song đa phần các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Cảng Cần Thơ vẫn chưa tận dụng được hết những cơ hội mà logistics đem lại. So với thế giới, thị trường logistics Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng được đánh giá là chỉ mới manh nha hoặc còn ở giai đoạn đầu sơ khai của sự phát triển nên vẫn chưa phát huy một cách đầy đủ tiềm năng, tác dụng của nó để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2014, thời hạn hội nhập quốc tế của lĩnh vực logistics đã gần kề, hứa hẹn sẽ có một cuộc cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp logistics trong nước mà còn với các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Trước áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt và để hội nhập quốc tế hiệu quả, có thể đứng vững cũng như cạnh tranh với các đối thủ khác thì đòi hỏi Cảng cần phải có một chiến lược cụ thể xây dựng hệ thống dịch vụ logistics hiện đại với đầy đủ những yếu tố cần và đủ, cần có một cái nhìn khách quan, tổng quát đểđánh giá đúng năng lực cũng như tìm ra và khắc phục những mặt còn hạn chế của Cảng để phát triển dịch vụ logistics một cách có hiệu quả, cũng như thực hiện theo đúng chiến lược và định hướng mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối vi công ty

Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp.

Mở rộng mối quan hệ với các văn phòng đại diện và tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam để dễ dàng hơn trong việc quảng bá hình ảnh với các đối tác nước ngoài.

Có những chiến lược kết hợp, hợp tác với các đối tác để hình thành chuỗi dịch vụ logistics.

79

6.2.2 Đối vi nhà nước

Nâng cao nhận thức, vai trò của logistics trong nền kinh tế quốc dân, từ đó nhận thức rộng rãi về logistics đối với các cơ quan quản lý, các ngành, địa phương ở nước ta.

Cần thành lập Ủy ban quốc gia về logistics nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, khung thể chế… để xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện chính sách đầu tư, cơ chế ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng logistics cả “phần cứng” và “phần mềm” trong hoạt động logistics.

Xây dựng và phát triển các loại hình doanh nghiệp logistics có khả năng cạnh tranh nhằm phát triển bền vững thị trường logistics ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử Chính phủ, 2013. Nhìn lại điều hành tỷ giá giai đoạn 2011- 2013. <http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Nhin-lai-dieu-hanh-ty-gia-

giai-doan-20112013/184157.vgp>. [Ngày truy cập: 20 tháng 10 năm

2014].

2. Báo cáo hoạt động tài chính của Công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơ giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

3. Cảng Cần Thơ < http://canthoport.com.vn/News.aspx?id_dm=109> [ ngày truy cập: 25 tháng 08 năm 2014].

4. Đoàn Thị Hồng Vân và Phạm Thị Mỹ Lệ, 2013. Phát triển Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 8(18), tháng 01- 02, trang 27 – 33.

[pdf]<http://www.uef.edu.vn/resources/newsletter_uef/thang01_2013/5_pha

t_trien_logistics.pdf> [ ngày truy cập: 28 tháng 08 năm 2014].

5. Đoàn Thị Hồng Vân, 2006. Quản trị Logistics. NXB Thống Kê.

6. Kinh tế và dự báo, 2014. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013.

<http://kinhtevadubao.com.vn/dinh-huong-phat-trien/kinh-te-viet-nam-

giai-doan-2011-2013-va-trien-vong-2014-2015-1971.html>. [Ngày truy

cập 12 tháng 10 năm 2014].

7. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007. Quản trị học. NXB Thống Kê.

8. Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010. Giáo trình Kinh tế đối ngoại. Đại học Cần Thơ.

9. Phạm Văn Dược, 2008. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

10.Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013. Giáo trình Ngiệp vụ Ngoại thương. Đại học Cần Thơ.

11.Quyết định số 175/QĐ – TTg ngày 27/01/2011 về việc Phê duyệt “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020”.

12.Trương Khánh Vĩnh Xuyên, 2011. Giáo trình Kinh doanh quốc tế. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành logistics tại công ty tnhh mtv cảng cần thơ (Trang 89 - 93)