Tình hình kinh doanh của cảng từn ăm 2011 đến 6 tháng

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành logistics tại công ty tnhh mtv cảng cần thơ (Trang 35)

3.2.1 Tình hình kinh doanh của cảng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 năm 2014

Là cảng biển tọa lạc ngay tại trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập và đi vào hoạt động khai thác từ 34 năm nay. Cảng Cần Thơđã nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao. Tuy nhiên, gần đây tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như các công ty khác có gặp chút ít khó khăn do khủng hoảng kinh tế kéo dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công ty, nhưng đó là tình hình chung không thể tránh khỏi. Thông qua bảng số liệu dưới đây để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của Cảng.

23

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cảng từ 2011 đến năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo thống kê sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, Phòng Tài chính – Kế toán Cảng Cần Thơ, 2014

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) DT bán hàng và cung cấp DV 99.222,60 82.511,90 63.791,36 (16.710,70) (16,84) (18.720,54) (22,68) DT hoạt động tài chính 1.796,64 930,42 668,20 (866,22) (48,21) (262,22) (28,18) DT khác 262,60 116,61 42,70 (145,99) (55,59) (73,91) (63,38) Tổng doanh thu 101.281,84 83.558,93 64.502,26 (17.722,91) (17,49) (19.056,67) (22,80) Giá vốn hàng bán 31.858,00 13.894,80 9.284,76 (17.963,20) (56,38) (4.610,04) (33,17) CP tài chính 68,72 32,80 29,26 (35,92) (52,27) (3,54) (10,79) CP bán hàng 288,00 67,63 17,81 (220,37) (76,51) (49,82) (73,66) CP quản lý DN 410,40 122,40 74,77 768,10 1,13 (9.361,80) (13,64) CP khác 67.834,97 68.603,07 59.241,27 (288,00) (70,17) (47,63) (38,91) Tổng chi phí 100.460,09 82.720,70 68.647,87 (17.739,39) (17,65) (14.072,83) (17,01) LN thuần từ hoạt động KD 832,15 936,43 1.996,89 104,28 12,53 1.060,46 113,24 LN khác (10,40) (98,20) (6.142,50) (87,80) 844,23 (6.044,30) 6.155,09

24

Thông qua bảng 3.1 ta có được doanh thu và chi phí của cảng từ năm 2011 đến năm 2013 được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

ĐVT: Triệu đồng 101.281,8 100.460,09 83.558,9 82.720,70 64.502,3 68.647,87 -20.000 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu Chi Phí Lợi Nhuận

Hình 3.2 Biểu đồ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của cảng, năm 2011 đến năm 2013.

Qua biểu đồ trên ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí của cảng qua các năm đều giảm đáng chú ý.

Năm 2011 có thể nói nền kinh tế đang dần chuyển mình sau cơn khủng hoảng năm 2008 khiến nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư phải chịu đựng trong tình hình kinh doanh khó khăn. Tuy nhiên, hiệu ứng hồi phục cũng đã bắt đầu sớm vào năm 2010, người dân cũng tiêu dùng nhiều hơn trở lại theo một chiều hướng tích cực, nhưng cũng chưa thật sự mạnh cho đến năm 2011, khi một số chuyên gia kinh tế đã nhận định nền kinh tế sẽ nhanh hồi phục từ năm 2011 này, bấy giờ thị trường bắt đầu năng động trở lại các nhà đầu tư cũng chuẩn bị tìm kiếm mảnh vườn lợi nhuận. Cảng Cần Thơ cũng vậy, không chỉ riêng bộ phận khai thác mà các bộ phận khác đều hướng tới khai thác khách hàng. Và kết quả là tổng doanh thu năm 2011 đạt 101.281,84 triệu đồng, con số khá lớn trong tình hình kinh tế chung còn khá bất ổn.

Năm 2012 tiếp theo đà tăng trưởng chung của nền kinh tế của năm trước nhưng doanh thu lại có phần giảm mạnh từ 101.281,84 triệu đồng năm

25

2011 xuống 83.558,93 triệu đồng (giảm 17,49%). Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là nền kinh tế chưa thật sự phục hồi, doanh nghiệp chưa sản xuất nhiều hàng hóa, do đó lượng hàng hóa tập kết nhỏ giọt mặc dù công suất khai thác ở cảng đã lớn mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy tổng doanh thu có giảm nhưng lợi nhuận trong năm 2012 lại tăng so với năm 2011 cụ thể là lợi nhuận tăng 16,48 triệu đồng tăng 2,01%. Chi phí giảm là nguyên nhân chủ yếu giữ được doanh thu tăng, tuy nhiên khi tổng thể các khoản khác đều giảm mà công ty vẫn giữ được doanh thu tăng tức là các hoạt động kinh doanh đang có hiệu quả.

Sang năm 2013, tổng doanh thu đạt 64.502,26 triệu đồng so với năm 2012 giảm 19.056,67 triệu đồng (giảm 22,8%). Đặc biệt, lợi nhuận năm 2013 giảm 4.983,84 triệu đồng tương đương giảm 594,5% so với năm 2012. Sự tuột dốc về lợi nhuận này, ngoài nguyên nhân chung do bối cảnh chung của thị trường không tập kết được nhiều hàng hóa, lượng hàng hóa giảm kéo theo hoạt động kinh doanh giảm, thì còn nguyên nhân khác đóng vai trò chủ yếu đó là sự sáp nhập của cảng Cái Cui và cảng Hoàng Diệu vào ngày 30/12/2013, sau khi cổ phần hóa thì các khoản thuế được xác định, Công ty phải trả phần thuế và các chi phí liên quan cho nên lợi nhuận có phần giảm đi đáng kể.

Từ bảng 3.2 ta thấy về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm hơn 98% trong tổng doanh thu, điều này cho thấy cảng hoạt động mạnh và tập trung về công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động này đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần đem lại nguồn doanh thu cho cảng.

Ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì còn có doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng góp phần làm tăng thu nhập của công ty. Tuy nhiên, hai khoản mục này chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu và theo số liệu kết quả hoạt động trong thời gian qua, hai khoản mục này có biểu hiện sụt giảm, cụ thể như doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 930,42 triệu đồng giảm 48,21% so với năm 2011, năm 2013 là 668,2 triệu đồng giảm 28,18% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011 đến nay cảng chú trọng mở rộng đầu tư, tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên số tiền vốn gửi ngân hàng bị giảm lại dẫn đến doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi) của cảng cũng bị giảm xuống.

Giá vốn hàng bán của cảng giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 luôn giảm hơn mức giảm doanh thu cụ thể như: giá vốn hàng bán năm 2012 là 13.894,8 triệu đồng giảm 129,28% tương đương 17.963,2 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 là 9.284,76 triệu đồng giảm 33,18 % tương đương 4.610,04 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do

26

sựđa dạng về dịch vụ của cảng ngày càng mở rộng, giá thành dịch vụ cũng rẻ hơn nhằm tạo ra nhiều ưu đãi đối với khách hàng. Mặc khác, do sự suy thoái của nền kinh tế nói chung nên giá dịch vụ cung cấp cũng giảm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường theo xu hướng cạnh tranh về chất lượng và giá dịch vụ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm qua các năm do đội ngũ nhân viên cùng trang thiết bị mới được bổ sung cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại cảng nên phần nào cũng góp phần làm giảm chi phí cho cảng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 là 122,4 triệu đồng giảm 235,29 % so với năm 2011, năm 2013 là 74,77 triệu đồng giảm 38,91% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ công ty đã có công tác kiểm soát tốt chi phí.

Để tìm hiểu rõ hơn ta về tình hình hoạt động kinh doanh gần đây của cảng ta có bảng số liệu.

27

Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cảng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo thống kê sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, 2014. Phòng Tài chính – Kế toán Cảng Cần Thơ

CHỈ TIÊU 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 6 tháng 2014/2013 Giá trị Tỷ lệ (%) DT bán hàng và cung cấp DV 21.775,40 37.726,83 15.951,43 73,25 DT hoạt động tài chính 8.609,23 4.104,56 (4.504,67) (52,32) DT khác 1.563,09 1.062,14 (500,95) (32,05) Tổng doanh thu 31.947,73 42.929,54 10.981,81 34,37 Giá vốn hàng bán 816,58 4.963,22 4.146,64 507,81 CP tài chính 70,26 29,69 (40,57) (57,74) CP bán hàng 1.539,60 1.685,12 145,52 9,45 CP quản lý DN 8.893,89 12.151,32 3.257,43 36,63 CP khác 21.722,71 38.053,76 16.331,05 75,18 Tổng chi phí 33.043,04 44.731,79 11.688,75 35,37 LN thuần từ hoạt động KD 1.159,64 2.274,81 1.115,17 96,17 LN khác (2.254,95) (4.077,06) (1.822,11) 80,80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

Thông qua bảng 3.2 ta có được doanh thu và chi phí của cảng từ năm 2011 đến năm 2013 được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

ĐVT: Triệu đồng 31.947,7 33.043,04 42.929,5 44.731,79 -5.000 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Doanh thu Chi Phí Lợi Nhuận

Hình 3.3 Biểu đồ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của cảng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014.

So sánh hoạt động kinh doanh giữa 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, nhìn chung ta thấy chi phí luôn luôn cao hơn so với doanh thu dẫn đến tình trạng lợi nhuận bị sụt giảm, cụ thể như:

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 là 42.929,54 triệu đồng tăng 34,37 % so với 6 tháng năm 2013.

Chi phí 6 tháng đầu năm 2014 là 44.731,79 triệu đồng tăng lên 35,37% so với 6 tháng năm 2013.

Nguyên nhân là do khoảng thời gian 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp không có đơn đặt hàng nhiều, số lượng hàng hóa sản xuất ra còn thấp do công nhân mới vừa đi làm lại sau khi nghỉ tết, nên sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển thông qua cảng ít. Trong khi đó, chi phí mà cảng bỏ ra để đầu tư trang thiết bị mới, mở rộng thêm qui mô cho cảng và trả lương cho nhân viên lại tăng, những nguyên nhân đó phần nào đã ảnh hưởng gián tiếp làm cho hoạt động kinh doanh của cảng giảm xuống, chi phí tăng. Thêm vào

29

đó, năm 2013 Nhà nước bắt đầu tính thuế nhà đất đối với cảng nên dẫn đến lợi nhuận của cảng bị sụt giảm.

Qua kết quả phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của cảng như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho thấy cảng là nơi khai thác, kinh doanh tương đối tốt. Mặc dù chi phí hằng năm biến đổi và giảm theo sát doanh thu nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty vẫn có hiệu quả và sinh lãi. Tuy nhiên, do quá trình sáp nhập Cảng Hoàng Diệu và Cảng Cái Cui, các hoạt động kê khai về thuế và khấu hao tài sản của cảng Cái Cui đã kéo tình hình lợi nhuận chung của cảng sụt giảm mạnh.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức trên, việc sáp nhập cũng tạo cho cảng nhiều cơ hội để kêu gọi các nhà đầu tư lớn tiếp tục đầu tư mở rộng và xây dựng trang thiết bị mới cho cảng cũng nhưđa dạng hóa các loại hình hoạt động kinh doanh của cảng với một chiến lược dài hạn trong tương lai, hứa hẹn sẽ thúc đẩy hoạt động của cảng thời gian tới diễn ra mạnh mẽ hơn và có thể cạnh tranh với các Cảng khác trong khu vực, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Cảng cũng như các nhà đầu tư.

3.2.2 Chiến lược phát triển của cảng trong thời gian tới

Mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động marketing, tìm kiếm thu hút thêm nhiều khách hàng.

Tái cấu trúc lại nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức của đội ngũ nhân viên, xây dựng một đội ngũ chuyên môn lành nghề góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về các ngành dịch vụ liên quan đến cảng nói chung cũng như dịch vụ logistics nói riêng.

Chủ động liên kết với khách hàng nhằm tận dụng nguồn vốn đầu tư – tận dụng tối đa diện tích ở các giai đoạn sau chưa đầu tưđể khai thác kho, bãi nhằm tăng sản lượng hàng thông qua cảng.

Phấn đấu đến năm 2015 khai thác hết 23,7 ha đất để tiếp tục triển khai 16,3 ha còn lại mà thành phố đang cho khách hàng ngoài thuê đồng thời phát triển về phía thượng lưu cảng 20 ha.

3.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA VIỆT NAM

3.3.1 Sự hình thành và phát triển logistics tại Việt Nam

Logistics được du nhập vào Việt Nam khoảng 21 năm nay, khi Mỹ xóa bỏ cấm vận Việt Nam năm 1993. Vào thời điểm này, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu đầu tư ồ ạt vào Việt Nam, mở ra một thị trường mới rộng lớn. Có thể nói đây là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt có tầm nhìn xa.

30

Cũng trong thời điểm này, VIFFAS (Vietnam Freight Forwarders Association – Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam) đã được thành lập với tầm nhìn: "Liên kết hợp tác những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, logistics nhằm kiến tạo vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam" và sứ mệnh "Nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại, kết nối logistics toàn cầu, góp phần hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước Việt Nam". VIFFAS được công nhận là hội viên chính thức của FIATA năm 1994. Ban đầu, các doanh nghiệp kinh doanh logistics đều là các doanh nghiệp nhà nước và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải là chủ yếu.

Là một quốc gia đang phát triển, có bờ biển dài 3260 km, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á, có nhiều cảng nước sâu, địa hình thuận lợi cho các hoạt động giao thương với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam được đánh giá là nơi thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ và là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn.

Thông qua các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và mở cửa hội nhập, logistics đã theo chân các nhà đầu tư vào Việt Nam gần hai thập niên. Đến nay, trên cả nước đã có trên 1.000 doanh nghiệp kinh doanh logistics đang hoạt động, trong đó có khoảng 18% là công ty nhà nước; 70% là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân; 10% các đơn vị giao nhận chưa có giấy phép và 2% công ty Logistics do nước ngoài đầu tư vốn. Tính đến tháng 11/2012, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) có 193 thành viên (161 thành viên chính thức và 32 thành viên liên kết). Mới đây, Chủ tịch VIFFAS được bầu làm Chủ tịch AFFA (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á), có thể coi đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Hiệp hội.

Việt Nam được Ngân hàng thế giới (WB) 4 lần xếp thứ hạng năng lực quốc gia về logistics (LPI) vào các năm 2007, 2010 và 20112 vẫn ở vị trí 53/155 nước. Tuy nhiên, đến năm 2014 vị trí của Việt Nam đã được cải thiện đáng kểđứng vị trí 48/163 quốc gia.

3.3.2 Chiến lược phát triển logistics của Việt Nam trong thời gian tới

Dịch vụ logistics có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải,…trong quy hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển Việt Nam cũng như Dự án phát triển bền vững giao thông vận tải Việt Nam (VITRANSS2) đến năm 2020, định hướng 2030,

31

logistics được nhìn nhận là một thành tố thiết yếu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.

Theo quyết định số 175 QĐ-TTg ngày 16/11/2011 phê duyệt “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020” phát triển bền vững, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics được đưa vào làm một trong những chiến lược quan trọng để phát triển. Bên cạnh đó, Thủ tướng còn nêu rõ “coi logistic là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu”, Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ ngành liên quan xây dựng các chương trình hành động thực hiện chiến lược này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo đã được đề ra như:

Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (Integrated Third Party Logistics), phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới

Phấn đấu giảm chi phí logistics ở mức 20% GDP.

Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics đạt 20 – 25% năm.

Tỉ lệ thuê ngoài logistic (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%. Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics: giảm số lượng

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành logistics tại công ty tnhh mtv cảng cần thơ (Trang 35)