Căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang và theo đề nghị của UBND tỉnh, cần có một bến cảng để tàu nước ngoài đưa hàng hóa vào cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong những năm 1980.
Ra đời vào ngày 29 tháng 8 năm 1980, Cảng Cần Thơ trực thuộc Ty Giao thông vận tải Hậu Giang (Quyết định số 390/QĐ-UBT.80 ngày 29-8- 1980 của UBND tỉnh Hậu Giang).
Tháng 7/1984, Cảng trực thuộc UBND tỉnh Hậu Giang (Quyết định số 104/QQĐ-UBT.85 ngày 30/7/1984 chuyển nhượng Cảng Cần Thơ về thuộc UBND tỉnh Hậu Giang – nay là TP Cần Thơ – quản lý và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ GTVT).
Tháng 1/1990, cảng chuyển về trực thuộc Ty Giao thông Vận tải Hậu Giang (Quyết định số 16/QĐ-UBT.90 ngày 10/01/1990 chuyển nhượng Cảng Cần Thơ về trụ sở GTVT tỉnh Hậu Giang – nay là TP Cần Thơ – quản lý và chịu sự chỉđạo chuyên môn của sở GTVT Hậu Giang).
Tháng 11/1992, thi hành Nghịđịnh số 388/HĐBT ngày 20/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc cho phép thành lập Doanh nghiệp Nhà nước, Cảng Cần Thơ trực thuộc Sở GTVT Cần Thơ (Quyết định số 1393/QQĐ- UBT.92 ngày 28/11/1992 của UBND tỉnh Cần Thơ).
Tháng 9/1993, cảng chuyển về trực thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam để phù hợp với xu thế thị trường trong ngành có nhiều chuyển đổi (Quyết định số 1828/KHĐT ngày 17/9/1993, chuyển tổ chức Cảng Cần Thơ từ Sở GTVT về Cục Hàng hải Việt Nam quản lý).
Tháng 5/1998, Cảng Cần Thơ trở thành thành viên hoạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, do yêu cầu phát triển của kinh tế Nhà nước theo mô hình hợp tác, đảm bảo vai trò chủ đạo kinh tế vận tải biển trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 91/1998/QĐ-TTg ngày 8/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao Cảng Cần Thơ
16
về làm thành viên hoạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam).
Tháng 7/2002, Cảng Cần Thơ về làm đơn vị hoạch toán phụ thuộc cảng Sài Gòn nhằm thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động DNNN ngành GTVT và chiến lược phát triển cảng trong hệ thống Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Quyết định số 2324/2002/QĐ-BGTVT ngày 26/7/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT).
Tháng 11/2006, cảng chuyển làm đơn vị hoạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Quyết định số 1045/QĐ-HĐQT ngày 16/11/2006 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) là một tập đoàn kinh tế mạnh về tài chính, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, uy tín trong khu vực và quốc tế. Do đó, Cảng Cần Thơ có nhiều thuận lợi được ưu đãi đầu tư phát triển nhanh theo hướng CNH – HĐH.
Ngày 19/6/2013, thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã ban hành Quyết định số 298/QĐ-HĐTV về việc sáp nhập Cảng Cần Thơ và cảng Cái Cui, đồng thời chuyển thành Công ty TNHH – MTV Cảng Cần Thơ.
Công ty TNHH – MTV Cảng Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2013 với hai đơn vị phụ thuộc là Cảng Cái Cui và cảng Hoàng Diệu, một đơn vị liên kết là Công ty TNHH Cảng Cần Thơ – Thanh Tuấn.
Ngày 19/6/2014, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã ra Quyết định số 307/QĐ-HHVN về việc chuyển giao lao động từ Chi nhánh Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Công ty TNHH – MTV: Công ty Vinalines Cần Thơ về Công ty TNHH – MTV Cảng Cần Thơ.
Qua 34 năm từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều chủ thể quản lý nhằm mục đích chuyển đổi phù hợp với cơ chế quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cảng phát triển, từng bước hoàn thành các mục tiêu Nhà nước giao, đáp ứng nhu cầu động lực phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cảng Cần Thơ
17
Quan hệ hành chính Quan hệ kiểm soát Quan hệđầu tư
Hình 3.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơ
Nguồn: Quy chế hoạt động của Hội Đồng thành viên Công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơ KIỂM TOÁN VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP HỢP PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ - CÔNG TRÌNH PHÒNG DỊCH VỤ HÀNG HẢI PHÒNG KINH DOANH KHAI THÁC
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHAN CÔNG ĐỨC CẢNG CÁI CUI CẢNG HOÀNG DIỆU PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC NGUYỄN VĂN BÁ PHÒNG TỔ CHỨC – TIỀN LƯƠNG HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Chủ sở hữu: TCT HÀNG HẢI VIỆT NAM
KIỂM TOÁN VIÊN CTY TNHH CẢNG CẦN THƠ
18
3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơ: là người đại diện của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Công ty hàng hải Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơ, được Tổng Giám đốc Công ty hàng hải Việt Nam ủy quyền, giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các Nghị quyết, Quyết định của hội đồng thành viên, phù hợp với Điều lệ của công ty và chịu trách nhiệm cá nhân trước tổng giám đốc công ty hàng hải Việt Nam, trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc có quyền lãnh đạo điều hành cao nhất trong cảng, chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể theo quy chế đã đề ra hoặc ủy nhiệm phân công một số lĩnh vực hoạt động cho các Phó tổng giám đốc đảm nhiệm.
Phó tổng giám đốc: là người được Tổng giám đốc phân công, ủy quyền giúp Tổng giám đốc. Có nhiệm vụ phụ trách, điều hành và phân công chỉđạo, xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc trong một số lĩnh vực hoạt động cuả công ty; Theo dõi, chỉđạo một số phòng, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc công ty.
Phòng Tổ chức Tiền lương:
Tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc về xây dựng, sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, điều hành của Công ty và các đơn vị trực thuộc trong từng thời ký cho phù hợp với chính sách đổi mới của Nhà nước và định hướng phát triển của Công ty, công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác quản lý lao động, tiền lương của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên, các quy chế quản lý nội bộ của công ty. Tham mưu cho Hội đồng thành viên trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nắm tình hình, phản ảnh và đề xuất ý kiến cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc về việc
19
chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Công ty.
Phòng Tài chính Kế toán:
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc về công tác quản lý tài chính, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn trong phạm vi quản lý của công ty.
Thừa lệnh Tổng giám đốc để hướng dẫn, theo dõi kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện đúng, đầy đủ các chếđộ của Nhà nước và Chủ sở hữu trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán.
Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức kế toán phù hợp với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo nhu cầu đổi mới cơ chếđổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và công tác kế toán.
Phòng Kinh doanh Khai thác:
Tham mưu giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và thống kê (bao gồm công tác xây dựng giá cước dịch vụ, công tác thương vụ, công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng,...), công tác tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác.
Phòng Kỹ thuật Công nghệ - Công trình:
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, phục vụ sản xuất, trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào các dự án đầu tư mua sắm và trong việc sử dụng khai thác phương tiện, thiết bị xếp dỡ, cơ khí. Thực hiện công tác đảm bảo an toàn lao động của công ty.
Phòng Kế hoạch tổng hợp:
Tham mưu cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc về các dự án đầu tư xây dựng của công ty. Công tác đối ngoại của Công ty. Xây dựng kế hoạch quản lý đất đai, công trình xây dựng, vật kiến trúc, quản lý hồ sơ dự án, quản lý giám sát xây dựng công trình.
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng. Công tác quản lý vật tư, thiết bị. Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình.
Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác đảm bảo an toàn lao động bao gồm: kỹ thuật an toàn, huấn luyện bảo hộ lao động, trang bị
20
phòng hộ lao động. Kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và các mặt hoạt động về kỹ thuật an toàn cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc.
Phòng Dịch vụ hàng hải:
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc về công tác nghiên cứu, khai thác các dịch vụ hàng hải và logistics, tiếp cận các khách hàng trong và ngoài nước nhằm thương thảo, cung ứng dịch vụ hàng hải cho tàu biển và chủ hàng các cảng trong khu vực. Liên hệ, giao dịch làm đại lý cho các hãng tàu, hãng container (cung cấp nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, tàu lai, đổ rác…
Thực hiện chức năng quản trị hành chính văn phòng, phục vụ lễ tân, công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền cổ động và một số công tác khác do Tổng giám đốc giao. Hướng dẫn công tác chuyên môn về soạn thảo văn bản và công tác văn thư lưu trữ tại các đơn vị trực thuộc. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức, triển khai và quản lý việc thực hiện các dự án trang bị mới thiết bị tin học cho các đơn vị trực thuộc công ty, hướng dẫn chuyên môn cho bộ phận công nghệ thong tin của các đơn vị trực thuộc công ty.
Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác vệ sinh lao động, y tế cơ quan, tuyên truyền, giáo dục cho người lao động. Quản lý sức khỏe người lao động của công ty và tổ chức thực hiện các nội dung của y tế cơ quan. Kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và các mặt hoạt động về vệ sinh lao động, công tác y tế cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc.
3.1.4 Hệ thống cảng biển và tình hình khai thác cảng
Cảng Cần Thơ nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ, có vị trí nằm tại trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là trung tâm sản xuất nông thủy hải sản lớn nhất nước và cũng là thị trường tiêu dùng lớn với hơn 18 triệu dân. Với vị trí thuận lợi, trong bán kính 200km, Cảng có thể kết nối với các trung tâm sản xuất hàng hóa, các khu công nghiệp và trung tâm tiêu dùng lớn của vùng thông qua hệ thống đường bộ và đường thủy đan xen, chằng chịt; đồng thời, với khoảng cách khoảng 300km, hàng hóa từ Cảng Cần Thơđược dễ dàng vận tải bằng nhiều phương thức đến với các cảng đầu mối xuất nhập khẩu quốc gia tại Cái Mép – Vũng Tàu và cảng Phnom Penh thông qua các tuyến quốc lộ và sông Mekong.
Qua nhiều giai đoạn đầu tư phát triển, tiếp quản, sáp nhập đến nay Cảng Cần Thơ là cảng lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cảng có
21
hai đơn vị thành viên là Chi nhánh Cảng Hoàng Diệu và Chi nhánh Cảng Cái Cui được đầu tư tương đối hoàn thiện về cơ sở hạ tầng với tổng diện tích cầu cảng là 667m và tổng diện tích mặt bằng khoảng 30 hecta, trang thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại nhất vùng, phục vụ sản lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt 6,5 triệu tấn vào năm 2015 và 10 triệu tấn vào năm 2020.
Chi nhánh Cảng Hoàng Diệu được thành lập năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận một quân cảng cũ. Cảng Hoàng Diệu là cảng tổng hợp, nằm cách cửa biển Định An 65 hải lý, với 02 cầu cảng dài 302m độ sâu -12m và 11 bến phao sâu -15m; tổng diện tích mặt bằng 6,18ha. Cảng có thể tiếp nhận tàu 20.000DWT.
Chi nhánh Cảng Cái Cui (1 bộ phận của Cảng Cần Thơ) được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, thành phố Cần Thơ và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam phối hợp đầu tư xây dựng với mục tiêu trở thành cảng tổng hợp kết hợp container quốc tế của vùng kể từ năm 2002, đã hoàn thành giai đoạn 1 và bước đầu vào năm 2006 và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 từ năm 2009 đến nay; hiện công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơđã cổ phần hóa và đang tiếp tục kêu gọi đầu tư. Cảng nằm cách cửa Định An 55 hải lý, tổng diện tích mặt bằng 24,39ha, chiều dài cầu cảng 365m, độ sâu bình quân -14m. Cảng có thể tiếp nhận tàu 20.000DWT.
Với vị trí chiến lược, Cảng Cần Thơđược Chính phủ quy hoạch để xây dựng thành cảng biển lớn nhất Việt Nam tại Đồng bằng Sông Cửu Long, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) thuộc nhóm cảng biển số 6 trong 7 nhóm cảng biển quốc gia theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 và được điều chỉnh tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014. Trong đó, Cảng Cái Cui là bến chính của Cảng Cần Thơ, được lựa chọn xây dựng thành bến tổng hợp kết hợp container quốc tế của vùng ĐBSCL, nhằm phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đóng container của vùng đến các cảng đầu mối quốc gia, Vương quốc Campuchia và các nước tiểu vùng sông Mekong.
Hiện nay Cảng Cần Thơ thực hiện các hoạt động kinh doanh như: khai thác Cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải. Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước. Kinh doanh vận tải đường thủy, đường bộ. Cho thuê phương tiện và thiết bị, vận tải, bốc xếp chuyên ngành. Phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ. Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành. Đại lý giao nhận, bán
22
buôn, bán lẻ hàng hóa, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, cung ứng tàu biển. Nhập khẩu nguyên, nhiện vật liệu phục vụ cho ngành. Các hoạt động phụ trợ cho vận tải. Thông tin kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành. Kinh doanh