L ỞI MỞ ĐẦU
2.4.2.5 Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất
thẩm định dự án đầu tư.
Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới bằng
các biện pháp dẫn đến việc đầu tư các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả trên
cơ sở thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thường xuyên kiểm tra
kiểm soát trước, trong và sau khi vay. Món vay phải kiểm soát nhiều lần để
nắm tình hình biến động tiền hàng và có hướng thu nợ xử lý kịp thời khi có
Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng thì Techconbank Thanh Hóa phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định và quy trình cho vay
theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành cùng hướng dẫn của
Techcombak Việt Nam, và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về phòng ngừa rủi ro tín dụng. bên cạnh đó ngân hàng phải làm công tác thẩm định cho mỗi dự án. Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro trong quá trình cho vay sẽ giảm đi rất nhiều. Để làm tốt công tác thẩm định dự án, Ngân hàng cần
thực hiện tốt những nội dung sau đây:
- Phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích. Muốn vậy thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Hiện nay các nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính bản thân Doanh nghiệp vay vốn, từ hồ sơ lưu chuyển của Ngân hàng, từ các bạn hàng của chính Doang nghiệp, từ trung tâm thông tin của Ngân hàng nhà nước hoặc từ thông
tin đại chúng… Nói chung nguồn thông tin có thể lấy từ nhiều nguồn khác
nhau nhưng có thể thu thập lượng thông tin nhiều và chính xác Ngân hàng cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu từ nhiều nguồn và mở rộng các mối quan hệ. Đồng thời Ngân hàng nên có một bộ phận chuyên thu thập thông tin để lượng thông tin được cập nhận hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực sau đó mới tiến hành thu thập phân loại và lưu trữ khi nào cần có thểcó được ngay.
- Ngân hàng nên tiến hành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm
định dự án. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, Ngân hàng có thể quy
định đối với những dự án có số vốn lớn hơn một mức nào đó thì phải có một bộ phận chuyên trách thẩm định, như vậy việc thẩm định sẽ toàn diện hơn, bao quát hơn.
- Nâng cao chất lượng thẩm định cho các cán bộ tín dụng: cần
thường xuyên mở rộng các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng, mở các lớp học để phổ biến các văn hóa pháp luật mới được ban hành của ngành cũng như của các lĩnh vực cho vay. Đặc biệt các văn hóa hướng dẫn về hạch toán trong các doanh nghiệp.
- Nâng cao hơn nữa trong việc chỉ đạo theo chuyên đề kinh doanh
đối với các Ngân hàng huyện nhằm đảm bảo tập trung thống nhất nhưng vẫn phát huy quyền tự chủ của các huyện, tổ chỉ đạo Ngân hàng huyện cầm bám
sát hơn nữa Ngân hàng huyện để nắm bắt tình hình kiểm tra và thẩm định
nhanh chóng các món vay vượt quyền phán quyết của Ngân hàng huyện phát sinh nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng an toàn vốn trên toàn tỉnh.