Phương pháp hóa học là phương pháp được sử dụng phổ biến trong quy trình sản xuất chitin - chitosan hiện nay.
Chitin không tồn tại độc lập mà nó thường liên kết với các thành phần khác như: Protein, khoáng, sắc tố… Vì vậy để thu được chitin cần phải loại bỏ các thành phần không phải là chitin trong phế liệu tôm.
- Khử khoáng: Khoáng trong phế liệu tôm tồn tại ở dạng muối CaCO3, Ca3(PO4)2. Để khử khoáng trong đầu và vỏ tôm, ta thường sử dụng các acid mạnh như acid chlohydric, hay acid sunfuric,… cũng có thể dùng acid formic để biến đổi các muối không tan thành các muối có thể tan được và tách ra [2].
Phương trình phản ứng:
CaCO3 + HCl CaCl2 + H2O + CO2 CaCO3 + H2SO4 CaSO4 + H2O + CO2
CaCO3 + HCOOH (HCOO)2Ca + H2O + CO2
Các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ khử khoáng phụ thuộc vào nồng độ của acid được sử dụng.
- Khử protein:
Hóa chất được sử dụng để khử protein là NaOH, nồng độ NaOH sử dụng tùy thuộc vài loại nguyên liệu và tỷ lệ nguyên liệu/dung dịch. Phương pháp này có
tcao
nhược điểm là thải ra môi trường một lượng NaOH rất lớn gây ô nhiễm môi trường, nồng độ NaOH thường dùng khoảng 6÷8% để khử protein. Phương trình phản ứng thủy phân protein trong môi trường kiềm.
H2N-CH-CO-NH-CH-CO H2N-CH-COOH + H2N-CH-CO-NH-CH- R1 R2 R1 R2 R3 polypeptid acid amin peptid
Phương pháp hóa học cho hiệu suất sản phẩm cao nhưng lại có nhược điểm thải ra môi trường một lượng lớn NaOH và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất chitin - chitosan sau này. Do đó, với hóa chất nồng độ cao, hay nồng độ thấp nhưng thời gian dài, hay nhiệt độ cao… đều sẽ ảnh hưởng chất lượng sản phẩm sau này. Vì vậy cần có hướng nghiên cứu kết hợp thêm với phương pháp sinh học trong việc tận thu sản phẩm trong dịch thải có chất lượng tốt hơn, giảm được lượng hóa chất sử dụng, nâng cao chất lượng cho sản phẩm chitin - chitosan, mà còn giải quyết được ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất về sau.