Thông tin chung về đối tƣợng phỏng vấn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của môi trường đến phát triển du lịch tại chợ nổi cái răng thành phố cần thơ (Trang 33)

4.1.1 Khái quát thông tin du khách

Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu bao gồm những khách du lịch nội địa và những khách du lịch quốc tế. Những khách du lịch nội địa có thể là lần đầu tiên đi du lịch hoặc nhiều hơn một lần đi du lịch tại chợ nổi Cái Răng và đi với bất kì mục đích nào. Tƣơng tự, những khách du lịch quốc tế có thể là lần đầu tiên hoặc nhiều hơn một lần đến chợ nổi Cái Răng và đi với bất kì mục đích nào, đối tƣợng này đƣợc tập trung phỏng vấn chủ yếu là những du khách quốc tế biết tiếng Anh trên địa bàn thành phố Cần Thơ (18 quan sát) , và khách nội địa (82 quan sát), đây có thể là một hạn chế của đề tài. Nguyên nhân là trong quá trình phỏng vấn có rất nhiều khác du lịch từ chối trả lời bảng câu hỏi vì họ không biết và tiếng Anh không tốt. Ngoài ra, đề tài đƣợc thực hiện bởi cá nhân nên hạn chế về nhiều mặt nhƣ thời gian, nhân lực, tài chính. Khách du lịch có thông tin về nhân khẩu học khác nhau nhƣ: giới tính, tuổi, trình độ học vấn.

4.1.1.1 Giới tính

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.1 Cơ cấu giới tính của du khách

Có sự chênh lệch giữa nam và nữ trong khảo sát này nhƣng sự chênh lệch không cao đối với nhóm du khách nội địa. Nhƣng đối với nhóm khách quốc tế thì sự chênh lệch này khá cao, nguyên nhân là do thu mẫu thuận tiện và số lƣợng khách quốc tế phỏng vấn không nhiều nên có sự chênh lệch đáng kể này. Tuy nhiên, nhìn chung ở cả hai nhóm khách thì tỷ lệ khách du lịch nữ nhiều hơn du khách nam. So sánh với kết quả điều tra chi tiêu của du khách

43,90 % 56,10 % Nội địa 33,33% 66,67% Quốc tế Nam Nữ

23

năm 2009 [13] thì thấy rõ sự khác biệt giữa hai nghiên cứu. Theo kết quả điều tra chi tiêu khách du lịch nội địa năm 2009 thì tỷ lệ nam là 65,9% và nữ là 34,1% [13]. Có sự chênh lệch kết quả giữa hai nghiên cứu này là do trong điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2009 số khách đƣợc phỏng vấn là 23.103 du khách. Con số này rất lớn so với 82 du khách đƣợc phỏng vấn trong nghiên cứu này. Mặt khác, đối với du khách nữ, ngoài sở thích mua sắm, thƣ giãn trong các spa thì nhiều phụ nữ lại thích cảm giác là một du khách độc hành, háo hức với việc khám phá thế giới hay đơn giản chỉ là chuyến tham quan, nghỉ dƣỡng cùng ngƣời thân, bạn bè sau những ngày làm việc căng thẳng. Ngày càng nhiều phụ nữ, đặc biệt là ở độ tuổi 50, thích khám phá thế giới bên ngoài. Những kì nghỉ nhƣ vậy khiến phụ nữ cảm thấy đặc biệt hơn. Trong khi đó, nam giới lại nói không với những chuyến đi nhƣ vậy. Một nghiên cứu của công ty bảo hiểm du lịch của Mỹ Travel Guard đã chỉ ra rằng, ngày nay phụ nữ đi du lịch một mình phổ biến hơn nhiều so với 10 năm trƣớc, và phụ nữ đang chiếm ƣu thế hơn nam giới về số lƣợng các chuyến đi du lịch một mình. Mặc dù có sự chênh lệch giữa tỷ lệ du khách nam và du khách nữ nhƣng sự khác biệt này không cao, do đó số liệu này vẫn mang tính đại diện khi suy ra tổng thể.

4.1.1.2 Tuổi

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.2 Cơ cấu tuổi của khách quốc tế và khách nội địa

Do thu mẫu bằng phƣơng pháp thuận tiện nên thu đƣợc kết quả là những du khách có độ tuổi dao động từ 18 đến 66 tuổi. Vì vậy, để dễ dàng phân tích, dựa vào cơ cấu tuổi của du khách trong khảo sát chi tiêu năm 2009 [13], đối tƣợng phỏng vấn đƣợc chia thành 6 nhóm tuổi. Nhóm 1 từ 15 - 24 tuổi, nhóm 2 từ 25 - 34 tuổi, nhóm 3 từ 35 - 44 tuổi, nhóm 4 từ 45 - 54 tuổi, nhóm 5 từ 55 - 64 tuổi và nhóm 6 từ bằng 65 tuổi trở lên.

Trong đó, đối với nhóm khách quốc tế, những ngƣời có độ tuổi thuộc nhóm từ 55 đến 64 tuổi chiếm đa số (22,22%). Họ là những ngƣời thành công

42,68 % 34,15 % 7,32 % 13,41 % 1,22 % 1,22 % Nội địa 16,67% 16,67% 16,67% 16,67% 22,22% 11,11% Quốc tế 15-24 25-34 35-44 45-54 55-64 >=65

24

trong sự nghiệp hoặc gần đến tuổi về hƣu, có khả năng chi trả cao hơn, ở độ tuổi này, họ thƣờng đi du lịch với mục đích nghỉ dƣỡng, thƣ giãn theo dạng gia đình. Hơn nữa, giai đoạn này, họ đã bớt tập trung cho sự nghiệp và không phải lo lắng cho gia đình nhiều nữa, có nhiều thời gian rỗi tạo điều kiện cho họ đi du lịch nhiều hơn. Còn đối với nhóm khách nội địa thì nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 15 - 24 tuổi, chiếm gần một nữa trong tổng số quan sát (42,68%). Những ngƣời trong độ tuổi này thƣờng là học sinh, sinh viên, là độ tuổi năng động, yêu thích khám phá, họ luôn có nhu cầu tìm hiểu những địa điểm mới lạ, mở rộng các mối quan hệ thông qua việc tiếp xúc với nhiều đối tƣợng khác nhau. Bên cạnh đó cũng xuất phát từ mục tiêu mở rộng kiến thức phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của chính họ. Đồng thời, đi du lịch cũng là phƣơng thức giải tỏa căng thẳng sau khoảng thời gian dài học tập.

Nhóm du khách trong độ tuổi trên 65 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong số khách nội địa và cả khách quốc tế. Đây là nhóm ngƣời cao tuổi sức khỏe không tốt nên việc đi du lịch sẽ rất hạn chế. Hơn nữa, những ngƣời cao tuổi thích đƣợc nghỉ ngơi, yên tĩnh, không thích hợp với những chuyến đi xa hay những hoạt động du lịch náo nhiệt.

Riêng nhóm khách nội địa, nhu cầu đi du lịch giảm dấn khi tuổi càng cao. Do những ngƣời trẻ tuổi luôn năng động, thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ càng về già sức khỏe càng yếu và suy nghĩ cũng khác, có nhiều vấn đề phải lo nghĩ hơn không vô tƣ nhƣ lúc trẻ. Cụ thể nhƣ sau: nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất từ 15 - 24 tuổi chiếm 42,68%, nhóm tuổi từ 25 - 34 tuổi đứng vị trí thứ hai với 34,15%, tiếp theo là nhóm tuổi từ 45 - 54 tuổi, đến nhóm tuổi 35 - 44 tuổi, và thấp nhất là hai nhóm tuổi từ 55 - 64 và nhóm tuổi bằng đến lớn hơn 65 tuổi với tỷ lệ nhƣ nhau là 1,22%.

4.1.1.3 Trình độ học vấn

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.3 Cơ cấu trình độ học vấn của du khách 39,02 % 60,98 % Nội địa 16,67% 83,33% Quốc tế Dƣới đại học Từ đại học trở lên

25

Kết quả phỏng vấn cho thấy nhóm khách có trình độ học vấn từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm khách có trình độ dƣới đại học. Thể hiện một sự chênh lệch đáng kể. Có thể hiểu vấn đề này ở một góc độ đơn giản là những ngƣời có trình độ cao trong xã hội thì nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới phục vụ cho công việc, học tập, nghiên cứu càng cao vì vậy du lịch là một trong những lựa chọn hàng đầu của họ. Ngoài ra, trình độ học vấn cao thì nhu cầu về tinh thần cũng cao hơn và có thể họ sẽ có nhiều điều kiện đi du lịch hơn.

Đối với nhóm khách quốc tế, tỷ lệ du khách có trình độ từ đại học trở lên chiếm 83,33% gấp hơn 4 lần số lƣợng du khách có trình độ dƣới đại học. Do có những điều kiện nhất định và nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức phục vụ cho công việc, học tập, nghiên cứu nên nhóm khách này có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. Tuy nhiên, do số lƣợng mẫu quan sát của nhóm khách quốc tế ít nên kết quả nghiên cứu này có thể bị sai lệch. Đây là một trong những hạn chế của đề tài.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm đối tƣợng có trình độ học vấn cao từ đại học trở lên thì có tỷ lệ đi du lịch cao, nhóm đối tƣợng có trình độ học vấn dƣới đại học thì có tỷ lệ đi du lịch thấp hơn. Vì vậy, có thể đƣa ra kết luận trình độ học vấn tỷ lệ thuận với nhu cầu đi du lịch.

4.1.2 Hành vi du lịch của du khách

4.1.2.1 Số lần du lịch đến chợ nổi

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.4 Cơ cấu số lần đi du lịch tại chợ nổi Cái Răng của khách quốc tế và nội địa

Trong kết quả thống kê này, các du khách quốc tế lần đầu tiên đến chợ nổi Cái Răng chiếm tỷ lệ rất cao (94,44%) trong tổng số, tỷ lệ khách đến trên 3 lần là rất nhỏ (chỉ 5,56%) và nhóm khách đến chợ nổi từ 2 - 3 lần là không có. Đa số khách quốc tế đến thăm Việt Nam vì tò mò, muốn khám phá vùng đất mới với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, các di sản/di tích văn hóa nổi

94,44 % 5,56% Quốc tế 56,10% 25,61% 18,29% Nội địa Lần đầu tiên 2 - 3 lần Trên 3 lần

26

tiếng và những khu du lịch sinh thái đẹp. Đến với chợ nổi Cái Răng, khách ta, khách tây đủ loại tất cả nhƣ bị cuốn vào nhịp buôn bán sôi động đang diễn ra trên sông. Cảnh tƣợng này có lẽ sẽ chẳng bao giờ có đƣợc ở đất nƣớc họ. Vì thế, du khách quốc tế rất thích thú khi đến đây. Mặc dù vậy, đất nƣớc Việt Nam có rất nhiều phong cảnh đẹp, nhiều nét văn hóa mang đặc trƣng vùng miền thu hút khách du lịch nên việc du khách đến chợ nổi Cái Răng từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp cũng là điều dễ hiểu.

Đối với khách nội địa cũng tƣơng tự, số lƣợng khách du lịch đến chợ nổi Cái Răng lần đầu tiên cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng ở vị trí thứ 2 là nhóm khách có số lần từ 2 – 3 lần và cuối cùng là nhóm khách đi trên 3 lần chiếm tỷ lệ thấp nhất. Theo quan sát của tác giả, đa số khách du lịch trong nƣớc đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Du khách đến với chợ nổi do hiếu kì, thích khám phá đặc trƣng sông nƣớc mà nơi họ sống không có. Chứng minh qua lời một du khách đến từ Đà Nẵng: “Mong muốn của tôi là được một lần đến miền Tây, được đi thuyền trên sông, được tìm hiểu sinh hoạt của người dân vùng sông nước”. Tuy nhiên, đặc trƣng sông nƣớc thì không

chỉ có riêng ở Cần Thơ hay chỉ có chợ nổi Cái Răng là chợ trên sông. Nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL cũng có chợ nổi nhƣ: chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Vĩnh Thuận (Kiên Giang), chợ nổi Cà Mau,…Vì vậy số lƣợng du khách đến chợ nổi Cái Răng trên 2 lần cũng không cao.

Tóm lại, đa số du khách chỉ đến tham quan chợ nổi Cái Răng một lần đầu tiên, nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau nhƣ: họ cảm thấy đến tham quan một lần là đủ, do sự quấy rối, chèo kéo của những ngƣời bán hàng trên những chiếc thuyền nhỏ, hay do điều kiện vệ sinh không đảm bảo…Vì vậy, để thu hút du khách quay trở lại, chúng ta cần có những chính sách phù hợp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, làm cho chợ nổi ngày càng “mới” hơn, hạn chế nạn “làm phiền” du khách. Ngoài ra, sự nhiệt tình, niềm nở, hiếu khách của ngƣời dân địa phƣơng và giới thƣơng hồ cũng là một đặc điểm khiến du khách quay trở lại. Để thực hiện tốt điều này, cần sự cố gắn rất nhiều từ chính quyền địa phƣơng, ngành chức năng có thẩm quyền đến toàn thể ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ những ngƣời dân thƣơng hồ tại chợ nổi.

4.1.2.2 Nguồn thông tin trước chuyến đi của du khách

Từ kết quả khảo sát ta thấy rằng nguồn thông tin từ internet, bạn bè, ngƣời thân, công ty du lịch và nguồn thông tin công cộng là những nguồn thông tin chủ yếu trƣớc chuyến đi của du khách.

27

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.5 Nguồn thông tin trƣớc chuyến đi của du khách

Nguồn thông tin từ bạn bè, ngƣời thân là nguồn thông tin phổ biến mà khách nội địa lựa chọn, chiếm 47,56% trong tổng số. Đây là nguồn thông tin truyền miệng nên đáng tin cậy hơn và cũng là nguồn thông tin quan trọng nhất vì bạn bè, ngƣời thân là những ngƣời gần gũi, thân thiết nên những thông tin từ họ đƣợc tin tƣởng nhiều nhất cũng là điều hiển nhiên. Ngoài ra, khách nội địa cũng tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin khác nhau nhƣ: từ sách báo, tạp chí (20,73%), công ty du lịch (14,63%), tivi, internet (10,98%) và từ các nguồn thông tin khác (6,1%). Từ việc khách nội địa tìm hiểu thông tin từ tivi, internet, công ty du lịch không cao cho thấy sự hạn chế trong cách tổ chức quảng bá của các tổ chức du lịch khi chƣa phát huy tốt vai trò cung cấp thông tin cho du khách.

Trái ngƣợc với khách nội địa, khách quốc tế lại lựa chọn nguồn thông tin từ công ty du lịch là chủ yếu. Theo quan sát thì đa số khách quốc tế đến chợ nổi Cái Răng là đi theo tour của các công ty du lịch, có hƣớng dẫn viên đi theo. Nguyên nhân là do khách quốc tế không biết tiếng Việt, không rõ địa hình cũng nhƣ văn hóa sinh hoạt ở đây nên họ lựa chọn mua tour để đƣợc tham quan và hiểu thêm về văn hóa chợ nổi thông qua giới thiệu của những ngƣời hƣớng dẫn viên bản xứ. Bên cạnh đó, nguồn thông tin từ sách báo, tạp

5,56% 11,11% 77,78% 5,56% 20,73% 47,56% 10,98% 14,63% 6,10% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Sách báo, tạp chí Bạn bè, ngƣời thân

Tivi, internet Công ty du

lịch Khác Quốc tế Nội địa % Nguồn thông tin

28

chí không đƣợc sử dụng đến đối với nhóm khách này là do ngày nay công nghệ thông tin phát triển vƣợt bậc, điện thoại thông minh, máy tính xách tay ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến. Ngoài ra, internet cũng là một nguồn thông tin đƣợc sử dụng nhiều chiếm 11,11% trong tổng số. Theo nghiên cứu của thạc sĩ Dƣơng Quế Nhu về Internet và truyền miệng trong du lịch năm 2013 đã kết luận: “Internet là nguồn thông tin chủ yếu được tham khảo đối với khách quốc

tế khi đến Việt Nam”. Kết quả khảo sát có sự khác biệt so với nghiên cứu khoa

học của thạc sĩ là do số lƣợng du khách đƣợc khảo sát ít và sử dụng phƣơng pháp thu mẫu thuận tiên, hạn chế về thời gian.

4.1.3 Đán g á ung về ín đại diện của mẫu

Cơ cấu khách du lịch trong đề tài nghiên cứu này đƣợc lấy từ tỷ lệ khách quốc tế và nội địa đến chợ nổi Cái Răng trung bình năm theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ nên tƣơng đối chính xác và đáng tin cậy. Tuy nhiên do cỡ mẫu nhỏ (100 quan sát) và mẫu đƣợc thu bằng phƣơng pháp thuận tiện nên tính đại diện không cao nhƣ những phƣơng pháp thu mẫu theo tỷ lệ khác. Đây là một hạn chế của đề tài. Thế nhƣng những mẫu này đƣợc thu một cách hoàn toàn trung thực và chia ra thu ở nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau, thể hiện chính xác thông tin của du khách cũng nhƣ những thông tin cần cho nghiên cứu. Bảng câu hỏi đƣợc giải thích rõ ràng, dễ hiểu khi trực tiếp phỏng vấn du khách điều này góp phần phản ánh tính trung thực của kết quả nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng kết quả nghiên cứu đủ điều kiện suy ra tổng thể cho chợ nổi Cái Răng.

Ngoài ra, đối với khách quốc tế đề tài chỉ nghiên cứu những du khách quốc tế có thể sử dụng tiếng Anh, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ bỏ qua những du khách không thể sử dụng tiếng Anh, điển hình là những du khách đến từ các nƣớc Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, đây là những quốc gia có số lƣợng ngƣời biết tiếng Anh không nhiều nhƣng lại là những nƣớc có số lƣợng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của môi trường đến phát triển du lịch tại chợ nổi cái răng thành phố cần thơ (Trang 33)