Số lần du lịch đến chợ nổi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của môi trường đến phát triển du lịch tại chợ nổi cái răng thành phố cần thơ (Trang 36)

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.4 Cơ cấu số lần đi du lịch tại chợ nổi Cái Răng của khách quốc tế và nội địa

Trong kết quả thống kê này, các du khách quốc tế lần đầu tiên đến chợ nổi Cái Răng chiếm tỷ lệ rất cao (94,44%) trong tổng số, tỷ lệ khách đến trên 3 lần là rất nhỏ (chỉ 5,56%) và nhóm khách đến chợ nổi từ 2 - 3 lần là không có. Đa số khách quốc tế đến thăm Việt Nam vì tò mò, muốn khám phá vùng đất mới với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, các di sản/di tích văn hóa nổi

94,44 % 5,56% Quốc tế 56,10% 25,61% 18,29% Nội địa Lần đầu tiên 2 - 3 lần Trên 3 lần

26

tiếng và những khu du lịch sinh thái đẹp. Đến với chợ nổi Cái Răng, khách ta, khách tây đủ loại tất cả nhƣ bị cuốn vào nhịp buôn bán sôi động đang diễn ra trên sông. Cảnh tƣợng này có lẽ sẽ chẳng bao giờ có đƣợc ở đất nƣớc họ. Vì thế, du khách quốc tế rất thích thú khi đến đây. Mặc dù vậy, đất nƣớc Việt Nam có rất nhiều phong cảnh đẹp, nhiều nét văn hóa mang đặc trƣng vùng miền thu hút khách du lịch nên việc du khách đến chợ nổi Cái Răng từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp cũng là điều dễ hiểu.

Đối với khách nội địa cũng tƣơng tự, số lƣợng khách du lịch đến chợ nổi Cái Răng lần đầu tiên cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng ở vị trí thứ 2 là nhóm khách có số lần từ 2 – 3 lần và cuối cùng là nhóm khách đi trên 3 lần chiếm tỷ lệ thấp nhất. Theo quan sát của tác giả, đa số khách du lịch trong nƣớc đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Du khách đến với chợ nổi do hiếu kì, thích khám phá đặc trƣng sông nƣớc mà nơi họ sống không có. Chứng minh qua lời một du khách đến từ Đà Nẵng: “Mong muốn của tôi là được một lần đến miền Tây, được đi thuyền trên sông, được tìm hiểu sinh hoạt của người dân vùng sông nước”. Tuy nhiên, đặc trƣng sông nƣớc thì không

chỉ có riêng ở Cần Thơ hay chỉ có chợ nổi Cái Răng là chợ trên sông. Nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL cũng có chợ nổi nhƣ: chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Vĩnh Thuận (Kiên Giang), chợ nổi Cà Mau,…Vì vậy số lƣợng du khách đến chợ nổi Cái Răng trên 2 lần cũng không cao.

Tóm lại, đa số du khách chỉ đến tham quan chợ nổi Cái Răng một lần đầu tiên, nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau nhƣ: họ cảm thấy đến tham quan một lần là đủ, do sự quấy rối, chèo kéo của những ngƣời bán hàng trên những chiếc thuyền nhỏ, hay do điều kiện vệ sinh không đảm bảo…Vì vậy, để thu hút du khách quay trở lại, chúng ta cần có những chính sách phù hợp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, làm cho chợ nổi ngày càng “mới” hơn, hạn chế nạn “làm phiền” du khách. Ngoài ra, sự nhiệt tình, niềm nở, hiếu khách của ngƣời dân địa phƣơng và giới thƣơng hồ cũng là một đặc điểm khiến du khách quay trở lại. Để thực hiện tốt điều này, cần sự cố gắn rất nhiều từ chính quyền địa phƣơng, ngành chức năng có thẩm quyền đến toàn thể ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ những ngƣời dân thƣơng hồ tại chợ nổi.

4.1.2.2 Nguồn thông tin trước chuyến đi của du khách

Từ kết quả khảo sát ta thấy rằng nguồn thông tin từ internet, bạn bè, ngƣời thân, công ty du lịch và nguồn thông tin công cộng là những nguồn thông tin chủ yếu trƣớc chuyến đi của du khách.

27

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.5 Nguồn thông tin trƣớc chuyến đi của du khách

Nguồn thông tin từ bạn bè, ngƣời thân là nguồn thông tin phổ biến mà khách nội địa lựa chọn, chiếm 47,56% trong tổng số. Đây là nguồn thông tin truyền miệng nên đáng tin cậy hơn và cũng là nguồn thông tin quan trọng nhất vì bạn bè, ngƣời thân là những ngƣời gần gũi, thân thiết nên những thông tin từ họ đƣợc tin tƣởng nhiều nhất cũng là điều hiển nhiên. Ngoài ra, khách nội địa cũng tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin khác nhau nhƣ: từ sách báo, tạp chí (20,73%), công ty du lịch (14,63%), tivi, internet (10,98%) và từ các nguồn thông tin khác (6,1%). Từ việc khách nội địa tìm hiểu thông tin từ tivi, internet, công ty du lịch không cao cho thấy sự hạn chế trong cách tổ chức quảng bá của các tổ chức du lịch khi chƣa phát huy tốt vai trò cung cấp thông tin cho du khách.

Trái ngƣợc với khách nội địa, khách quốc tế lại lựa chọn nguồn thông tin từ công ty du lịch là chủ yếu. Theo quan sát thì đa số khách quốc tế đến chợ nổi Cái Răng là đi theo tour của các công ty du lịch, có hƣớng dẫn viên đi theo. Nguyên nhân là do khách quốc tế không biết tiếng Việt, không rõ địa hình cũng nhƣ văn hóa sinh hoạt ở đây nên họ lựa chọn mua tour để đƣợc tham quan và hiểu thêm về văn hóa chợ nổi thông qua giới thiệu của những ngƣời hƣớng dẫn viên bản xứ. Bên cạnh đó, nguồn thông tin từ sách báo, tạp

5,56% 11,11% 77,78% 5,56% 20,73% 47,56% 10,98% 14,63% 6,10% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Sách báo, tạp chí Bạn bè, ngƣời thân

Tivi, internet Công ty du

lịch Khác Quốc tế Nội địa % Nguồn thông tin

28

chí không đƣợc sử dụng đến đối với nhóm khách này là do ngày nay công nghệ thông tin phát triển vƣợt bậc, điện thoại thông minh, máy tính xách tay ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến. Ngoài ra, internet cũng là một nguồn thông tin đƣợc sử dụng nhiều chiếm 11,11% trong tổng số. Theo nghiên cứu của thạc sĩ Dƣơng Quế Nhu về Internet và truyền miệng trong du lịch năm 2013 đã kết luận: “Internet là nguồn thông tin chủ yếu được tham khảo đối với khách quốc

tế khi đến Việt Nam”. Kết quả khảo sát có sự khác biệt so với nghiên cứu khoa

học của thạc sĩ là do số lƣợng du khách đƣợc khảo sát ít và sử dụng phƣơng pháp thu mẫu thuận tiên, hạn chế về thời gian.

4.1.3 Đán g á ung về ín đại diện của mẫu

Cơ cấu khách du lịch trong đề tài nghiên cứu này đƣợc lấy từ tỷ lệ khách quốc tế và nội địa đến chợ nổi Cái Răng trung bình năm theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ nên tƣơng đối chính xác và đáng tin cậy. Tuy nhiên do cỡ mẫu nhỏ (100 quan sát) và mẫu đƣợc thu bằng phƣơng pháp thuận tiện nên tính đại diện không cao nhƣ những phƣơng pháp thu mẫu theo tỷ lệ khác. Đây là một hạn chế của đề tài. Thế nhƣng những mẫu này đƣợc thu một cách hoàn toàn trung thực và chia ra thu ở nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau, thể hiện chính xác thông tin của du khách cũng nhƣ những thông tin cần cho nghiên cứu. Bảng câu hỏi đƣợc giải thích rõ ràng, dễ hiểu khi trực tiếp phỏng vấn du khách điều này góp phần phản ánh tính trung thực của kết quả nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng kết quả nghiên cứu đủ điều kiện suy ra tổng thể cho chợ nổi Cái Răng.

Ngoài ra, đối với khách quốc tế đề tài chỉ nghiên cứu những du khách quốc tế có thể sử dụng tiếng Anh, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ bỏ qua những du khách không thể sử dụng tiếng Anh, điển hình là những du khách đến từ các nƣớc Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, đây là những quốc gia có số lƣợng ngƣời biết tiếng Anh không nhiều nhƣng lại là những nƣớc có số lƣợng du khách đến chợ nổi khá đông trong những năm gần đây. Đó cũng là một hạn chế của nghiên cứu, tuy nhiên, đây không phải là một hạn chế quá lớn bởi cơ cấu khách trong đề tài này khá tƣơng đồng với những điều tra trƣớc đây của Tổng cục thống kê là có trên 80% lƣợng du khách sử dụng đƣợc tiếng Anh đến du lịch Việt Nam, cho nên việc chỉ thực hiện phỏng vấn với đối tƣợng khách biết tiếng Anh cũng phần nào thể hiện đƣợc tính đặc trƣng của mẫu so với tổng thể.

4.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA DU KHÁCH VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG 4.2.1 Đán g á ung ủa du khách về mô rƣờng tại chợ nổi Cái 4.2.1 Đán g á ung ủa du khách về mô rƣờng tại chợ nổi Cái Răng

Có nhiều yếu tố để đánh giá về tình hình môi trƣờng tại chợ nổi Cái Răng. Ở đề tài này, chỉ giới hạn đánh giá ở một số tiêu chí nhƣ: điều kiện vệ

29

sinh chung, bầu không khí, chất thải từ sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng và phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy, tiếng ồn từ phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy, việc thu gom, xử lý rác thải. Việc đo lƣờng đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng thang đo khoảng từ 1 đến 5 cho từng yếu tố riêng lẻ, trong đó: 1 là rất kém cho đến 5 là rất tốt.

Qua khảo sát cho thấy điều kiện vệ sinh chung tại chợ nổi Cái Răng chƣa đƣợc đảm bảo, theo đánh giá của du khách chỉ đạt mức độ trung bình. Trong đó, yếu tố bầu không khí đƣợc đánh giá cao nhất. Nguyên nhân là do chợ nổi đƣợc họp vào lúc tờ mờ sáng nên tiết trời mát mẻ, trong lành, phƣơng tiện đƣờng thủy di chuyển cũng ít thải ra khói bụi nhƣ xe cộ trên bờ. Bên cạnh đó, du khách còn đƣợc nhìn ngắm cảnh những chiếc ghe xuồng buôn bán tấp nập, tiếng cƣời nói rộn ràng của ngƣời dân làm cho bầu không khí thêm vui tƣơi, náo nhiệt hơn. Vì vậy bầu không khí luôn đƣợc đánh giá cao. Chứng minh qua lời của một du khách nhƣ sau:

“Thích nhất là cảm giác đứng trên mũi tàu hít một hơi thật sâu như gom

cả bầu không khí trong lành vào lồng ngực”.

Nam du khách ngƣời Việt, 32 tuổi. Ngoài ra, những yếu tố môi trƣờng khác cũng không đƣợc đánh giá cao, chỉ từ mức độ trung bình. Để nhìn nhận cụ thể hơn chúng ta sẽ phân tích bảng sau đây:

Bảng 4.1: Đánh giá của du khách về vệ sinh tại chợ nổi Cái Răng

Đơn vị tính: số khách Tiêu chí Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Bình quân

Điều kiện vệ sinh chung 2 20 43 33 2 3,13

Bầu không khí 0 3 15 59 23 4,02

Chất thải từ sinh hoạt của

ngƣời dân địa phƣơng 11 28 46 12 3 2,68

Chất thải từ phƣơng tiện giao

thông đƣờng thủy 9 27 41 17 6 2,84

Tiếng ồn từ phƣơng tiện giao

thông đƣờng thủy 5 20 52 19 4 2,97

Việc thu gom, xử lý rác thải 16 30 32 18 4 2,64

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

 Chất thải do sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng có 85% du khách đánh giá là không tốt.

30

 Chất thải từ phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy có 77% du khách đánh giá không tốt.

 Tiếng ồn từ phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy có 77% du khách đánh giá không tốt.

 Việc thu gom, xử lý rác thải có 78% du khách đánh giá không tốt. Trong đó có 16% đánh giá rất kém và 30% đánh giá kém. Đây là yếu tố du khách đánh giá từ rất kém đến kém chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là do khách không nhìn thấy hoặc hiếm khi nhìn thấy có sự thu gom rác ở chợ nổi vì có thể là do không đi đúng thời điểm ngƣời ta thu gom rác.

Những nhận xét, đánh giá trên cho thấy điều kiện vệ sinh môi trƣờng tại chợ nổi Cái Răng vẫn còn chƣa tốt, cần có biện pháp thiết thực để cải thiện môi trƣờng ở chợ nổi nói riêng cũng nhƣ các điểm du lịch ở Cần Thơ nói chung. Cụ thể là cần đẩy mạnh hoạt động làm vệ sinh, tổ chức thu gom rác thải trên chợ nổi để không còn những cảnh bọc nilon, vỏ đồ hộp, trái cây thối trôi lềnh bềnh trên sông.

4.2.2 Đán g á ủa du khách về mứ độ ô nhiễm mô rƣờng tại chợ nổ Cá Răng

Tƣơng tự nhƣ việc đo lƣờng các yếu tố về môi trƣờng tại chợ nổi, bài nghiên cứu cũng đo lƣờng mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại chợ nổi bằng thang đo khoảng (1 - 5), trong đó: 1 là rất ô nhiễm cho đến 5 là rất sạch sẽ. Biểu diễn bằng hình vẽ sau:

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.6 Đánh giá của du khách về mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại chợ nổi Cái Răng

7% 39% 45% 8% 1% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất ô nhiễm Ô nhiễm Bình thƣờng Sạch sẽ Rất sạch sẽ % Mức độ ô nhiễm

31

Từ biểu đồ trên ta thấy, có đến 91% du khách đánh giá về chợ nổi là không sạch sẽ. Trong đó có đến 39% đánh giá là ô nhiễm và 7% đánh giá là rất ô nhiễm. Những kết luận này có thể xuất phát từ những đánh giá không tốt cho từng yếu tố môi trƣờng riêng lẻ đƣợc thống kê ở bảng 4.2. Đây là những đánh giá cần đƣợc các nhà chức năng, các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận từ đó quan tâm nhiều hơn trong việc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong du lịch, đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trƣờng tại chợ nổi Cái Răng - một trong những thế mạnh du lịch của Cần Thơ và cả ĐBSCL.

4.2.3 Mứ độ hài lòng của du khách khi tham quan chợ nổ Cá Răng

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.7 Mức độ hài lòng của du khách khi tham quan chợ nổi Cái Răng Qua hình vẽ trên có thể thấy mức độ hài lòng của khách quốc tế khi tham quan chợ nổi Cái Răng cao hơn khách nội địa (khách quốc tế: 77,78%, khách nội địa: 51,22%). Đây là một việc đáng mừng cho ngành du lịch Cần Thơ nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng, cần đƣợc phát huy hơn nữa để giữ chân nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

4.3 ẢNH HƢỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG 4.3.1 Ản ƣởng đến sức khỏe của du khách 4.3.1 Ản ƣởng đến sức khỏe của du khách

Mọi lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội đều chịu tác động của môi trƣờng. Khi môi trƣờng bị ô nhiễm sẽ gây nhiều tác hại cho xã hội. Một trong những ảnh hƣởng nghiêm trọng đáng lo ngại đó là ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Vì vậy, để hiểu đƣợc tầm ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sức khỏe

5,56% 16,67% 50% 27,78% 3,66% 8,54% 36,59% 45,12% 6,1% 0 10 20 30 40 50 60 Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng Rất hài lòng Quốc tế Nội địa % Mức độ hài lòng

32

khách du lịch tại chợ nổi Cái Răng, tác giả tiến hành phỏng vấn 100 khách du lịch và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

4.3.3 Ản ƣởng đến cảm nhận rong quá rìn đ du lịch

Nguồn: số liệu khảo sát 2014

Hình 4.8 Mức độ ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sức khỏe của du khách Qua hình vẽ trên ta có thể thấy có đến 66% du khách cho rằng việc ô nhiễm môi trƣờng tại chợ nổi không có ảnh hƣởng đến sức khỏe của họ khi tham quan khu vực này. Điều này có thể giải thích nhƣ sau: Do du khách có quá ít thời gian để tham quan, thông thƣờng tàu du lịch chỉ chở du khách đến chợ nổi sau đó dừng trên chợ cho họ tham quan, chụp ảnh trong khoảng một hai giờ. Việc môi trƣờng có ô nhiễm hay không đa số du khách cho rằng nó không ảnh hƣởng nhiều đến họ. Họ không lƣu lại lâu nên không chịu ảnh hƣởng gì.

Tuy nhiên, vẫn có đến 34% khẳng định ô nhiễm môi trƣờng sẽ ảnh hƣởng và có thể rất ảnh hƣởng đến sức khỏe của du khách khi tham quan chợ nổi. Mặc dù chỉ đi qua trong khoảng thời gian ngắn nhƣng du khách có thể bị choáng, đau đầu khi chứng kiến cảnh buôn bán ồn ào tại chợ hay tiếng động cơ inh ỏi bên tai. Điều này khiến một số ngƣời tỏ ra rất khó chịu.

Mức độ tác động của môi trƣờng đến sức khỏe du khách nhƣ thế nào còn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của môi trường đến phát triển du lịch tại chợ nổi cái răng thành phố cần thơ (Trang 36)