Tổng quan về chợ nổi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của môi trường đến phát triển du lịch tại chợ nổi cái răng thành phố cần thơ (Trang 25)

3.1.1 Lịch sử hình thành chợ nổ Cá Răng

Chợ nổi Cái Răng đƣợc hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX khi các ghe chở hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu xuống; các ghe chở lá lợp nhà, chiếu, than đƣớc từ miệt Cà Mau, Rạch Giá lên tụ họp, mua bán. Lúc mới hình thành, khu chợ nằm gần chợ trên bờ và nằm sát hai bên cầu Cái Răng hiện nay nên có tên gọi là chợ nổi Cái Răng. Từ “Cái Răng” có nguồn gốc từ tiếng Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng - ông táo” là thứ lò đƣợc nắn bằng đất của ngƣời Khmer. Trƣớc đây ngƣời Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, Ang Giang) làm rất nhiều karan rồi chất đầy mui ghe lớn dọc theo sông Cái đến đậu nơi chợ Cái Răng hiện nay để bán, năm này qua năm nọ, dần dần ngƣời dân địa phƣơng phát âm karan thành cái răng rồi kêu thành địa danh cho tới ngày nay.

Chợ nổi Cái Răng đƣợc hình thành do một số nguyên nhân sau:

 Do lúc chợ nổi hình thành thì điều kiện đi lại, giao thông đƣờng bộ chƣa phát triển nhƣ ngày nay, việc mua bán trên bờ cũng chƣa đƣợc thuận tiện. Ngƣời dân miền Tây quen sử dụng ghe, xuồng để đi lại và vận chuyển hàng hóa.

 Do có hệ thống sông lớn, phù sa bồi đắp và lƣợng nƣớc tƣới tiêu dồi dào mà nền nông nghiệp ở ĐBSCL ngày càng phát triển, nông sản ngày càng nhiều dẫn đến việc dƣ thừa cần có nơi để tiêu thụ nhanh. Vì vậy những ngƣời nông dân phải chở đi buôn bán trao đổi với nhau.

 Do yếu tố tự nhiên thuận lợi khi nằm ở khúc sông không quá sâu, không quá cạn, không quá rộng cũng không quá hẹp; lại là nơi giao nhau của nhiều nhánh sông làm cho việc thông thƣơng, mua bán dễ dàng hơn.

3.1.2 Đặ đ ểm chợ nổ Cá Răng

3.1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý, trƣớc đây chợ nổi Cái Răng đƣợc hình thành ở nơi giao nhau của 4 con sông Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé, và liền kề với chợ trên bờ. Hiện nay, chợ nằm trên sông Cần Thơ, trục đƣờng thủy chiến lƣợc sông Hậu - kênh xáng Xà No rất thuận tiện cho giao thƣơng, buôn bán với các tỉnh lân cận và cả vùng ĐBSCL.

Nằm ở vị trí thuận lợi nên du khách rất dễ tiếp cận chợ nổi Cái Răng. Chúng ta có thể đến chợ nổi bằng cả đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ.

 Đi bằng đƣờng thủy: từ Cần Thơ du khách sẽ thuê ghe, tàu tại bến Ninh Kiều để đi tham quan chợ nổi. Chỉ trong 30 phút tàu du lịch sẽ đƣa du

15

khách đến nơi. Ngoài ra du khách ở Phong Điền cũng có thể đi ghe dọc theo sông để đến chợ nổi.

 Đi bằng đƣờng bộ: du khách có thể sử dụng xe máy, ô tô dọc theo đƣờng 3/2 thành phố Cần Thơ đến chân cầu Cái Răng rồi rẽ phải đi thêm 5Km là đến. Tại đây du khách có thể thuê những chiếc xuồng nhỏ len lỏi trong chợ tham quan, mua sắm thỏa thích.

Nói về điều kiện tự nhiên, chợ nằm trên sông Cái Răng có nguồn nƣớc phù sa ngọt quanh năm thuận lợi cho sinh hoạt cƣ dân ở đây. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 280C, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

3.1.2.2 Hoạt động của chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lƣợng lớn. Mỗi mặt hàng đã đƣợc phân loại cho đồng đều về số lƣợng, kích cỡ. Nếu nhƣ dân địa phƣơng và các vùng lân cận thƣờng sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thƣơng lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thƣơng hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe nhƣ “căn hộ di động” trên sông nƣớc với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ nhƣ ti vi màu, đầu đĩa, dàn âm thanh…có cả xe máy đậu trên ghe.

Thời gian hoạ động: Chợ thƣờng họp khá sớm, từ lúc tờ mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Chợ đông nhất là vào khoảng 7 giờ sáng. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch).

Các loạ p ƣơng tiện, hàng hóa: Có nhiều loại phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy hoạt động trên chợ từ những chiếc xuồng nhỏ len lỏi chở ngƣời đi chợ đến những chiếc thuyền lớn chất đầy những loại hàng hóa. Theo thông tin từ Sở giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, qua khảo sát các phƣơng tiện hoạt động tại chợ nổi Cái Răng thì hầu hết các phƣơng tiện hoạt động đều bằng gỗ, có tải trọng từ dƣới 5 tấn đến 30 tấn. Số lƣợng phƣơng tiện neo đậu hàng ngày khoảng 200 đến 500 chiếc, lấn chiếm luồng tàu chạy, làm cho phƣơng tiện vận chuyển hàng hóa lƣu thông qua khu vực này gặp nhiều khó khăn.

Chợ nổi Cái Răng chủ yếu buôn bán các loại trái cây, nông sản từ các vùng miền đổ về đây. Tuy nhiên, do nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân thƣơng hồ mà ngày nay chợ nổi bán gần nhƣ đầy đủ hàng hóa mà chợ trên bờ có bán. Từ đồ dùng sinh hoạt, xăng dầu, thuốc tây, bánh kẹo đến các hàng đồ ăn thức uống đều đầy đủ cả.

16

3.1.2.3 Cách rao hàng độc đáo bằng “cây bẹo”

Nét nổi bật nhất trong cách thức mua bán của chợ nổi ở miền Tây là quảng cáo chào hàng. Hầu hết các ghe đều có vài cây sào và họ dùng cây sào này chống ngay trƣớc mũi ghe rồi treo tƣợng trƣng những sản phẩm mình bán lên cây sào đó. Cây sào này gọi là “cây bẹo”. Theo Từ điển phƣơng ngữ Nam Bộ, “bẹo” là một động từ có nghĩa chƣng ra, đƣa ra, “bẹo mặt” là chƣờng mặt ra để trêu tức, “bẹo hình” là phô trƣơng hình dáng, chƣng diện màu sắc có ý khoe khoang.

Cây bẹo đƣợc sử dụng để bày hàng trên ghe là một hình thức quảng cáo trực quan thông minh. Vì là buôn bán trên sông nƣớc nếu treo bảng hiệu cao thì sẽ vƣớn gió, còn để thấp thì khách hàng sẽ không nhìn thấy. Với cây bẹo thì khác, khách hàng chỉ cần đứng từ xa nhìn vào là đã biết trên ghe bán những mặt hàng nào. Nhƣ thế sẽ thuận tiện cho cả ngƣời mua lẫn ngƣời bán. Hình ảnh cây bẹo giúp ta phân biệt đƣợc ghe mua và ghe bán một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, trong tiếng sóng vỗ ì oạp cùng với tiếng máy nổ của ghe xuồng lấn áp cả khu chợ, các ghe không thể nào rao bán nhƣ trên đất liền. Vì thế việc sử dụng cây bẹo trở thành một hình thức hữu ích đƣợc các chủ ghe sử dụng.

3.2 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG 3.2.1 Số lƣợng du khách tham quan chợ nổi 3.2.1 Số lƣợng du khách tham quan chợ nổi

Chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ nổi lớn của vùng ĐBSCL, là một nét văn hóa đặc trƣng của vùng sông nƣớc Nam Bộ và ngày nay đã trở thành điểm đến du lịch thú vị của du khách. Theo thống kê của Sở Du lịch Cần Thơ thì trong tổng số khách du lịch đến tham quan Cần Thơ có hơn 95% khách ghé qua chợ nổi Cái Răng. Số lƣợng khách du lịch đến Cần Thơ trong 4 năm từ 2010 - 2013 đƣợc thống kê từ Sở Du lịch thành phố Cần Thơ nhƣ sau:

Bảng 3.1 Tình hình du khách đến Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2013

Năm

Khách quốc tế Khách nội địa Tổng số khách

Số lƣợng (lƣợt khách) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (lƣợt khách) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (lƣợt khách) Tỷ lệ (%) 2010 163.835 18,61 716.417 81,39 880.252 100 2011 170.325 17,52 802.125 82,48 972.450 100 2012 190.116 16,18 984.707 83,82 1.174.823 100 2013 211.357 16,89 1.040.268 83,11 1.251.625 100 Trung bình năm 183.908 17,19 885.879 82,81 1.069.787 100 Trung bình tháng 15.326 17.19 73.823 82,81 89.149 100

17

Từ bảng số liệu trên có thể thống kê đƣợc tình hình du khách đến chợ nổi Cái Răng trong giai đoạn 2010 - 2013, chiếm 95% số lƣợng du khách đến Cần Thơ. Tình hình du khách đến chợ nổi Cái Răng đƣợc thống kê trong bảng 3.2.

Bảng 3.2 Tình hình du khách đến chợ nổi Cái Răng giai đoạn 2010-2013

Năm

Khách quốc tế Khách nội địa Tổng số khách

Số lƣợng (lƣợt khách) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (lƣợt khách) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (lƣợt khách) Tỷ lệ (%) 2010 155.643 18,61 680.596 81,39 836.239 100 2011 161.809 17,52 762.091 82,48 923.828 100 2012 180.610 16,18 935.472 83,82 1.116.082 100 2013 200.789 16,89 988.255 83,11 1.189.044 100 Trung bình năm 174.713 17,19 841.585 82,81 1.016.298 100 Trung bình tháng 14.599 17,19 70.132 82,81 84.691 100

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch Thành phố Cần Thơ

Tổng số khách du lịch đến chợ nổi tăng đáng kể qua các năm, trong năm 2013 đạt đến gần 1,2 triệu ngƣời, tăng 42,2% so với năm 2010. Điều này có thể hiểu một cách đơn giản là do sự phát triển trong thời kì đô thị hóa ngày càng nhanh, mà Cần Thơ lại là một nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội kết hợp điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển du lịch sinh thái – một hình thức du lịch thu hút đông đảo du khách trong nƣớc và cả khách quốc tế. Bên cạnh đó, năm 2013 là năm Cần Thơ tròn 10 năm đạt danh hiệu Thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Vào ngày 29/12, tại sân vận động Cần Thơ, thành phố Cần Thơ đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm trực thuộc Trung ƣơng, đón nhận Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nƣớc. Ngoài ra, còn tổ chức nhiều hoạt động lớn, trang trí đƣờng phố…Trong đó với việc tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao thành phố Cần Thơ lần thứ VII thu hút không ít du khách gần xa.

Mặt khác, khi xét về tỷ trọng thì du lịch Cần Thơ chủ yếu phục vụ khách nội địa đến tham quan, mua sắm, lƣu trú. Tỷ lệ khách nội địa chiếm khoảng 82,81% trong năm và có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Điều này là một tín hiệu đáng mừng cho xã hội, vì qua đây ta thấy rõ mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu về tinh thần càng đƣợc coi trọng hơn.

Còn riêng về khách quốc tế, tuy chiếm tỷ trọng không cao (chỉ chiếm khoảng 17,19%) nhƣng cũng tăng dần qua các năm. Đây là một trong những cơ hội cho du lịch Cần Thơ trong thời kì hội nhập. Qua khảo sát khách quốc tế đến với chợ nổi Cái Răng, khi hỏi về dự định quay trở lại thì có đến 80% trong

18

tổng số trả lời là sẽ quay lại. Theo quan sát thì nhóm khách này tỏ ra rất thích thú khi đến chợ nổi, họ chú ý tham, quay phim, chụp hình liên tục.

Tóm lại, trong giai đoạn 2010 - 2013 du lịch Cần Thơ nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng đã gặt hái đƣợc không ít thành công. Nhờ vào điều kiện tự nhiên đẹp, mang đặc trƣng sông nƣớc, con ngƣời thiên thiện, hiếu khách kết hợp công tác quản bá, tuyên truyền, Cần Thơ ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến.Tin rằng du lịch Cần Thơ sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách và chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của vùng ĐBSCL và cả nƣớc.

3.2.2 Cơ sở vật chấ kĩ uật

Sở Giao thông vận tải Cần Thơ cho biết, qua khảo sát các phƣơng tiện hoạt động tại chợ nổi Cái Răng thì hầu hết các phƣơng tiện hoạt động đều bằng gỗ và có tải trọng từ dƣới 5 tấn đến 30 tấn. Số lƣợng phƣơng tiện neo đậu tại chợ hàng ngày khoảng 200 đến 500 chiếc. Cơ sở vật chất tại chợ nổi Cái Răng hầu hết là tự tổ chức và quản lý, có thể đƣợc phân thành các nhóm nhỏ:

 Nhóm 1: gồm những ghe xuồng có tải trọng nhỏ.

 Nhóm 2: gồm những ghe xuồng có tải trọng trung bình dùng để vận chuyển hàng hóa trong phạm vi gần.

 Nhóm 3: gồm những ghe xuồng có tải trọng lớn dùng để phân phối hàng hóa đi đến những vùng, tỉnh lân cận.

3.2.3 Khả năng l ên kết du lịch

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền Anh có thƣơng em thì cho bạc cho tiền

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cƣời chê

Những câu hát trên đã nói lên sự trù phú của vùng đất cận kề - nơi cung ứng phần lớn sản vật cho sự giao thƣơng ở chợ nổi Cái Răng trong nhiều thập kỷ qua. Cũng nhờ đó mà chợ nổi Cái Răng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Những địa danh ở đây đƣợc nhắc đến cùng với nhau cho thấy chúng có những mối lên hệ nhất định từ giao lƣu về kinh tế lẫn liên kết về du lịch. Ngày nay, trong những hành trình tour tại Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng là điểm đến không thể thiếu. Thƣờng đƣợc tổ chức tham quan cùng với làng du lịch Mỹ Khánh, vƣờn cò Bằng Lăng, tham quan các vƣờn trái cây, làng nghề…Tuy nhiên không có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nhƣng từ khi Trạm dừng chân chợ nổi Cái Răng đƣợc hình thành (ngày 01/01/2014) đã đánh dấu một bƣớc ngoặc lớn trong phát triển du lịch Cần Thơ cũng nhƣ chợ nổi Cái Răng. Đây là nơi lý tƣởng để du khách trong, ngoài nƣớc thƣ giãn tham quan chợ nổi đồng thời cũng là nơi kết nối với các tour du lịch nhà vƣờn, khu sinh thái, làng nghề lân cận Thành phố Cần Thơ. Trạm dừng chân có vị trí thuận lợi “trên bến, dƣới thuyền”, mặt ngoài tiếp giáp lộ Vòng Cung (vừa qua chợ An Bình và cầu Cái Sơn), phía sau có chiều dài mặt sông khoảng 60m đối diện chợ nổi Cái

19

Răng, với các dịch vụ tiệc, liên hoan, cơm khách đoàn (400 - 500 khách); cà phê, điểm tâm; tổ chức các tour, tuyến du lịch kết nối. Có bãi đỗ xe, có tàu, thuyền đƣa đón khách tham quan. Trạm dừng chân không chỉ giúp du khách có thể thoải mái chụp ảnh lƣu niệm, thƣởng thức món ăn đặc sản miền Tây mà còn tạo ấn tƣợng tốt hơn cho chợ nổi Cái Răng. Ông Hồ Văn Biên, Phó giám đốc Trạm dừng chân nhận xét “ Ngoài tham quan chợ nổi, Trạm dừng chân sẽ là nơi kết nối các tour du lịch vƣờn sinh thái ở tuyến lộ Vòng Cung”.

Một số tour du lịch kết hợp tham quan chợ nổi Cái Răng phổ biến hiện nay là:

 Chợ nổi Cái Răng - Khu du lịch Mỹ Khánh - Thiền Viện Trúc Lâm Phƣơng Nam.

 Chợ nổi Cái Răng - Vƣờn du lịch Vàm Xáng - Vƣờn du lịch Giáo Dƣơng

 Bãi biển nhân tạo Cần Thơ - Chợ nổi Cái Răng

 Chợ nổi Cái Răng - Nhà vƣờn trái cây - Khu du lịch Mỹ Khánh - Chùa Hoa - Chùa Khmer

Ngoài ra, chợ nổi Cái Răng còn là điểm đến không thể thiếu cho các tour du lịch miền Tây khi đi qua Cần Thơ.

3.3 TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG 3.3.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm 3.3.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm

3.3.1.1 Ô nhiễm do hợp chợ trên sông

Do tập quán sinh hoạt của ngƣời dân vùng sông nƣớc miền Tây Nam Bộ và nhu cầu trao đổi hàng hóa, chợ nổi vẫn còn duy trì và phát triển đến ngày nay, nó đã trở thành nét văn hóa đặc trƣng của vùng sông nƣớc. Sinh hoạt chợ nổi diễn ra hàng ngày với hàng trăm khách hàng và đủ thứ loại hàng hóa dẫn đến số lƣợng rác hàng ngày thải ra không nhỏ, làm ô nhiễm nguồn nƣớc sông.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của môi trường đến phát triển du lịch tại chợ nổi cái răng thành phố cần thơ (Trang 25)