Phân tích các tỷ số tài chính là việc sử dụng các tỷ số để đo lường và đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính bao gồm chỉ tiêu hoạt động và chỉ tiêu lợi nhuận.
5.2.5.1 Phân tích chỉ tiêu hoạt động
Là phân tích các chỉ tiêu về vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân. Qua phân tích chỉ tiêu hoạt động cho thấy công ty sử dụng vốn hiệu quả hay không.
82
Bảng 5.25. Các tỷ số hoạt động công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 1. Doanh thu thuần triệu 161.235 245.241 293.016 133.685 146.508 84.006 47.774 12.823 2. DT bình quân mỗi ngày triệu 447,875 681,225 813,933 371,347 406,966 233,35 132,708 35,619 3. Giá vốn hàng bán triệu 125.368 188.642 208.058 95.635 102.029 63.274 19.416 6.394 4. Tổng tài sản bình quân triệu 74.045 89.858,5 113.668 68.070 74.505 15.813,5 23.809,5 6.435 5. Các khoản PT bình quân triệu 19.901 23.943 28.440,5 15.129 16.393,5 4.042 4.497,5 1.264,5 6. Hàng TK bình quân Vòng 19.962,5 25.061,5 32.022 15.781 16.775,5 5.099 6.960,5 994,5
Vòng quay tổng TS (1/4) Vòng 2,18 2,73 2,56 1,96 1,97 0,55 (0,17) (0,01)
Vòng quay hàng TK (3/6) Vòng 6,28 7,53 6,50 6,06 6,08 1,25 (1,03) 0,02
83
a) Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2010 là 2,18 vòng tức là 1 đồng tài sản tạo ra 2,18 đồng doanh thu thuần là do doanh thu thuần tăng nhanh chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả mỗi đồng tài sản đem lại doanh thu cao. Năm 2011 vòng quay tổng tài sản là 2,73 vòng tăng 0,55 vòng, cho biết 1 đồng tài sản tạo ra 2,73 đồng doanh thu, tốc độ tăng của doanh thu là 52,10% tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản là 36,24% chứng tỏ công ty sử dụng tài sản có hiệu quả là do công ty không ngừng nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm thích hợp thị hiếu người tiêu dùng nên doanh thu ngày một tăng, bên cạnh đó cho thấy mỗi đồng vốn mà vốn chủ sở hữu dùng để mua dây chuyền ngày càng nâng lên. Năm 2012 vòng quay tổng tài sản là 2,56 vòng, tức là 1 đồng tài sản tạo ra 2,56 đồng doanh thu giảm 0,17 vòng so với năm 2011, do doanh thu năm 2012 tăng nhẹ chỉ tăng 19,48% trong khi tổng tài sản bình quân tăng 26,49% so với năm 2011. Công ty có chính sách tiêu thụ hiệu quả đã tạo được lòng tin người tiêu dùng nhưng do trong năm khoản đầu tư của công ty để mua dây chuyền để tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn nên tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đến 6 tháng 2013 vòng quay tổng tài sản là 1,97 vòng tăng 0,01 vòng, cho biết 1 đồng tài sản tạo ra 1,97 đồng doanh thu và tăng nhanh hơn so với 6 tháng 2012, cho thấy doanh thu được tạo ra từ việc sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả doanh thu 6 tháng 2013 tăng 9,59% trong khi tổng tài sản bình quân là 9,45% so với 6 tháng 2012. Điều này chứng tỏ mỗi đồng vốn dùng tài sản được sử dụng hiệu quả.
b) Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho cho biết tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty như thế nào, nếu vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ công ty bán hàng chạy, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Qua bảng 5.25 cho thấy tình hình vòng quay hàng tồn kho tăng lên, năm 2010 là 6,28 vòng, tức là mất 57 ngày (360/6,28) hàng tồn kho có thể tạo ra doanh thu là do giá vốn tăng không nhanh hơn khoản hàng tồn kho bình quân đến 57 ngày thì hàng tồn kho mới tiêu thụ được cho thấy năm 2010 công ty chưa có chính sách thu tiêu thụ hợp lý nên doanh thu chưa cao. Đến năm 2011 vòng quay là 7,53 vòng tăng 1,25 vòng tức mất 48 ngày (360/7,53) hàng tồn kho quay được 1 vòng, do chi phí giá vốn hàng bán tăng 50,47% nhanh hơn hàng tồn kho bình quân 25,54% cho thấy công ty tiêu thụ sản phẩm nhanh vì các sản phẩm của công ty ngày càng phù hợp thị hiếu khách hàng và công tác xúc tiến bán hàng hoạt động có hiệu quả, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều nên giảm được chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa. Năm 2012 vòng quay là 6,5 vòng tức mất 55 ngày (360/6,5) tăng 7 ngày hàng tồn kho quay được một vòng, số vòng quay giảm là do giá vốn tăng nhẹ chỉ tăng 10,29% so với hàng tồn kho bình quân tăng 27,78% so với năm 2011, chứng tỏ công tác bán hàng đem lại hiệu quả chưa cao, thời gian này công ty chưa đưa ra mặt nhiều mặt hàng mới nên doanh thu tăng nhẹ hơn so với năm 2011 dẫn đến hàng tồn kho nhiều và chính sách giữ hàng tồn kho ở mức hợp lý của công ty để khi nhu cầu khách hàng tăng đột ngột thì công ty đáp ứng kịp thời để không mất khách hàng. Và 6 tháng 2013 là 6,08 vòng mất
84
59 ngày (360/6,08) quay 1 vòng hàng tồn kho tăng 0,02 vòng so với 6 tháng 2012, do hàng tồn kho tăng nhanh hơn giá vốn cho thấy trong 6 tháng 2013 do doanh thu tăng nhanh tăng 9,59% nên giá vốn cũng tăng 6,68% nhưng do trong năm 2013 công ty mở rộng thị trường xuất khẩu nên tất cả các mặt hàng được sản xuất nhiều nên khoản hàng tồn kho so với 6 tháng 2012 tăng nhanh. Qua đó, cho thấy vòng hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm có nghĩa là hàng tồn kho còn nhiều, vì thế công ty nên có chính sách giảm hàng tồn kho tăng doanh thu lên.
c) Kỳ thu tiền bình quân
Tình hình kỳ thu tiền bình quân qua các năm có xu hướng giảm dần chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của công ty càng cao, vốn của công ty ít bị chiếm dụng và công ty có nhiều vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 35 ngày giảm 9 ngày so với năm 2010, do công ty tạo ra doanh thu ngày càng tăng 52,10% so với năm 2010 do nhu cầu về các mặt hàng ngày càng tăng nhanh và công ty không ngừng nghiên cứu thị hiếu ẩm thực của khách hàng, do đó doanh thu bình quân mỗi ngày tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân là 20,31% so với năm 2010 vì công ty thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm và đề ra các quy định nếu thanh toán vượt thời gian quy định thì sẽ bị thu thêm tiền. Đến năm 2012 kỳ thu tiền là 35 ngày và không biến động so với năm 2011 do doanh thu năm 2012 tăng 19,48% công ty có các chính sách thu hồi nợ nhanh vì thế mà khoản phải thu bình quân giảm xuống trong khi các khoản phải thu bình quân là 18,78% so với năm 2011 cho thấy công tác quản lý vốn của công ty hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên công ty cần xem xét nếu chính sách tiền tệ quá thắt chặt thì doanh số có thể giảm. Đến 6tháng 2013 kỳ thu tiền là 40 ngày giảm 1 ngày so với 6 tháng 2012, doanh thu tăng 9,59% so với 6 tháng 2013 do trong năm công ty cho ra nhiều sản phẩm mới và đẩy mạnh xuất khẩu kết hợp với đó là chính sách thu nợ được nới lỏng hơn do đó kỳ thu tiền chậm hơn so với 6 tháng 2012.
Qua phân tích vòng quay tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 cho thấy công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Năm 2012 là năm vòng quay tổng tài sản thấp do tổng tài sản tăng nhanh hơn doanh thu, kỳ thu tiền thấp do công ty thực hiện chính sách thu nợ như phạt tiền nếu chậm thanh toán, vòng quay hàng tồn kho đều thấp do công ty duy trì mức tồn kho hợp lý để đáp ứng nhu cầu khi nhu cầu tăng đột ngột.
Nếu tỷ số chỉ số hoạt động cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, hàng tồn kho lưu trữ bao lâu thì tạo ra doanh thu và bao nhiêu ngày thì các khoản nợ được thu hồi. Thì tỷ số lợi nhuận cho biết một đồng tài sản, một đồng doanh thu và một đồng vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận chiếm bao nhiêu trong một đồng đó, nếu lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ mỗi đồng vốn mà công ty bỏ ra đều hiệu quả, ngược lại nếu lợi nhuận chiếm tỷ trọng thấp thì công ty nên có giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận lên.
85
Bảng 5.26. Các tỷ suất sinh lời công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 1. Lợi nhuận ròng 15.551 28.589 38.809 18.028 19.932 13.038 10.220 1.904
2. Doanh thu thuần 161.235 245.241 293.016 133.685 146.508 84.006 47.774 12.823 3. Tổng tài sản bình quân 74.045 89.858,5 113.668 68.070 74.505 15.813,5 23.809,5 6.435 4. Vốn chủ sở hữu bình quân 48.291,5 59.237,5 75.858 58.020 62.772 10.946 16.620,5 4.752
Tỷ suất LN/DT (ROS) (1/2) 9,64 11,66 13,24 13,48 13,60 2,02 1,58 0,12
Tỷ suất LN/tổng TS (ROA) (1/3) 21 31,81 34,14 26,48 26,75 10,81 2,33 0,27
86
5.2.5.2 Chỉ tiêu lợi nhuận
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần cho ta biết được trong 100 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận thể hiện chất lượng là kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Qua bảng 5.26 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ngày càng tăng lên, năm 2010 là 9,64% có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có 9,64 đồng lợi nhuận và tăng 2,02 đồng so với năm 2010. Cho thấy việc tăng ROS là tốt vì cả lợi nhuận tăng 13.038 triệu đồng tăng 83,84% và doanh thu thuần tăng 84.006 triệu đồng tăng 52,1%, chứng tỏ công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và hoạt động ngày càng hiệu quả vì tất cả các mặt sản phẩm của công ty đều bán chạy thông qua vòng hàng tồn kho tăng lên vào năm 2011 là 7,53 vòng cho thấy sản phẩm bán chạy hàng tồn kho chỉ lưu kho có 47 ngày trong khi chi phí bán hàng, chi phí quản lý và giá vốn tăng nhanh nhưng lợi nhuận vẫn tăng đây là sự cố gắng của toàn công ty. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 13,24% tăng 1,58% so với năm 2011. Cho biết trong 100 đồng doanh thu có 13,24 đồng lợi nhuận ròng và tăng 1,58 đồng so với năm 2011, lợi nhuận năm 2012 tăng 10.220 triệu đồng tăng 35,75% trong khi doanh thu thuần tăng 47.774 triệu đồng tăng 19,48% doanh thu tăng nhanh hơn chi phí do công ty có chiến lược phát triển đúng hướng là phát triển các sản phẩm ở thị trường xuất khẩu. Đến 6 tháng 2013 tỷ suất ROS là 13,6% tăng 0,12% so với 6 tháng 2012, tỷ số cho biết trong 100 đồng doanh thu có 13,6 đồng lợi nhuận tăng 0,12 đồng, lợi nhuận tăng 10,56% số tiền 1.904 triệu đồng, doanh thu tăng 12.823 triệu đồng tăng 9,59% cho thấy năm 2013 tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển tuy nhiên các chi phí cũng tăng cao làm cho lợi nhuận tăng nhưng không cao. Cho thấy tỷ số ROS qua 3 năm và 6 tháng là tốt vì tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
b) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Năm 2011 tỷ số ROA là 31,81% tăng 10,81% so với năm 2010, tỷ số cho biết trong 100 đồng tài sản bỏ ra sẽ đem lại 31,81 đồng lợi nhuận. Tỷ số này tăng là tốt vì vốn chủ sở hữu ngày càng tăng tăng 39,72% so với năm 2010, giảm nợ vay làm giảm chi phí lãi vay nên tài sản tạo ra lợi nhuận thể hiện tình hình tài chính của công ty tốt và lợi nhuận tăng nhanh. Đến năm 2012 tỷ số ROA là 34,14% tăng 2,33% so với năm 2011, tỷ số cho biết trong 100 đồng tài sản bỏ ra đem lại 34,14 đồng lợi nhuận. Vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng năm 2012 tăng 18,60% so với năm 2011 nên nợ vay và lãi vay thấp hơn nên khoản tiền dùng để đầu tư tài sản cố định tạo ra lợi nhuận cao hơn. Chứng tỏ công ty có vốn để trang trải đầu tư cho công ty giảm khoản vay bên ngoài.
87
Đến 6 tháng 2013 tỷ số ROA là 26,75% tăng 0,27% so với năm 6 tháng 2012, tỷ số cho biết trong 100 đồng tài sản bỏ ra đem lại 26,75 đồng lợi nhuận. Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ tăng 6,11% so với 6 tháng 2012 nên mỗi đồng vốn tài sản cố định tạo ra lợi nhuận ít hơn. Qua phân tích cho thấy mỗi đồng tài sản cố định tạo ra lợi nhuận là do vốn chủ sở hữu tạo ra nhiều hơn nợ vay, chứng tỏ khả năng tài chính của công ty tốt.
c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lường hiệu quả đồng vốn mà vốn chủ sở hữu đã bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty và qua đây nhằm thu hút nhà đầu tư vào công ty. Năm 2011 tỷ số ROE là 48,26% tăng 16,06% so với năm 2010, tỷ số cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra 48,26 đồng lợi nhuận. Tỷ số này tăng lên và lợi nhuận công ty tăng nhanh 83,84% thì vốn tự có của công ty ngày càng cao kết hợp với hoạt động đầu tư của công ty thận trọng, thì tỷ lệ VCSH/tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của công ty giảm. Để đánh giá chính xác biến động tăng như trên là tích cực ta đặt ROE trong mối quan hệ với ROA bởi vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản do đó suất sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào suất sinh lời tài sản. Tỷ suất ROA là 31,81% cho thấy mỗi đồng vốn tài sản tạo ra lợi nhuận cao do đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng cao. Năm 2012 tỷ số ROE là 51,16% tăng 2,9% so với năm 2012, tỷ số cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra 51,16 đồng lợi nhuận. Tỷ số này tăng dần do lợi nhuận ngày càng tăng cụ thể tăng 35,75% so với năm 2011 và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Chứng tỏ vốn tự có của công ty ngày càng tăng. Đến 6 tháng 2013 tỷ số này là 31,75% tăng 0,68% so với 6 tháng 2012, tỷ số cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra 31,75 đồng lợi nhuận, do tỷ số ROA là 26,75% chứng tỏ tài sản tạo ra lợi nhuận càng tăng nhanh làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Tỷ số càng tăng, lợi nhuận công ty để lại càng lớn thì vốn tự có sẽ ngày càng tăng.