3.1.4.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm tàng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hoạt động SXKD ở doanh nghiệp.
3.1.4.2 Ý nghĩa
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình, từ đó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu đúng đắn cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra quyết định kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài để họ có thể có những quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,…với doanh nghiệp.
- Phân tích kết quả kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng nguồn lực: vốn, vật tư, nhân lực, đất đai...những nhân tố bên trong của doanh nghiệp và bên ngoài từ phía thị trường và môi trường kinh doanh đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
- Phân tích kết quả kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên những kết quả đó để các nhà quản trị ra các quyết định kịp thời hoặc xây dựng chiến lược kinh doanh trong tương lai.
3.1.4.3 Phương pháp phân tích kết quả kinh doanh
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh
a) Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
b) Nguyên tắc so sánh
21
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Ðiều kiện so sánh:
Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế:
- Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. Phải cùng một đơn vị đo lường.
- Về không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành…)
Kỹ thuật so sánh:
Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc).
Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
Tăng (+) hay giảm (-) = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc
- So sánh bằng số tương đối: Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối hoàn thành kế hoạch = ((Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc) /Chỉ tiêu kỳ gốc) x100 %
- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm
22
chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
Quá trình phân tích của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo các hình thức:
- So sánh theo chiều dọc: còn gọi là phân tích theo chiều dọc, nhằm đánh giá quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính.
- So sánh theo chiều ngang: còn gọi là phân tích theo chiều ngang, nhằm đánh giá biến động theo thời gian và nhận biết xu hướng của biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
- So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung, và chúng được xem xét nhiều kỳ để cho ta thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các xu hướng nghiên cứu.
- So sánh các tỷ số chủ yếu với chỉ tiêu bình quân chung của ngành: tính các tỷ số chủ yếu từ các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và so sánh với giá trị bình quân chung của ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp.
3.1.4.4 Nội dung phân tích và một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh
a) Nội dung phân tích
- Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. - Phân tích lợi nhuận theo kết cấu từng nhóm hàng.
- Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp + Doanh thu bán hàng: ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận
+ Giá vốn hàng bán: ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận kinh doanh.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận.
- Phân tích chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận. b) Một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh
Nhóm tỷ số hoạt động
* Vòng quay tổng tài sản
Với tổng tài sản bình quân = (tổng tài sản đầu kỳ + tài sản cuối kỳ)/2 Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nó càng cao cho thấy tình hình sử dụng tài sản càng cao.
* Vòng quay hàng tồn kho
23
Hàng TK bình quân = (hàng TK đầu năm + hàng TK cuối năm)/2
Hàng tồn kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao, cho thấy doanh nghiệp bán hàng chạy, hàng không bị ứ đọng nhiều giảm được chi phí bảo quản, hao hụt. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì lượng dự trữ trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần, thêm nữa dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy, hàng tồn kho phải đủ lớn để đảm bảo sản xuất và nhu cầu khách hàng.
* Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = (ngày)
Các khoản phải thu bình quân = (khoản PT đầu kỳ + khoản PT cuối kỳ)/2
Doanh thu bình quân mỗi ngày = Doanh thu hàng năm/360 ngày
Là khoản thời gian doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng đến khi thu hồi nợ hay là khoản vốn khách hàng chiếm dụng, cho biết bao nhiêu ngày để thu các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản của các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp có vốn để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn và khó đem lại lợi nhuận như mong muốn.
Nhóm tỷ số sinh lời
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận
Doanh thu
= X 100(%)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu
= X 100(%)
Vòng quay hàng tồn kho = Tổng giá vốn / hàng tồn kho bình quân (lần)
Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân mỗi ngày
24
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.