Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 69 - 88)

5.2.3.1 Phân tích chung tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013

Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi sự tăng giảm của chi phí là sự tăng giảm của doanh thu, doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng. Nếu tốc độ tăng của doanh thu mà tăng nhanh hơn so với tốc độ của chi phí thì đây là kết quả đáng mừng vì chắc chắn rằng lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Cho nên công ty cần theo dõi chặt chẽ tình hình chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Tổng chi phí bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác.

60

Bảng 5.17. Tình hình chi phí công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn HB 125.368 188.642 208.058 95.635 102.029 63.274 50,47 19.416 10,29 6.394 6,68 Chi phí BH 11.987 14.779 24.751 10.619 12.375 2.792 23,28 9.972 67,47 1.756 16,53 Chi phí QLDN 6.614 9.014 12.117 4.613 6.058 2.400 36,28 3.103 34,42 1.445 31,32 Chi phí HĐTC 1.005 2.753 1.960 810 980 1.748 173,83 (793) (28,82) 170 20,98 Chi phí khác 312 0,993 631 315 200 (311) (99,68) 630 63.444,81 (115) (36,55) Tổng cộng 145.286 215.189 247.517 111.992 121.642 69.903 48,11 32.328 15,02 9.650 8,62

61 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013

Tình hình chi phí công ty qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng 2013 Giá vốn HB Chi phí BH Chi phí QLDN Chi phí HĐTC Chi phí khác

Hình 5.3. Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Qua bảng 5.17 cho thấy tình hình chi phí của công ty ngày càng tăng lên theo thời gian cụ thể năm 2010 là 145.286 triệu đồng, năm 2011 là 215.189 triệu đồng tăng 69.903 triệu đồng tăng 48,11% là do chi phí giá vốn tăng nhanh 50,47% và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, năm 2012 tăng 32.328 triệu đồng tăng 15,02% chi phí giá vốn tăng 10,29%, chi phí bán hàng tăng 67,47% và chi phí quản lý tiếp tục tăng 34,42%, 6 tháng 2013 tăng 9.650 triệu đồng tăng 8,62% chi phí bán hàng tiếp tục tăng 6,68%, chi phí quản lý tăng 31,32%, chi phí bán hàng tăng 16,53% so với 6 tháng 2012.

Chi phí giá vốn hàng bán gồm chi phí bán sản phẩm và giá vốn thương mại trong đó chi phí bán sản phẩm là chủ yếu nên giá vốn tăng hay giảm là do chi phí giá vốn bán sản phẩm quyết định. Năm 2010 chi phí giá vốn là 125.368 triệu đồng, đến năm 2011 giá vốn tăng 63.274 triệu đồng tăng 50,47% là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh và khoản chi phí giá thành sản xuất nên sản phẩm cũng tăng theo do năm 2011 lạm phát tăng cao nên chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng cao và các khoản hao hụt nguyên vật liệu tăng, khoản giá vốn ở mặt hàng bánh phồng tôm tăng nhanh. Đến năm 2012 giá vốn đã tăng 19.416 triệu đồng tăng 10,29% so với năm 2011, do công ty có kế hoạch phát triển đúng đắn nên sản lượng tiêu thụ ngày một tăng và sản lượng sản xuất tăng dẫn đến chi phí nhân công tăng nhanh để động viên nhân viên đóng góp tăng chất lượng sản phẩm nên khoản chi phí giá vốn tăng nhanh, bên cạnh đó sự lãng phí của nhân viên ở bộ phận sản xuất như để thất thoát điện nước, điện thoại và giá xăng dầu tăng làm chi phí nguyên vật liệu đội lên làm tăng chi phí đầu vào, đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng 6,68% số tiền 6.394 triệu đồng do sản lượng tiêu thụ tăng nhanh và các chi phí đầu vào đều tăng lên nhanh.

Chi phí bán hàng tăng lên đều qua các năm, năm 2011 tăng 23,28% số tiền 2.792 triệu đồng do công ty tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng như tăng chi phí quảng cáo, chi hội nghị tiếp khách và các chi phí như điện nước,

62

điện thoại tăng nhanh hơn so với năm 2010 do tình hình lạm phát tăng nhanh và khoản chi phí lương nhân viên bán hàng cũng tăng nhanh như thưởng thêm đối với nhân viên hoàn thành chỉ tiêu doanh thu đề ra để động viên nhân viên. Và chi phí này không ngừng tăng lên vào năm 2012 tăng 67,47% số tiền 9.972 triệu đồng do năm 2012 công ty có nhiều hợp đồng xuất khẩu nên khoản chi phí bằng tiền khác tăng nhanh chóng và đến 6 tháng 2013 chi phí này tăng 1.756 triệu đồng tăng 16,53% so với 6 tháng 2012 do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng nhanh theo đó là chi phí bằng tiền khác cũng tăng nhanh lên.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần lên qua các năm, năm 2011 chi phí là 9.014 triệu đồng tăng 36,28% số tiền 2.400 triệu đồng do khoản chi phí về lương nhân viên quản lý tăng nhanh do yêu cầu công tác quản lý nên chi phí về đào tạo nhân viên quản lý tăng, các khoản chi bằng tiền khác chiếm tỷ trọng cao là do khoản chi tiếp khách tăng nhanh và chi phí điện thoại cũng tăng nhanh, đến năm 2012 chi phí này tăng 34,42% số tiền 3.103 triệu đồng vì lợi nhuận công ty ngày càng tăng nên chi phí về lương nhân viên cũng tăng lên cho thấy công ty ngày càng quan tâm đến công nhân viên công ty và đến 6 tháng 2013 chi phí quản lý tăng 31,32% số tiền 1.445 triệu đồng do chi phí lương nhân viên và chi phí bằng tiền khác tăng nhanh. Do đó, công ty cần có kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý.

Chi phí tài chính biến động mạnh cụ thể năm 2011 tăng 173,83% số tiền 1.748 triệu đồng do năm 2011 lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng nhanh và tỷ giá hối đoái biến động mạnh nên khoản chi phí lãi vay tăng nhanh hơn so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 chi phí lãi vay giảm xuống do các chính sách ổn định vĩ mô của nhà nước nên chi phí tài chính giảm 793 triệu đồng giảm 28,82% so với năm 2011, đến 6 tháng 2013 chi phí tăng trở lại là do công ty vay nhiều hơn để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh công ty lên.

Chi phí khác biến động mạnh nhất vào năm 2011 chi phí khác giảm rất nhanh với tỷ lệ giảm là 99,68% vì trong năm không có phát sinh các khoản nộp phạt. Đến năm 2012 chi phí khác tăng nhanh lên 63.444,81% do trong năm có phát sinh khoản nộp phạt và chi thanh lý tài sản cố định.

5.2.3.2 Phân tích giá vốn hàng bán

Giá vốn là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí phân tích biến động giá vốn sẽ giúp công ty có giải pháp hạ thấp chi phí tăng lợi nhuận.

Giá vốn tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng, nếu doanh thu tăng thì giá vốn cũng tăng theo nên giá vốn phụ thuộc vào sản lượng bán ra và các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm, nếu chi phí đầu vào thấp thì giá thành sản phẩm cũng thấp dẫn đến giá vốn thấp.

a) Phân tích giá vốn theo kết cấu mặt hàng bán ra

Để hiểu rõ hơn biến động giá vốn ta phân tích giá vốn theo kết cấu hàng bán ra, qua đó cho biết nguyên nhân giá vốn ở mặt hàng nào tăng và từ đó ban quan lý công ty có biện pháp hạ giá vốn xuống để nâng cao lợi nhuận lên.

63

Bảng 5.18. Tình hình giá vốn hàng bán theo kết cấu mặt hàng công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Bột dinh dưỡng 23.139 23.436 25.908 14.649 11.572 (2.198) (9,50) 2.472 10,55 (3.077) (21) Sản phẩm ăn liền 30.592 40.047 45.184 20.970 23.823 9.455 30,91 5.137 12,83 2.853 13,61 Phở, hủ tiếu, bánh tráng 32.782 52.595 55.090 25.192 27.582 22.308 68,05 2.495 4,74 2.390 9,49 Bánh phồng tôm 38.366 71.832 80.997 34.441 38.612 33.466 87,23 9.165 12,76 4.171 12,11 Tổng giá vốn 124.879 187.909 207.179 95.252 101.589 63.030 50,47 19.270 10,25 6.337 6,65

64

Qua bảng 5.18 cho thấy giá vốn hàng bán tăng nhanh dần lên qua các năm, năm 2010 là 124.879 triệu đồng thì đến năm 2011 tăng lên 63.030 triệu đồng tỷ lệ tăng 50,47% so với năm 2010. Cũng giống như doanh thu thuần bán hàng mặt hàng chủ lực của công ty là sản phẩm bánh phồng tôm nên chi phí giá vốn của mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng cao cụ thể tăng 33.466 triệu đồng tăng 87,23%. Chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất bánh phồng tôm là bột mì và tôm nên giá thành sản xuất bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường. Bột mì công ty chủ yếu lấy từ nhà cung cấp là công ty khoai mì Tây Ninh, trong năm 2011 tình hình xuất khẩu bột khoai mì (sắn) tăng nhanh do xuất khẩu khoai mì sang Trung Quốc làm lượng cầu trong nước khan hiếm và hiện tượng mất mùa nên các công ty sản xuất bột khan hiếm cung dẫn đến giá bột khoai mì năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010. Chi phí tôm mua vào cũng tăng cao do thức ăn nuôi tôm tăng và dịch bệnh nên lượng cung thấp và chi phí vận chuyển tôm là mặt hàng xăng dầu tăng, kèm theo đó tôm là mặt hàng xuất khẩu nên lượng cung trong nước thấp hơn so với cầu, nên giá tôm trong nước tăng. Chi phí nhân công cũng tăng nhanh vì lạm phát tăng cao nhất 18,58%, do khối lượng đặt hàng nhiều để phục vụ cho thị trường xuất khẩu và nội địa nên khối lượng sản xuất nhiều và để kịp tiến độ xuất khẩu công nhân phải tăng ca làm thêm giờ do đó công ty phải chi thêm tiền thưởng, tiền tăng ca, các khoản trích theo lương cũng tăng theo lương. Chi phí sản xuất chung tăng nhanh do giá xăng tăng 2.000 đồng/lít dầu tăng 2.800 đồng/lít, điện tăng 165 đồng/kwh, nước tăng 700 đồng/m3, các khoản lương nhân viên phân xưởng cũng tăng nhanh chóng nên chi phí sản xuất chung tăng. Vì thế giá thành sản xuất tăng, năm 2011 sản lượng tiêu thụ tăng nên giá vốn tăng lên nhanh. Đến năm 2012, giá vốn tăng 9.165 triệu đồng tăng 12,76% so với năm 2011, do chi phí giá thành biến động nhẹ hơn năm 2011, chi phí bột sắn có giảm xuống do năm 2011 sản lượng sắn thấp vì thế giá cao nên người dân mở rộng diện tích trồng vì thế cung tăng nhanh so với cầu giá từ 5000 đồng/kg giảm xuống còn 2.500 đồng/kg làm cho chi phí bột sắn được giảm xuống, chi phí giá tôm năm 2012 tăng cao do ảnh hưởng hội chứng tôm chết sớm trên diện rộng cùng với chi phí đầu vào (điện, nước, nhiên liệu, thức ăn, lao động) tăng cao dẫn đến lượng cung thấp hơn so với cầu làm cho giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao khoảng 155.000 – 195.000 đồng/kg. Chi phí nhân công tăng lên do sản lượng sản xuất tăng nhanh và công ty tăng các khoản thưởng và các chế độ khác để công nhân an tâm sản xuất. Chi phí sản xuất chung tăng nhanh do chi phí lương, chi phí điện nước điện thoại cũng tăng nhanh và một số nhân viên sử dụng lãng phí nguyên vật liệu như hao hụt trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, chi phí giá thành có tăng nhưng tăng thấp hơn tốc độ tăng năm 2011. Giá vốn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4.171 triệu đồng tăng 12,11%, do chi phí nguyên liệu sắn tăng trở lại do thị trường xuất khẩu sắn tăng nhanh và chi phí giá tôm nguyên liệu tiếp tục tăng cao do sản lượng tôm xú giảm 20% – 30% vì hội chứng tôm chết sớm kết hợp với chi phí đầu vào nuôi tôm tăng nhanh. Nhưng do nhu cầu thị trường tăng công ty tăng sản lượng sản xuất nên chi phí nhân công tăng lên nhằm khuyến khích nhân viên và chi phí sản xuất chung như điện, xăng dầu, nước cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

65

Giá vốn phở, hủ tiếu, bánh tráng là mặt hàng chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng giá vốn. Năm 2011 giá vốn tăng 22.308 triệu đồng tăng 68,05%, nguyên liệu sản xuất chính là bột gạo lọc được công ty mua gạo về sản xuất nên bột gạo lọc bị ảnh hưởng bởi giá gạo, năm 2011 do ảnh hưởng của lạm phát tác động khá mạnh lên thị trường thực phẩm đặc biệt là mặt hàng gạo và nhu cầu xuất khẩu tăng nhanh kèm theo đó là chi phí đầu vào trồng lúa như giá phân bón tăng 2.000 – 3.000 đồng so với năm 2010, giá thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 5 – 7% so với năm 2010, dịch bệnh hại lúa làm sản lượng lúa giảm nên giá gạo dao động 5.900 – 6.000 đồng/kg. Chi phí nhân công tăng do giá tiền lương danh nghĩa tăng 19,6% so với năm 2010 vì lạm phát là 18,58% nên thu nhập danh nghĩa cũng tăng 14,64% để bù đắp khoản trược giá phục vụ sinh hoạt công nhân. Theo đó, chi phí sản xuất chung tăng lên do chi phí lương tăng, chi phí điện nước, xăng dầu phục vụ cho thiết bị máy móc hoạt động tăng lên vì giá điện nước tăng vào năm 2011. Đến năm 2012 giá vốn tăng 2.495 triệu đồng tăng 4,74% do trong năm 2012 phần bột gạo lọc bị ảnh hưởng bởi giá gạo, năm 2012 do giá gạo tăng vì nhu cầu xuất khẩu tăng dẫn đến chi phí nguyên vật liệu tăng so với năm 2011, chi phí nhân công cũng được điều chỉnh theo hướng phù hợp với thực tế cuộc sống nên chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng lên. Chi phí sản xuất chung cũng tăng nhanh do một phần sản lượng sản xuất tăng và công ty chưa có kế hoạch sử dụng tiết kiệm điện như đèn chiếu sáng không bố trí hợp lý, hệ thống nước thất thoát vì tổ kiểm tra chưa chặt chẽ. Do đó, chi phí giá thành tăng và số lượng bán ra lớn nên giá vốn tăng. Chi phí giá vốn năm 2012 tăng nhanh 4,74% trong khi tốc độ tăng của doanh thu là 3,66% điều này cho thấy chi phí sản xuất tăng nhanh hơn doanh thu, vì thế công ty cần có biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất xuống. Đến 6 tháng 2013 giá vốn tăng 2.390 triệu đồng tăng 9,49%, giá gạo tăng do ảnh hưởng của mưa bão nên năng suất lúa giảm và chi phí đầu vào tăng dẫn đến giá gạo tăng, chi phí nhân công sản xuất sản phẩm cũng tăng nhanh, chi phí sản xuất chung tăng lên do sản lượng sản xuất tăng cho nên chi phí giá thành tăng nhanh và sản lượng tiêu thụ tăng nhanh nên chi phí giá vốn cũng tăng lên. Giá vốn sản phẩm ăn liền tăng nhanh qua các năm đặc biệt vào năm 2011 tăng 30,91% số tiền 9.455 triệu đồng. Chi phí giá thành quyết định chi phí giá vốn và sản lượng bán ra. Chi phí giá thành tăng nhanh là do chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm ăn liền là bột lúa mì và bột gạo. Như đã phân tích do chi phí đầu vào trồng lúa, lạm phát tăng nhanh, cầu xuất khẩu tăng đã đẩy giá tăng lên nên bột gạo theo đó tăng lên, chi phí bột mì tăng nhanh do lúa mì chủ yếu nhập khẩu về chế biến nên giá lúa mì thế giới tăng dẫn đến bột mì tăng nhanh. Chi phí nhân công tăng do ảnh hưởng lạm phát và số lượng sản xuất nhiều nên chi phí nhân công tăng là tất nhiên. Là năm chịu ảnh hưởng lạm phát nên chi phí sản xuất chung tăng

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi (Trang 69 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)