Phân tích hiệu quả sản xuất của nhà vườn trồng xoài cát Chu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát chu tỉnh đồng tháp (Trang 45 - 55)

4.1.2.1 Tình hình sử dụng bao trái của nông hộ

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về cả hình dáng và chất lượng, nhà vườn đã áp dụng nhiều kỹ thuật vào canh tác để nâng cao giá trị trái xoài trên thị trường. Một trong những kỹ thuật được nhà vườn áp dụng đó là kỹ thuật bao trái. Việc bao trái vừa giúp nhà vườn hạn chế được sâu bệnh tấn công, làm trái bóng, đẹp và cũng góp phần giảm dư lượng thuốc BVTV trên trái xoài. Hiện nay, có rất nhiều người mua phân biệt giá giữa xoài có bao trái và xoài không có bao trái.

Theo Bảng 4.10, trong tổng số hộ điều tra thì có 52 hộ có sử dụng bao trái trong sản xuất xoài, chiếm 57,8%, còn lại 38 hộ không sử dụng bao trái. Có rất nhiều lý do để nhà vườn sử dụng bao trái, trong đó lý do bao trái để xoài bóng, đẹp chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,2% và lý do bán được giá cũng chiếm khoảng 38,5%. Bên cạnh đó lý do bao trái để góp phần giảm phun thuốc sâu bệnh cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 46,2%. Lý do chiếm tỷ lệ thấp nhất là việc giảm hao hụt bằng việc bao trái (5,8%) vì bao trái không bảo vệ được trái xoài khi rớt hay va đập. Ngoài ra thì tiêu chí an toàn cũng

32

không được nhà vườn quan tâm nhiều khi chỉ có 11,5% cho rằng bao trái vì lý do an toàn cho người sử dụng.

Bảng 4.10: Tình hình sử dụng bao trái và lý do sử dụng bao trái của nông hộ

Bao trái Tần số (%)

Có bao trái 52 57,8

Không bao trái 38 42,2

Tổng 90 100,0

Lý do bao trái

Đỡ tốn chi phí đầu vào 16 30,8

Xoài bóng, đẹp 36 69,2

Bán được giá 20 38,5

Giảm phun thuốc sâu bệnh 24 46,2

Giảm hao hụt 3 5,8

Trái đẹp, tỷ lệ loại I cao 9 17,3

Sạch bệnh 16 30,8

Trái an toàn cho người sử dụng 6 11,5

Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013

Khi không sử dụng bao trái, các nhà vườn đưa ra một số lý do như cây cao, tốn nhân công, lãi thấp,… trong đó lý do không bao trái do cây xoài cao nên bao trái rất khó khăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,8%. Bên cạnh đó, có khoảng 28,9% số hộ cho rằng việc bao trái tốn khá nhiều chi phí thuê mướn nhân công làm chi phí sản xuất tăng lên, nếu giá xoài không cao sẽ không có lợi nhuận (2,6%). Ngoài ra, có 23,7% số hộ cho rằng vẫn chưa được học kỹ thuật bao trái và một số hộ còn lại không đưa ra lý do. Điều này cho thấy vẫn còn phần lớn nhà vườn e ngại khi phải bỏ thêm một khoản chi phí cho việc sử dụng bao trái (Bảng 4.11).

Bảng 4.11: Lý do nhà vườn không sử dụng bao trái

Lý do không bao trái Tần số (%)

Cây cao 14 36,8

Tốn nhiều nhân công 11 28,9

Giá thấp không có lãi 1 2,6

Chưa được học 9 23,7

Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013

4.1.2.2 Số vụ sản xuất và số đợt xử lý ra hoa trên xoài trong năm

Với kỹ thuật phát triển, hiện nay cây xoài có thể cho trái tối đa đến 3 vụ trong năm. Khi canh tác 3 vụ xoài trong năm tức là nhà vườn phải canh tác liên tục, không có thời gian cho đất và cây nghỉ ngơi. Cũng tương tự như lúa, canh tác 3 vụ nhà vườn cần phải bón phân và thuốc BVTV. Điều này làm tăng chi phí sản xuất lên khá đáng

33

kể, nhưng nếu canh tác đạt hiệu quả thì nhà vườn vẫn tăng được thu nhập. Bên cạnh đó thì việc xử lý ra hoa vụ nghịch cho xoài giúp nhà vườn thu lợi nhuận khá cao vì xoài vụ nghịch bán được giá hơn vụ thuận. Vì vậy có nhiều nhà vườn vẫn đang áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ trong sản xuất xoài.

Bảng 4.12: Số vụ sản xuất và số đợt xử lý ra hoa trên xoài trong năm

Số vụ sản xuất/năm Tần số (%) Một vụ 3 3,3 Hai vụ 74 82,2 Ba vụ 13 14,5 Tổng 90 100,0 Số lần xử lý ra hoa/năm Một lần 1 1,1 Hai lần 77 85,6 Ba lần 12 13,3 Tổng 90 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013

Từ Bảng 4.12 cho thấy hầu hết nhà vườn canh tác 2 vụ xoài trong năm, chiếm đến 82,2%, số hộ canh tác xoài 3 vụ là 14,5% và chỉ có 3 hộ canh tác 1 vụ xoài trong năm, chiếm 3,3%. Việc thâm canh 2 vụ xoài trong năm có thể coi là khá thích hợp, mỗi vụ xoài thường kéo dài khoảng 4 tháng vì vậy sau mỗi vụ canh tác thì cây xoài và đất vẫn còn thời gian để nghỉ ngơi. Đối với những hộ canh tác 3 vụ thì thời gian nghỉ dường như không có, điều này dẫn đến việc tăng chi phí khá nhiều do phải bón nhiều phân cải tạo đất và phun xịt sâu bệnh nhiều hơn. Còn đối với những hộ chỉ canh tác 1 vụ trong năm thì chi phí cho phân bón và thuốc tương đối thấp, nhưng do chỉ canh tác 1 vụ nên thu nhập từ xoài của nông hộ cũng khá thấp.

Tương tự như số vụ canh tác xoài, số hộ xử lý ra hoa 2 đợt trong năm vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 85,6%, hộ xử lý 3 đợt trong năm chiếm 13,3% và chỉ có 1,1% số hộ xử lý ra hoa 1 đợt trong năm. Do xoài trái vụ luôn bán được giá cao nên đa số nhà vườn đều xử lý kích thích ra hoa trái vụ để tăng thu nhập cho gia đình. Hiệu quả của việc xử lý ra hoa phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết. Những vụ gặp thời tiết bất lợi, nhà vườn thường phải tốn thêm một khoản chi phí thuốc (33,6%) và nhân công (19,9%) khá lớn cho việc xử lý. Tuy nhiên, nếu xoài đạt năng suất và bán được giá trong mùa nghịch thì nhà vườn vẫn đạt lãi cao.

4.1.2.3 Tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch

Một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của hầu hết các loại cây ăn trái và cây lương thực là việc tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch vẫn còn cao và cây xoài cũng

34

không ngoại lệ. Xoài thường bị hao hụt bởi các nguyên nhân như khi thu hoạch bị rớt, bị trầy xước hay sâu bệnh tấn công.

Bảng 4.13: Nguyên nhân hao hụt xoài sau thu hoạch

Nguyên nhân hao hụt Tần số (%)

Thu hoạch rớt 53 58,9 Vận chuyển dập 50 55,6 Bị trầy xước 29 32,2 Bị sâu bệnh 19 21,1 Tổng số hộ 90 Giá trị cao nhất 30,0 Giá trị thấp nhất 0,0 Trung bình 5,7

Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013

Qua kết quả điều tra từ Bảng 4.13, trung bình tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch xoài của các nhà vườn vào khoảng 5,7%, nhà vườn có tỷ lệ hao hụt cao nhất là 30%. Có khoảng 58,9% số hộ cho rằng nguyên nhân chủ yếu làm hao hụt xoài là do thu hoạch rớt, 55,6% số hộ cho rằng do vận chuyển làm dập, 32,2% nói rằng nguyên nhân do trái bị trầy xước và 21,1% còn lại cho rằng do bị sâu bệnh hại gây hao hụt. Hiện tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch vẫn còn khá cao, vì vậy các nhà vườn cần quan tâm hơn đến vấn đề này góp phần nâng cao chất lượng và giá trị trái xoài.

4.1.2.4 Tiêu chuẩn của người mua

Khi nhu cầu thị trường ngày càng khắc khe, người mua cũng sẽ đặt ra những tiêu chuẩn tương tự để đòi hỏi nhà vườn phải đáp ứng. Một số tiêu chuẩn chủ yếu mà người mua đặt ra là hình dáng bóng, đẹp, trọng lượng, cỡ trái và không nhiễm hóa chất. Những tiêu chuẩn này khá đơn giản để đạt được nếu nhà vườn là người có tham gia các lớp tập huấn về GAP và sử dụng bao trái.

Từ Bảng 4.14 cho thấy, có 67,8% số hộ cho rằng tiêu chuẩn thường đặt ra là xoài bóng, đẹp, có 32,2% số hộ cho biết tiêu chuẩn là xoài phải sạch, không nhiễm hóa chất và 49% trả lời trọng lượng, cỡ trái cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để người mua lựa chọn. Qua khảo sát, có 43,3% số hộ tự thấy đã đáp ứng tốt tiêu chuẩn của người mua, 48,9% số hộ cho rằng chỉ đáp ứng được, tức là vẫn chưa thật sự đáp ứng tốt tiêu chuẩn của người mua, và chỉ 3,3% số hộ còn lại cho rằng vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của người mua, số còn lại không trả lời chiếm 4,5%.

35

Bảng 4.14: Tiêu chuẩn và việc đáp ứng tiêu chuẩn của người mua

Tiêu chuẩn và đáp ứng tiêu chuẩn người mua Tần số (%)

Tốt 39 43,3 Được 44 48,9 Không tốt 3 3,3 Không trả lời 4 4,5 Tổng số hộ 90 100 Đẹp, bóng 61 67,8

Sạch, không nhiễm hóa chất 29 32,2

Trọng lượng, cỡ trái 44 49,0

Tổng số hộ 90

Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013

4.1.2.5 Những thuận lợi trong canh tác xoài

Như đã biết, Đồng Tháp là một trong những tỉnh có diện tích trồng xoài lớn nhất ĐBSCL. Cây xoài đã được trồng tại đây rất lâu đời và cây xoài luôn được xem là cây ăn trái thế mạnh của tỉnh. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của địa phương cùng với những tiến bộ kỹ thuật việc sản xuất xoài gặp rất nhiều thuận lợi. Nhưng trên hết phải kể đến đó là điều kiện tự nhiên thích hợp mới là yếu tố quyết định đến việc sản xuất xoài của tỉnh.

Bảng 4.15: Những thuận lợi trong canh tác xoài

Thuận lợi trong sản xuất Tần số (%)

Thổ nhưỡng phù hợp 54 60

Kỹ thuật trồng 21 23,3

KH - KT ngày càng phát triển 7 7,8

Học hỏi kinh nghiệm 12 13,3

Khuyến nông hỗ trợ 6 6,7

Đê bao 11 12,2

Lao động 5 5,6

Giao thông thuận lợi 9 10

Thời tiết 2 2,2

Tổng số hộ 90

Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 4.15 cho thấy, có đến 60% số hộ cho rằng thổ nhưỡng thích hợp là thuận lợi lớn nhất trong việc sản xuất xoài. Bên cạnh đó có 23,3% số hộ cho rằng kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác lâu đời cũng là một trong những thuận lợi giúp canh tác tốt cây xoài. Ngoài ra, có khoảng 12,2% số hộ nhận thấy việc có đê bao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác. Thời tiết không thật sự là điểm thuận lợi khi chỉ có 2,2% số hộ cho rằng thời tiết là thuận lợi cho canh tác xoài. Việc thời tiết

36

thất thường, mưa nhiều gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xử lý ra hoa và khả năng đậu trái của xoài. Điều này cũng gián tiếp đến vấn đề thuê mướn lao động của nông hộ, vì vậy chỉ có khoảng 5,6% cho rằng lao động là điều thuận lợi cho canh tác.

4.1.2.6 Tình hình vay vốn của nông hộ

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và trong canh tác xoài nói riêng, để có khả năng sản xuất tốt và quy mô kinh doanh phù hợp hay để đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, mua vật tư đầu vào, đòi hỏi các nhà vườn phải đầu tư thêm nhiều vốn. Nhưng lượng vốn vay bao nhiêu thì đủ cho nhu cầu sản xuất của hộ, thời gian vay và lãi suất vay là bao nhiêu thì hộ có thể chấp nhận được với lượng vốn vay và thời hạn vay như vậy?

Theo kết quả điều tra từ Bảng 4.16, chỉ có 27 hộ trong tổng số 90 hộ điều tra có vay vốn, chiếm 30%. Phần lớn các hộ vay vốn với mục đích mua nguyên liệu đầu vào (chiếm 74,1%), đầu tư công nghệ chiếm 11,1%, để kinh doanh, buôn bán và đầu tư công nghệ chiếm tỷ lệ thấp nhất và ngang nhau với 3,7%. Phần lớn các nhà vườn vay vốn từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chiếm đến 77,8%, có 7,4% số hộ vay tư nhân, 3,7% vay từ ngân hàng Thương nghiệp và 11,1% vay từ những nguồn khác.

Số tiền vay của nông hộ tương đối không cao, số hộ có số tiền vay dưới 50 triệu chiếm đến 59,2%. Cụ thể, có 11,1% số hộ vay số tiền dưới 20 triệu, 48,1% số hộ có số tiền vay từ 20 đến 50 triệu và số hộ vay trên 50 triệu chiếm 40,8%.

Lãi suất vay phụ thuộc vào số tiền và thời hạn vay, qua khảo sát cho thấy có 14,8% số hộ vay vốn đóng lãi suất dưới 1%/tháng, số hộ đóng lãi suất từ 1 đến 1,5%/tháng chiếm cao nhất với 55,6%, còn lại khoảng 29,6% số hộ phải đóng trên 1,5%/tháng. Thời hạn vay của nông hộ chủ yếu rơi vào khoảng từ 12 đến 24 tháng, chiếm 59,3%, dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ 33,3% và trên 24 tháng chiếm chỉ 7,4% tổng số hộ vay. Các nhà vườn vay vốn để mua nguyên liệu đầu vào là chủ yếu nên khi xong vụ họ thường trả vốn vay cho ngân hàng và sẽ vay lại vào vụ kế tiếp.

37

Bảng 4.16: Tình hình vay vốn của nông hộ

Khoản mục Tần số (%)

Có vay vốn 27 30

Không vay vốn 63 70

Tổng 90 100

Lý do vay vốn

Mua nguyên liệu đầu vào 20 74,1

Mua phương tiện chuyên chở 1 3,7

Đầu tư công nghệ 3 11,1

Buôn bán 1 3,7

Kinh doanh 1 3,7

Tổng 27 100

Nguồn vay vốn

Ngân hàng nông nghiệp 21 77,8

Ngân hàng thương mại 1 3,7

Tư nhân 2 7,4 Khác 3 11,1 Tổng 27 100 Số tiền vay Dưới 20 triệu 3 11,1 Từ 20 đến 50 triệu 13 48,1 Trên 50 triệu 11 40,8 Tổng 27 100 Lãi suất Dưới 1%/tháng 4 14,8 Từ 1 đến 1.5%/tháng 15 55,6 Trên 1.5%/tháng 8 29,6 Tổng 27 100 Thời hạn vay Dưới 12 tháng 9 33,3 Từ 12 đến 24 tháng 16 59,3 Trên 24 tháng 2 7,4 Tổng 27 100

Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013

4.1.2.7 Chi phí sản xuất của nhà vườn

Qua khảo sát cho thấy nông dân thường bán xoài cát Chu theo 2 phương thức là xoài xô và phân loại (loại 1: > 330g, loại 2: >250g, loại 3: <250g). Nông dân sẽ phân loại để bán khi tỷ lệ xoài loại 1 đạt trên 70%. Kết quả điều tra các tác nhân đã chia sẻ, khi tiến hành phân loại xoài xô thì tỷ lệ xoài loại 1 đạt khoảng 60%, 33% xoài loại 2 và 7% xoài loại 3. Sự chênh lệch giá bán giữa các vụ trong năm và giữa các loại xoài

38

trong vụ là rất lớn. Giá bán xoài loại 1 của nông dân khoảng 12.300 đồng/kg gấp 1,75 lần xoài loại 2, gấp 3,2 lần xoài loại 3 và gấp 1,2 lần xoài xô.

Bảng 4.17: Cơ cấu chi phí sản xuất xoài cát Chu của nhà vườn

STT Các khoản mục Đồng/kg Tỷ lệ (%) 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3

Chi phí đầu vào

Chi phí phân

Chi phí thuốc sâu bệnh Chi phí thuốc bón gốc

Chi phí thuốc xử lý-kích thích ra hoa

Chi phí gia tăng

Chi phí bao trái Chi phí lao động Chi phí khác 5.580 790 2.890 260 1.640 3.000 280 1.700 1.020 65,0 9,2 33,6 3,0 19,1 35,0 3,3 19,9 11,9 Tổng chi phí 8.580 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013

Ghi chú: Tỷ lệ qui đổi giá xoài xô, loại 2, loại 3 sang xoài loại 1 lần lượt là 1,23; 1,75 và 3,2. Mức qui đổi giá xoài loại 2, loại 3 sang loại xoài loại 1 dựa trên thông tin điều tra và cách tính giá bình quân gia quyền. Mức qui đổi giá xoài xô qua giá xoài loại 1 được tính trên tổng mức tỷ lệ thu hồi xoài xô sau khi được phân loại và giá bán: loại 1 bình quân đạt 60%, loại 2 bình quân 33% với giá 0.57 lần loại 1, loại 3 bình quân đạt 7% với giá bán 0.31 lần loại 1(60%+33%x0,57+7%x0,31=81%, tỷ lệ qui đổi 1/0,81=1,23).

Giá thành của 1kg xoài bao gồm hai khoản chi phí chính là chi phí đầu vào và chi phí gia tăng. Như phân tích về cơ cấu chi phí sản xuất xoài cát Chu ở Bảng 4.17 có thể thấy chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong khoản chi phí đầu vào đó là chi phí sâu bệnh, chiếm đến 33,6%. Các loại sâu, bệnh thường tấn công trên xoài như: rầy bông xoài, rệp sáp, sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh đóm đen, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát chu tỉnh đồng tháp (Trang 45 - 55)