Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các nguồn sách, báo, niên giáp thống kê tỉnh, giáo trình, các tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu và các thông tin từ internet có liên quan.
Thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng số liệu thu thập qua việc phỏng vấn các tác nhân gồm nhà cung cấp vật tư, nông hộ trồng xoài, thương lái, các vựa, công ty, nhà bán lẻ, vận chuyển, tín dụng và các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị xoài cát Chu như đã nêu cụ thể ở Bảng 3.2.
Phỏng vấn chuyên gia (KIP - Key Informant Panel): tiến hành phỏng vấn các lãnh đạo đầu ngành tỉnh/huyện, cán bộ am tường của cơ sở/ phòng ban nông nghiệp,... thông qua bảng câu hỏi đã soạn sẵn về chuỗi giá trị xoài cát Chu của tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh liên quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài cát Chu của nông dân trong vùng. Đồng thời tìm hiểu định hướng phát triển kinh tế địa phương, những thuận lợi, khó khăn chính cũng như một số giải pháp chiến lược trong sản xuất xoài cát Chu tại địa phương.
Phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi: phương pháp này được thực hiện nhằm khai thác thông tin về hoạt động mua, bán, chi phí, giá bán, lợi nhuận của từng tác nhân. Điều tra 126 quan sát mẫu cho tất cả các tác nhân thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đã được soạn sẵn. Nông dân trồng xoài là tác nhân được thu nhiều mẫu nhất với 90 mẫu và cũng là tác nhân được quan tâm nhất trong chuỗi.
22
Phỏng vấn và thảo luận nhóm (PRA - Participatory Rural Appraisal): Phương pháp PRA được áp dụng để phân tích hiện trạng sản xuất, chuẩn đoán các trở ngại, những tiềm năng xu thế phát triển của vùng sinh thái, và sự chấp nhận của mô hình canh tác mới trong cộng đồng người dân tại địa phương (Nguồn: Số liệu điều tra từ đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Đồng Tháp và dự án ODI)