4.2.1 Sơ đồ chuỗi và mô tả chuỗi giá trị xoài cát Chu
4.2.1.2 Kênh thị trường chính của chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp
Kênh 1: Nông dân Thương lái Vựa trong tỉnh Vựa ngoài tỉnhBán lẻ Kênh 2: Nông dân Thương lái Vựa ngoài tỉnh Bán lẻ
Kênh 3: Nông dân Vựa trong tỉnh Bán lẻ
Kênh 4: Nông dân Thương lái Vựa trong tỉnh Vựa ngoài tỉnh Công ty CB & XK
Kênh 5: HTX Xuất khẩu
Kênh 6: Nông dân Thương lái Vựa trong tỉnh Công ty CB & XK
Hình 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp
Các chức năng của chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp
Nguồn đầu vào: bao gồm nhà cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và dụng cụ nông nghiệp,...
42
Thu gom: có hai tác nhân chính là thương lái và chủ vựa trong tỉnh.
Sơ chế: có hai tác nhân chính là vựa đóng gói trong tỉnh và vựa phân phối ngoài tỉnh.
Thương mại: bao gồm cả vựa trong tỉnh, vựa ngoài tỉnh và công ty chế biến và xuất khẩu (công ty CB & XK).
4.2.1.1 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp
Nông dân
Qua điều tra 90 nông hộ trồng xoài cát Chu tại huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh ta thấy, nhà vườn chủ yếu bán xoài qua 3 tác nhân là thương lái, vựa trong tỉnh và vựa ngoài tỉnh. Trong đó, nhà vườn bán cho thương lái chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,8%, kế đến là bán cho vựa trong tỉnh 34,6%, còn lại là bán cho vựa ngoài tỉnh. Khi thu hoạch thì nhà vườn không phải vận chuyển sản phẩm đi bán mà người mua (thương lái, vựa trái cây) sẽ đến tận vườn để vận chuyển, nhà vườn chỉ tốn công lao động thu hoạch. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với kinh nghiệm canh tác tương đối lâu đời (trung bình 16,2 năm) của nhà vườn cho nên chất lượng xoài cát Chu ở đây vượt trội hơn những nơi khác. Đây cũng là yếu tố giúp cho loại trái cây này có thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước
Hợp tác xã
Hiện nay, HTX Mỹ Xương là HTX duy nhất đang hoạt động ở Đồng Tháp. HTX có vai trò thu mua xoài từ xã viên về phân loại, đóng gói và dán nhãn hiệu bán ra thị trường. Nơi tiêu thụ xoài của HTX chủ yếu là các chợ đầu mối tại thành phố HCM, Hà Nội và phân phối lại cho các đại lý, cửa hàng, siêu thị lớn và cả cơ sở mua xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc. Hiện nay, HTX Mỹ Xương có 2 thương hiệu: Xoài cát Chu và xoài cát Cao Lãnh (Hòa Lộc). Qua sơ đồ chuỗi cho thấy, sản lượng xoài cát Chu HTX xuất khẩu chiếm tỷ lệ 7,5% trong tổng sản lượng xoài cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên, không có cam kết về mua bán giữa nhà vườn và HTX. Vì vậy, khi đến vụ thu hoạch xã viên HTX tự do mua bán, không nhất thiết bán sản phẩm cho HTX. Ngoài ra, HTX cũng chủ động thu mua xoài từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể là các nông dân ngoài HTX nếu sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng.
Khó khăn hiện nay mà HTX gặp phải là vốn và lịch thời vụ vẫn chưa thống nhất. Các xã viên có lịch canh tác riêng mặc dù đã vào HTX. Không có sự ràng buộc mua bán giữa xã viên và HTX. Vì vậy, sản lượng xoài cung ứng cho HTX không ổn định, chưa chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường.
43
Qua điều tra cho thấy, các thương lái chủ yếu là nam giới chiếm khoảng 75% vì việc vận chuyển và điều khiển phương tiện thu mua chủ yếu là do nam giới thực hiện, các thương lái rất hạn chế thuê mướn nhiều lao động nhằm giảm chí phí. Tuổi trung bình của thương lái là 36 tuổi và dao động trong khoảng từ 35 đến 46 tuổi. Thương lái có trình độ hoc vấn trung bình là lớp 7, người có học vấn thấp nhất là lớp 2 và cao nhất là lớp 9. Tuy tình độ học vấn của thương lái không cao nhưng không ảnh hưởng đến viếc buôn bán vì chủ yếu hiệu quả buôn bán là dựa vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm bình quân của thương lái là 7 năm, người có kinh nghiệm lâu nhất lên đến 20 năm.
Lao động gia đình tham gia vào hoạt động thu gom không nhiều chỉ 1 hoặc 2 lao động. Khi vào thời vụ thu hoạch rộ của xoài, nếu cần thêm lao động thì thương lái có thể thuê thêm lao động bên ngoài. Số lượng lao động thuê bình quân 5 lao động, tùy theo quy mô hoạt động của từng thương lái mà thu lao động tương ứng. Phương tiện vận chuyển xoài của thương lái chủ là xe và ghe. Phương tiện xe có hai loại là xe tải nhỏ, xe ba gác và xe Honda. Ngoài phương tiện xe thì các thương lái cũng sử dụng ghe để thu gom xoài.
Vựa trái cây
Qua khảo sát các vựa trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ ra rằng, các chủ vựa có tuổi thọ trung bình là 42 tuổi, người có tuổi thọ thấp nhất là 28 và cao nhất là 57 tuổi. Trong khi đó kinh nghiệm của chủ vựa thấp nhất là 2 năm và cao nhất lên đến 20 năm, có sự chênh lệch tương đối lớn. Trình độ học vấn của các chủ vựa cũng nằm ở mức khá cao khi có đến 12 chủ vựa có trình độ từ cấp 2 trở lên, chiếm tỷ lệ 85,7%. Tất cả các vựa đều có phương tiện chuyên chở, phương tiện thu mua chính chủ yếu là xe tải (71,4%). Chỉ có một số vựa sử dụng phương tiện chính là ghe. Ngoài ra, các vựa có thêm phương tiện là xe máy nhưng chiếm tỷ lệ rất ít.
Hoạt động kinh doanh của vựa cần khá nhiều lao động đảm bảo đủ thực hiện các khâu từ thu mua đến sơ chế và cung ứng sản phẩm ra thị trường. Trung bình có khoảng 3 lao động gia đình tham gia việc tổ chức, quản lý các khâu còn lại cần thuê thêm lao động. Số lượng lao động thuê tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh của từng vựa mà có số lượng lao động thuê phù hợp. Thuận lợi lớn nhất của các vựa ở đây là chủ động được nguồn vốn nhà nên không bị áp lực từ chí phí lãi vay. Và một số thuận lợi khác như nắm bắt thông tin kịp thời qua thương lái và nông dân, có được nhà cung cấp thân thiết, đảm bảo nguồn cung ổn định, giao thông thuận lợi cho việc tiếp cận vùng nguyên liệu. Khó khăn lớn nhất đối với các vựa hiện nay là việc giá biến động thất thường và sự biến động nhu cầu từ thị trường miền Bắc và Trung Quốc.
44
Qua sơ đồ chuỗi cho thấy, công ty CB & XK thu mua xoài từ 2 nguồn đó là các vựa trong tỉnh (15,5%) và vựa ngoài tỉnh (33,8%) và phân phối toàn bộ sản lượng thu mua ra thị trường ngoài nước.
Qua khảo sát thì công ty xuất khẩu xoài có hai loại là công ty xuất khẩu trực tiếp xoài trái tươi và công ty chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ xoài. Các công ty xuất khẩu xoài trái tươi chủ yếu chỉ xuất xoài loại 1. Các công ty này thường hợp đồng thu mua xoài từ các HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và xoài được bao trái. Thị trường tiêu thụ chính của xoài xuất khẩu tại các công ty này là các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Bangladesh. Các công ty chế biến xoài đa phần không chỉ xuất khẩu mặt hàng xoài mà xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác nhau. Các công ty này thu mua xoài nguyên liệu chủ yếu là xoài cát Chu loại 2, sau khi chế biến dưới dạng sản phẩm giá trị gia tăng phần lớn sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, EU và Trung Quốc.
Bán lẻ
Tác nhân bán lẻ xoài cát thường có cơ sở kinh doanh dọc theo Quốc lộ 1A, phần lớn các cơ sở bán lẻ trái cây là nữ chiếm 80%, nam chỉ chiếm 20%. Với độ tuổi trung bình là 44 tuổi, người có tuổi cao nhất là 55 tuổi và thấp nhất 33 tuổi. Kinh nghiệm mua bán trung bình của họ là 18,8 năm (nhiều nhất 35 năm và thấp nhất 3 năm kinh nghiệm). Các chủ sạp thu mua xoài về sạp chủ yếu bằng xe máy, rất ít sạp thuê xe chuyên chở do quy mô các sạp tương đối nhỏ. Tại quầy, các nhà bán lẻ kinh doanh nhiều loại cây khác nhau và các sản phẩm khác nhau nhằm đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suốt năm. Quy mô kinh doanh của các tác nhân bán lẻ tương đối nhỏ nên chủ yếu là sử dụng lao động gia đình. Xoài tại các sạp chủ yếu được bán cho du khách, khách lữ hành, hầu như không có khách hàng thân thiết nên giá xoài bán lẻ không được ổn định.
4.2.2 Phân tích giá trị gia tăng xoài cát Chu
Qua kết quả phân tích từ Bảng 4.19 về giá trị gia tăng chuỗi giá trị xoài cát Chu ở các kênh nội địa cho thấy, tổng giá trị gia tăng ở cả 3 kênh nội địa là như nhau (25.420 đồng/kg). Khi kênh thị trường càng rút ngắn thì tổng chi phí tăng thêm càng giảm và tổng giá trị gia tăng thuần của kênh càng tăng.
45
Bảng 4.19: Giá trị gia tăng chuỗi giá trị xoài cát Chu theo kênh nội địa
ĐVT: đồng/kg Nông dân Thương lái Vựa trong tỉnh Vựa ngoài tỉnh Bán lẻ Tổng Kênh 1: Nông dân- Thương lái- Vựa trong tỉnh- Vựa ngoài tỉnh- Bán lẻ
Giá bán 12.300 14.500 18.500 24.000 31.000
Chi phí đầu vào 5.580 12.300 14.500 18.500 24.000
Chi phí tăng thêm 3.000 960 2.910 4.470 790 12.130
Tổng chi phí 8.580 13.260 17.410 22.970 24.790
Giá trị gia tăng 6.720 2.200 4.000 5.500 7.000 25.420
Giá trị gia tăng thuần 3.720 1.240 1.090 1.030 6.210 13.290
% Giá trị gia tăng thuần 28,0 9,3 8,2 7,8 46,7 100
Kênh 2: Nông dân- Thương lái- Vựa ngoài tỉnh- Bán lẻ
Giá bán 12.300 16.000 24.000 31.000
Chi phí đầu vào 5.580 12.300 16.000 24.000
Chi phí tăng thêm 3.000 1.970 4.980 790 10.740
Tổng chi phí 8.580 14.270 20.980 24.790
Giá trị gia tăng 6.720 3.700 8.000 7.000 25.420
Giá trị gia tăng thuần 3.720 1.730 3.020 6.210 14.680
% Giá trị gia tăng thuần 25,3 11,8 20,6 42,3 100
Kênh 3: Nông dân- Vựa trong tỉnh- Bán lẻ
Giá bán 12.300 24.000 31.000
Chi phí đầu vào 5.580 12.300 24.000
Chi phí tăng thêm 3.170 4.980 790 8.940
Tổng chi phí 8.750 17.280 24.790
Giá trị gia tăng 6.720 11.700 7.000 25.420
Giá trị gia tăng thuần 3.550 6.720 6.210 16.480
% Giá trị gia tăng thuần 21,5 40,8 37,7 100
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
Khi kênh thị trường có đầy đủ các tác nhân tham gia như ở kênh 1 thì tổng giá trị gia tăng thuần là thấp nhất, chỉ 13.290 đồng/kg và tổng chi phí tăng thêm là 12.130 đồng/kg. Nếu so sánh kênh 2 với kênh 1, kênh 2 (bỏ qua tác nhân vựa trong tỉnh) thì tổng giá trị gia tăng thuần kênh 2 là 14.680 đồng/kg, tăng khoảng 10%, trong khi đó tổng chi phí tăng thêm giảm còn 10.740 đồng/kg (giảm 11%).
Khi so sánh kênh 3 với kênh 2 chỉ còn 3 tác nhân tham gia cho thấy, kênh 3 có tổng chi phí tăng thêm thấp hơn đến khoảng 17% và tổng giá trị gia tăng thuần tăng khoảng 12% so với kênh 2.
Nhìn chung, ở kênh 1 và kên 2 thì bán lẻ là tác nhân có tỷ lệ giá trị gia tăng thuần cao nhất (46,7% ở kênh 1, 42,3% ở kênh 2) và nông dân là tác nhân có tỷ lệ giá trị gia tăng thuần đạt cao thứ hai sau tác nhân bán lẻ (28,0% ở kênh 1, 25,3% ở kênh 2)
46
và Nhưng đến kênh 3, khi kênh được rút ngắn chỉ còn 3 tác nhân thì giá trị gia tăng thuần của tác nhân trung gian là vựa trong tỉnh lại đạt cao nhất với 6.720 đồng/kg (chiếm 40,8%). Kết quả phân tích cho thấy khi kênh thị trường được rút ngắn thì các tác nhân trung gian sẽ nhận được phần lợi nhiều hơn so với các tác nhân đầu và cuối kênh. Tóm lại, kênh thị trường rút ngắn luôn mang lại hiệu quả về tổng chi phí, tổng giá trị gia tăng và tổng giá trị gia tăng thuần cho toàn kênh. Khi phân tích giá trị gia tăng chuỗi giá trị xoài cát Chu theo kênh xuất khẩu (Bảng 4.20) vẫn thu được kết quả tương tự là khi kênh thị trường được rút ngắn thì tổng chi phí của kênh giảm và tổng giá trị gia tăng của kênh lại tăng.
Nếu so sánh kênh 4 có đầy đủ các tác nhân tham gia (Nông dân, thương lái, vựa trong tỉnh, vựa ngoài tỉnh, công ty CB & XK) với kênh 5 khi chỉ còn 3 tác nhân (Nông dân, vựa ngoài tỉnh, Công ty CB & XK) thì tổng giá trị gia tăng của 2 kênh là như nhau (29.820 đồng/kg). Tổng chi phí tăng thêm của kênh 5 giảm khoảng 17% (còn 18.150 đồng/kg) và tổng giá trị gia tăng thuần tăng đến khoảng 46% (lên đến 11.670 đồng/kg) so với kênh 4.
Ở kênh 4, nông dân là tác nhân có giá trị gia tăng thuần cao nhất với 3.720 đồng/kg (chiếm 44,6%). Ở kênh 5, giá trị gia tăng thuần của vựa trong tỉnh đạt cao nhất so với các tác nhân khác với 7.720 đồng/kg, chiếm đến 66,2%. Công ty CB & XK luôn là tác nhân có giá trị gia tăng thuần thấp nhất trong cả 2 kênh (400 đồng/kg)
47
Bảng 4.20: Giá trị gia tăng chuỗi giá trị xoài cát Chu theo kênh xuất khẩu
ĐVT: đồng/kg Nông dân Thương lái Vựa trong tỉnh Vựa ngoài tỉnh Công ty CB & XK Tổng
Kênh 4: Nông dân- Thương lái- Vựa trong tỉnh- Vựa ngoài tỉnh- Cty CB & XK
Giá bán 12.300 14.500 18.500 25.000 35.400
Chi phí đầu vào 5.580 12.300 14.500 18.500 25.000
Chi phí tăng thêm 3.000 960 2.910 4.970 10.000 21.840
Tổng chi phí 8.580 13.260 17.410 23.470 35.000
Giá trị gia tăng 6.720 2.200 4.000 6.500 10.400 29.820
Giá trị gia tăng thuần 3.720 1.240 1.090 1.530 400 7.980
% Giá trị gia tăng thuần 46,6 15,5 13,7 19,2 5,0 100
Kênh 5: Nông dân- Vựa trong tỉnh- Cty CB & XK
Giá bán 12.300 25.000 35.400
Chi phí đầu vào 5.580 12.300 25.000
Chi phí tăng thêm 3.170 4.980 10.000 18.150
Tổng chi phí 8.750 17.280 35.000
Giá trị gia tăng 6.720 12.700 10.400 29.820
Giá trị gia tăng thuần 3.550 7.720 400 11.670
% Giá trị gia tăng thuần 30,4 66,2 3,4 100
Kênh 6: HTX- Xuất khẩu
Giá bán 25.000
Chi phí đầu vào 13.500
Chi phí tăng thêm 4.760 4.760
Tổng chi phí 18.260
Giá trị gia tăng 11.500 11.500
Giá trị gia tăng thuần 6.740 6.740
% Giá trị gia tăng thuần 100,0 100
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
Riêng kênh 6 chỉ có tác nhân HTX thì đối tượng hưởng lợi chính là xã viên và các nông dân bán xoài cho hợp tác xã, giá trị gia tăng ở kênh 6 chỉ là 11.500 đồng/kg nhưng do kênh chỉ có một tác nhân duy nhất nên nếu xét về giá trị gia tăng thuần thì tác nhân hợp tác xã chỉ đứng sau công ty CB & XK ở kênh 4 (6.740 đồng/kg). Tuy nhiên HTX ở đây chủ yếu là thu mua xoài cát Chu từ nông dân nên giá bán xoài của nông dân cho HTX chính là chi phí trung gian mà tác nhân này bỏ ra.
4.2.3 Tổng hợp kinh tế chuỗi xoài cát Chu
Kết quả trao đổi với các chuyên gia từ trung tâm khuyến nông và Sở NN&PTNT cùng với số liệu cục thống kê Đồng Tháp cho thấy năm 2012 tổng lượng xoài toàn tỉnh 83.992 tấn, trong đó sản lượng xoài cát chu 60.894 tấn, qui đổi sang xoài cát Chu loại 1 là khoảng 49.324 tấn.
48
Bảng 4.21: Tổng hợp kinh tế chuỗi xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp
Khoản mục Nông dân Thương lái Vựa trong tỉnh Vựa ngoài tỉnh Công ty CB & XK Bán lẻ Tổng
Chuỗi giá trị xoài cát Chu nội địa
1. Sản lượng (tấn) 7.103 1.023 1.023 845 263 2. Giá bán (đ/kg) 12.300 14.500 18.500 24.000 31.000 3. Lợi nhuận (đ/kg) 3.720 1.240 1.090 1.030 6.210 4. Tổng lợi nhuận (tỷ đồng) 26,42 1,27 1,11 0,87 1,63 31,31