Các nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích hệ thống (chuỗi giá trị và mô hình SCP)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát chu tỉnh đồng tháp (Trang 28)

Hiện nay phương pháp phân tích mang tính hệ thống được vận dụng rất phổ biến trong phân tích ngành hàng nông sản. Một trong những phương pháp đó có mô hình SCP (S: cấu trúc thị trường, C: vận hành thị trường, P: kết quả thực hiện thị trường). Cụ thể là trong nghiên cứu “Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng ĐBSCL” của Lưu Thanh Đức Hải cùng nhóm tác giả năm 2005 đã sử dụng mô hình SCP kết hợp cách tiếp cận kênh marketing. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngành trồng cam ở ĐBSCL tuy có phát triển nhưng không ổn định do sự biến động lớn về giá. Kênh thị trường cung cấp cam còn nhiều tác nhân trung gian và chưa có sự liên kết giữa các tác nhân. Diện tích canh tác cam còn nhỏ lẻ, chưa hình thanh được hợp tác xã sản xuất và sự phân chia lợi nhuận chưa đồng đều giữa các tác nhân.

Bên cạnh đó, nghiên cứu “Cấu trúc thị trường và phân tích kênh phân phối: trường hợp sản phẩm heo tại ĐBSCL” của Lưu Thanh Đức Hải và Lưu Tiến Thuận, 2005 cũng đưa ra kết luận sản lượng heo ở ĐBSCL trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Chi phí thức ăn và giống chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận của người nuôi. Vấn đề quan trọng nhất trong hệ thống có liên quan đến phân phối và marketing là khả năng tiếp cận thị trường và thông tin thị trường còn bị hạn chế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thị trường heo là thị trường cạnh tranh và tất cả các yếu tố trong cấu trúc thị trường đều thực hiện tốt các chức năng, các tác nhân riêng lẽ không tác động mạnh được đến thị trường heo.

Ngoài ra, Lưu Thanh Đức Hải và nhóm cộng tác viên năm 2004 trong đề tài

“Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing: trường hợp ca tra, cá ba sa tại ĐBSCL” cũng cho rằng thị trường cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL là thị trường cạnh tranh. Những tác nhân chính trong kênh marketing cá tra, cá ba sa gồm người nuôi, thương lái, người bán sĩ, bán lẻ, công ty chế biến và người tiêu dùng. Các tác nhân trong kênh đều bị ảnh hưởng mạnh bởi sự dao động giá và sự bất ổn của thị trường tiêu thụ trong

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2005 2010 2011 2012 Cây có múi Nhãn Xoài

15

và ngoài nước. Trong kênh, người bán lẻ là tác nhân có mức lợi nhuận biên cao nhất và người nuôi cá có lợi nhuận biên thấp nhất nhưng lại là tác nhân có mức rủi ro cao nhất trong sản xuất.

Năm 2014, trong nghiên cứu “Phân tích thực trạng kênh phân phối nếp tại hai huyện Thủ Thừa và Châu Thành tỉnh Long An” của Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt cũng đã đưa ra kết luận lượng nếp xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao trong kênh phân phối gần 70%, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thông qua cửa khẩu Lạng Sơn. Thương lái đóng vai trò phân phối quan trọng với hơn 95% lượng nếp được bán thông qua thương lái. Sự liên kết giữa các tác nhân còn nhiều hạn chế, công ty xuất khẩu chủ yếu thu mua nếp từ thương lái và nhà máy xay xát - lau bóng, gần như không có sự liên kết giữa nông dân và công ty. Đặc biệt, nông dân thiếu thông tin thị trường và chịu nhiều rủi ro khi xảy ra biến động giá cả đầu vào vật tư nông nghiệp và đầu ra sản phẩm.

Song song với phương pháp phân tích cấu trúc thị trường, phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận toàn cầu cũng là phương pháp phân tích mang tính hệ thống rất hay. Đặc biệt là ngày càng có nhiều mặt hàng nông sản được nghiên cứu theo hướng này. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc Châu (2009) có một nghiên cứu về “Gạo Việt Nam nhìn từ chuỗi giá trị lúa gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Cần Thơ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dù gạo tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu thì lợi ích của người nông dân vẫn nhiều hơn so với các tác nhân còn lại. Tuy nhiên, sinh kế người nông dân vẫn còn khó khăn là do việc quản lý chuỗi cung ứng còn kém hiệu quả và một phần chịu ảnh hưởng của chính sách “hạn điền”. Chuỗi giá trị gạo xuất khẩu hiệu quả hơn chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa do kênh thị trường ngắn, chi phí gia tăng thấp và giá xuất khẩu cao hơn. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cũng như giữa các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị lúa gạo sẽ rất quan trọng để giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cũng như lợi nhuận và thu nhập toàn chuỗi.

Tiếp tục nói về chuỗi lúa gạo, báo cáo “Phân tích chuỗi giá trị gạo thơm ST5 tỉnh Sóc Trăng” của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2012 đã chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất của gạo thơm ST5 hiện nay là gạo bị trộn lẫn các giống khác ở tất cả các khâu tham gia chuỗi; chuỗi giá trị xuất khẩu của gạo ST5 chiếm tỉ trọng rất cao (97,5%) và tiêu thụ nội địa không đáng kể. Nông dân tiêu thụ lúa chủ yếu thông qua thương lái (95%) và tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp qua doanh nghiệp không đáng kể nên khó kiểm soát được chất lượng gạo. Tiềm năng thị trường gạo thơm ST5 còn rất lớn nhưng số lượng và chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Với những vấn đề trên, giải pháp ưu tiên đề nghị đầu tư nâng cấp sẽ là mở rộng qui mô sản xuất đi đôi với việc tăng cường liên kết (ngang và dọc) trong sản xuất và tiêu thụ nhằm kiểm soát chặt chẽ

16

chất lượng sản phẩm trong khâu tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị gia tăng toàn chuỗi và phát triển bền vững chuỗi ngành hàng.

Năm 2013, Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son có một nghiên cứu khác là

“Phân tích chuỗi giá trị hành tím tỉnh Sóc Trăng” và đã đưa ra kết luận sản xuất hành tím ở Vĩnh Châu có lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh cao. Chuỗi giá trị hành tím có 4 tác nhân tham gia và 4 kênh thị trường, trong đó có 2 kênh tiêu thụ nội địa và 2 kênh xuất khẩu. Tổng lợi nhuận của kênh hành tím xuất khẩu cao hơn kênh tiêu thụ nội địa. Kênh thị trường có càng ít tác nhân trung gian thì lợi ích cho người sản xuất càng cao.

Cũng với phương pháp phân tích chuỗi giá trị, Trần Tiến Khai cùng nhóm tác giả đã thực hiện “Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre” năm 2011 chỉ ra rằng chuỗi giá trị dừa Bến Tre có năng lực cạnh tranh rất tốt nhờ tận dụng được các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động nội tỉnh. Các chỉ số thể hiện năng lực cạnh tranh cao, thể hiện khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm dừa Bến Tre trên thị trường thế giới. Mặc dù vậy, chuỗi giá trị dừa Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa được phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô, một số sản phẩm chế biến lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, thiếu cân đối nguồn nguyên liệu cho chế biến nội tỉnh và năng lực vốn để nâng cấp công nghệ còn kém là những hạn chế quan trọng nhất. Lưu Thái Bình, 2012 trong nghiên cứu “Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng rau và cách thức thâm nhập có hiệu quả vào thị trường thế giới” đã kết luận rằng đối với mô hình chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng rau trên thế giới, giá trị gia tăng đạt cao nhất là ở khâu phân phối và tiếp thị, khâu trồng rau có giá trị gia tăng thấp nhất. Hiện ngành hàng rau xuất khẩu vẫn chưa được chú trọng ở Việt Nam, các tác nhân chưa có sự liên kết chặc chẽ và sự tham gia còn hạn chế, các hãng sản xuất trong ngành hàng rau có vai trò đầu tàu còn chưa có nhiều và chưa thật sự đủ mạnh.

Trong nghiên cứu “Phân tích đặc tính kinh tế của ba loại trái cây tiềm năng ở Ấn Độ” năm 2006 của Joshua N. Daniel và Prashant A. Dudhade đã chỉ ra rằng việc sản xuất quít, me và kokum của nông hộ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng về diện tích và sản lượng. Đồng thời sản xuất phân tán, không tập trung đã gây ra khó khăn cho hoạt động chế biến và tiêu thụ. Trong khi đó James Semwanga (2008) với “Phân tích chuỗi giá trị xoài từ Homosha-assosa đến Addis ababa, Ethiopia” đã chia sẻ chuỗi xoài từ Assosa đến Addis ngắn và không hiệu quả, thị trường trái cây ở Addis được chi phối bởi các nhóm tổ chức có xu hướng không cho phép các người mới gia nhập. Sự cạnh tranh của xoài với các sản phẩm trái cây tươi được nhập khẩu do đó đòi hỏi phải có sự cải thiện và nâng cao chất lượng xoài để tăng khả năng cạnh tranh của xoài Ethiopia.

17

Một nghiên cứu khác của Zuhui Huang Zhejiang (2009)cho thấy vài trò quan trọng của liên kết trong sản xuất, với “Chuỗi giá trị lê Trung Quốc: mục tiêu tăng trưởng cho người sản xuất nhỏ”Zuhui Huang Zhejiang đã chỉ ra rằng các nông hộ nhỏ ở Hà Bắc hầu như không được hưởng lợi từ chuỗi giá trị lê vì mức độ giá trị gia tăng trong các giai đoạn giữa và kết thúc cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Chuỗi giá trị trái Lê Chiết Giang ngắn hơn ở Hà Bắc và giá trị gia tăng của giai đoạn đầu tiên cao hơn so với ở Hà Bắc, do đó các hộ sản xuất nhỏ có thể được hưởng lợi. Hợp tác xã ở Chiết Giang giúp cho các nông hộ nhỏ giảm chi phí và giá trị gia tăng trong tiêu thụ nhiều hơn.

Đỗ Minh Hiền và nhóm tác giả thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam năm 2006 có đề tài nghiên cứu “Phân tích ngành hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp” đã đưa ra kết luận là giá cả lưu thông trên thị trường xoài trong nước biến động rất lớn trong năm do phụ thuộc vào sản lượng xoài ở từng thời điểm. Giá xoài nghịch vụ cao gấp 2-3 lần so với chính vụ nhưng cung không đủ cầu. Nhu cầu về sản phẩm có chất lượng cao, ngon như xoài “Cát Hòa Lộc”, “Cát Chu” tăng. Tuy nhiên trong sản xuất, phần lớn xoài có chất lượng thấp và sản lượng rất lớn tập trung trong vòng 2 tháng (tháng 3 và tháng 4) làm cho giá xoài giảm xuống rất thấp, tổn thất trong giai đoạn này là rất lớn. Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị xoài ở Tiền Giang và Đồng Tháp hoạt động gần như độc lập, chưa liên kết và hợp tác với nhau được dẫn đến giá thành qua các khâu tăng cao. Việc mua bán giữa các thành viên với nhau được thực hiện theo thời điểm nhất định, không có hợp đồng chính thức giữa các bên, giá cả được thỏa thuận tùy theo tỷ lệ cung cầu trên thị trường.

18

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp tiếp cận

Đề tài đã sử dụng lý thuyết “chuỗi giá trị” của Kaplinsky & Morris (2000), “Kết nối chuỗi giá trị ValueLinks” (2007) của Eschborn GTZ, “Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007) và phân tích chuỗi giá trị sản phẩm - ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013).

3.2 Cơ sở lý thuyết

Theo phương pháp tiếp cận toàn cầu, khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Kaplinsky, 1999; Kaplinsky & Morris, 2001). Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu. Phân tích chuỗi giá trị còn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Tương tự, theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) thì chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013).

Một số khái niệm và cách tính các tiêu chí khi phân tích chuỗi giá trị

Người vận hành chuỗi: là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nhà vườn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ.

Người hỗ trợ chuỗi giá trị: là những người tạo điều kiện giúp chuỗi phát triển như: chính quyền địa phương các cấp; viện/trường và các dịch vụ hỗ trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi.

Liên kết ngang: là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên kết những người sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm.

Liên kết dọc: là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (Ví dụ: nhóm cộng đồng (nhà vườn) liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm).

19

Giá trị: là giá bán sản phẩm của mỗi tác nhân (đã quy đổi ra cùng hình thái sản phẩm cho tất cả các khâu trong chuỗi giá trị).

Giá trị gia tăng giữa hai tác nhân: chênh lệch giá bán sản phẩm giữa hai tác nhân.

Giá trị gia tăng trong từng tác nhân: chênh lệch giá bán và chi phí trung gian (hoặc chi phí đầu vào đối với người sản xuất ban đầu – nông dân).

Chi phí trung gian của mỗi tác nhân: Giá mua sản phẩm của mỗi tác nhân đó. Đối với nông hộ sản xuất ban đầu trong sơ đồ chuỗi thì chi phí trung gian là chi phí đầu vào bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; tất cả các chi phí còn lại của nhà vườn là chi phí tăng thêm).

Chi phí tăng thêm: toàn bộ chi phí còn lại (lao động nhà/thuê; khấu hao máy móc, dụng cụ; nhiên liệu; giấy báo; giấy gói;…) ngoài chi phí trung gian của mỗi tác nhân.

Tổng chi phí: Chi phí đầu vào/trung gian cộng với chi phí tăng thêm

Giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân (lợi nhuận): giá bán trừ tổng chi phí.  Phân bổ giá trị gia tăng thuần trong chuỗi: phần trăm lợi nhuận của mỗi tác

nhân trong toàn chuỗi (tổng lợi nhuận 100%).

Phân tích kinh tế chuỗi

Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là phân tích các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi dưới góc độ nhà kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành chuỗi. Bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận, giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi và đưa ra nhận xét phù hợp. Trong đó, việc kiểm soát các chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất để khẳng định năng lực cạnh tranh.

Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm:

 Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

 Phân tích giá trị đạt được của từng tác nhân tham gia vận hành trong chuỗi giá trị.

 Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn chuỗi và tỷ trọng của giá trị tăng thêm tại các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị.

 Phân tích năng lực của tác nhân tham gia chuỗi giá trị (quy mô, năng lực sản xuất, lợi nhuận,…). (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013)

20

3.3 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Hình 3.2: Địa điểm thu mẫu

(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp) Ghi chú: Vùng nghiên cứu

Xoài là một trong những loại trái cây nổi tiểng của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát chu tỉnh đồng tháp (Trang 28)