Các chiến lược nâng cấp chuỗi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát chu tỉnh đồng tháp (Trang 66)

Giảm chi phí sản xuất

(1)Nâng cao kiến thức, kỹ thuật canh tác.

 Tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh;

 Mở các buổi trao đổi kinh nghiệm để các nhà vườn cùng nhau học tập, nâng cao kỹ thuật canh tác.

(2)Tăng cường năng lực sản xuất.

 Thành lập các tổ hợp tác sản xuất;

 Quy hoạch các khu sản xuất tập trung giảm chi phí.  Nâng cao chất lượng

(1)Tăng cường công tác khuyến nông

 Tập huấn, khuyến khích nhà vườn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP;

 Tổ chức hội thảo giúp người dân tiếp cận thông tin thị trường. (2)Mở rộng thị trường tiêu thụ

 Các công ty CB & XK không ngừng tìm đầu ra cho trái xoài tại các thị trường mới, khó tính;

53  Đầu tư công nghệ

(1)Đẩy mạnh phát triển khâu chế biến các sản phẩm từ xoài

 Quan tâm đầu tư công nghệ vào khâu tồn trữ và bảo quản sau thu hoạch;  Xây dựng một số công ty chế biến xoài nguyên liệu tại địa phương.

54

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh là hai địa phương có diện tích và sản lượng xoài cát Chu tập trung và lớn nhất tỉnh Đồng Tháp. Nhà vườn có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, tích cực học hỏi và tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác xoài (quy trình sản xuất an toàn, xử lý ra hoa trái vụ, bao trái).

Qui mô canh tác xoài cát Chu của các nhà vườn nhỏ lẻ, sự gắn kết giữa các nông hộ thiếu chặt chẽ, chi phí sản xuất cao, quản lý sâu bệnh riêng lẻ nên hiệu quả phòng trừ dịch hại chưa cao (33,6% tổng chi phí sản xuất).

Phân tích hiệu quả tiêu thụ thông qua chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp gồm có 6 chức năng cơ bản (Đầu vào, sản xuất, thu gom, sơ chế, thương mại và người tiêu dùng) và 7 tác nhân chính (nhà vườn, thương lái, vựa đóng gói trong tỉnh, vựa phân phối ngoài tỉnh, công ty CB & XK, bán lẻ, tiêu dùng). Qua sơ đồ chuỗi có thể thấy có đến 85,6% sản lượng xoài cát Chu được xuất khẩu, thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc và chỉ có 14,4% tiêu thụ thị trường trong nước.

Trong phân tích giá trị gia tăng, nhà vườn luôn là tác nhân có tỷ lệ giá trị gia tăng cao nhất trong các tác nhân ở cả hai kênh xuất khẩu và nội địa (khoảng 30,2% khi kênh có đầy đủ các tác nhân tham gia). Sự rút ngắn kênh thị trường mang lại lợi nhuận cao hơn cho các tác nhân liền kề trước và liền kề sau.

Qua phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi cho thấy, mỗi năm có đến khoảng 42,221 tấn xoài cát Chu được xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, công ty CB & XK là tác nhân chiếm tỷ trọng về thu nhập cao nhất toàn chuỗi với 28,60%, và chiếm tỷ trọng thấp nhất là tác nhân bán lẻ với 0,32%. Nhà vườn luôn là tác nhân có lợi nhuận cao trong cả hai kênh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận trên mỗi hộ luôn đạt thấp. Chính vì vậy, nhà vườn luôn là mắt xích dễ bị tổn thương nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp.

5.2 Kiến nghị

Đối với nông dân

Các nhà vườn liên kết sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đồng nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường về cả sản lượng và chất lượng.

Thành lập các THT và HTX vừa giảm chi phí sản xuất đồng thời có thể ký kết hợp đồng cung cấp xoài với sản lượng lớn.

55

Tập huấn cho nông dân cách tiếp cận thông tin thị trường, kỹ năng bán hàng và phổ biến về uy tín trong kinh doanh.

Đối với HTX

Cần gắn kết chặt chẽ các thành viên trong HTX và nêu cao trách nhiệm của từng thành viên đối với HTX nhằm xây dựng một HTX đúng nghĩa, chứ không phải chỉ là một tổ chức trung gian thu mua xoài của nhà vườn như hiện nay.

Tận dụng thương hiệu xoài cát Chu Cao Lãnh đã được chứng nhận để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với doanh nghiệp

Chủ động gắn kết và phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương thông qua ký hợp đồng với tổ hợp tác và HTX, chủ vựa và các tổ sản xuất đạt chất lượng.

Chia sẽ thông tin và lợi ích với các nông dân, tổ hợp tác và HTX khi ký hợp đồng giá cố định và có định hướng liên kết dài lâu để nông dân có niềm tin và tuân thủ hợp đồng.

Đầu tư kho lạnh, dự trữ để chủ động nguồn hàng hơn.

Đa dạng sản phẩm (sấy dẻo, nước ép, cắt miếng, hạt lựu) đáp nhu cầu thị trường, tăng tính cạnh tranh và góp phần phát triển ngành hàng xoài bền vững.

Đối với các Sở, Ban, Ngành tỉnh Đồng Tháp

Sở Công Thương và Sở NN&PTNT phối hợp các viện/trường đại học lập kế hoạch tập huấn kiến thức về thị trường, sản xuất và tiêu thụ theo cách tiếp cận chuỗi giá trị.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh cùng với các trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh thực hiện mô hình sản xuất xoài rải vụ.

Phòng nông nghiệp huyện phối hợp chặt chẽ với cán bộ khuyến nông xã theo dõi và thường xuyên thông báo diễn biến thời tiết, tình hình dịch hại đến nông dân để nông dân chủ động phòng trừ, giảm thiệt hại.

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nước ngoài:

James Ssemwanga and et al., 2008. Analysis of the mango value chain from Homosha-assosa to Addis Ethiopia. The Ssemwanga Centre for Agriculture and Food.

Joshua N. Daniel and Prashant A. Dudhade , 2006. Analysis of Economic Characteristics of Three Underutilised in Indian”. The International Centre for Underutilised Crops. 26pp. Kaplinsky, R., and M. Morris, 2001. A Handbook for Value Chain Research, The Institute of

Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom

Zuhui Huang Zhejiang, 2009. China Pear Value Chain: Implication for Smallholder. Tuy cập tại trang web: http://ageconsearch.umn.edu/bitstream/49946/2/252.pdf , ngày truy cập 10/5/2013

Tài liệu trong nước:

Cục thống kê Đồng Tháp, 2013. Niên giám thống kê tỉnhĐồng Tháp 2012. Tp.Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.

Cục xúc tiến thương mại, 2010. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thị trường EU – Phần 2. Truy cập tại trang web:http://www.vietrade.gov.vn/rau-qu/1430-tinh-hinh-san-xuat- va-tieu-thu-xoai-tren-thi-truong-eu-phan-2.html, ngày truy cập: 25/08/2014.

Đinh Phi Hổ, 2008. Lao động và năng suất lao động nông nghiệp. Kinh tế học nông nghiệp bền vững. NXB Phương Đông, trang 225,226.

Đỗ Minh Hiền, Nguyền Thanh Tùng và Huỳnh Văn Vũ, 2006. Báo cáo tổng hợp: Phân tích ngành hàng xoài tại tỉnh Tiềng Giang và Đồng Tháp. Viện cây ăn quả miền Nam. GTZ Eschborn, 2007. Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị. Cẩm nang ValueLinks. Hương Giang, 2014.Nghịch lý: Xoài được mùa, mất giá, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu. Báo

công thương. Truy cập tại trang web:http://baocongthuong.com.vn/dan-toc-thieu-so- mien-nui/55742/nghich-ly-xoai-duoc-mua-mat-gia-doanh-nghiep-thieu-nguyen- lieu.htm#.U9KBHyiVOTU, ngày truy cập: 25/07/2014.

Lê Tiến Thuận và Lưu Thanh Đức Hải, 2005. Cấu trúc thị trường và phân tích kênh phân phối: trường hợp sản phẩm heo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Mai Văn Nam), NXB Giáo Dục, trang 108 - 124.

Lương Ngọc Trung Lập và Nguyễn Minh châu, 2013. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển sản xuất và xuất khẩu trái cây vùng ĐBSCL. Tham luận trong tài liệu hội nghị Tổng kết dự án hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh ĐBSCL - Mô hình thí điểm tại Tiền Giang (UBND tỉnh Tiền Giang, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO, 5/2013).

57

Lưu Thái Bình, 2012. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng rau và cách thức thâm nhập có hiệu quả vào thị trường thế giới. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Bộ NN và PTNT số 3/2012, trang 3-10.

M4P, 2008. Marking value chains work better for the poor: A toolbook for pratitioners of value chain analysis. A publiccation financed by the UK department for international development (DFID).

Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006. Trồng - chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh xoài – vú sữa – sapo – dừa. Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến và Lưu Thanh Đức Hải, 2005. Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Mai Văn Nam), NxbGiáo Dục, trang 79 - 107.

Thái Văn Đại, Lê Tiến Thuận và Lưu Thanh Đức Hải, 2004. Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing: trường hợp cá tra, cá ba sa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Mai Văn Nam), NXB Giáo Dục, trang 126 - 140.

Thành Sơn, 2013. Hội thảo liên kết sản xuất và tiêu thụ xoài. Truy cập tại trang web:http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE184265/Hoi_thao_lien_ket_san_x uat_va_tieu_thu_xoai.aspx, ngày truy cập: 31/07/2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức lương nông thế giới (FAO), 2013. Báo cáo thống kê hoạt động sản xuất và xuất khẩu trái cây toàn cầu.

Trần Tiến Khai, Hồ Cao Việt, Lê Văn Gia Nhỏ, Hoàng Văn Việt, Nguyễn Văn An và Nguyễn Văn Nghiêm, 2011. Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre. Dự án DBRP, UBND tỉnh Bến Tre.

Trần Trọng Trung, 2014. Xoài Cao Lãnh từng bước khẳng định thương hiệu. Truy cập tại trang web: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/109559/kinh-te/xoai-cao- lanh-tung-buoc-khang-dinh-thuong-hieu.html, ngày truy cập: 26/07/2014.

Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, 2014. Phân tích thực trạng kênh phân phối nếp tại hai huyện Thủ Thừa và Châu Thành tỉnh Long An. Tạp chí Đại học Cần Thơ số 33d (2014), trang 79-86

Vân Chi, 2013. Điều gì quyết định giá của các loại trái cây nhiệt đới? Truy cập ngày 15/11/2013, từ website: http://www.marketingnongnghiep.com/ 2013/04/ieu-gi- quyet-inh-gia-cua-cac-loai-trai.html

Viện Cây ăn quả miền Nam tạo đà cho trái cây đặc sản Đồng bằng sông Cửu long vươn xa,

2014. Truy cập tại trang web:

http://sofri.org.vn/NewsDetail.aspx?l=&id=553&cat=3&catdetail=0, ngày truy cập: 25/07/2014

58

Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2013.Sản xuất nông nghiệp 2012. Truy cập ngày 15/11/2013, từ website: http://iasvn.org/tin-tuc/San-xuat-nong-nghiep-nam- 2012-2439.html

Võ Mai, 2013. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Tham luận tại Hội thảo Đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với thị trường tiêu thụ nông sản hiệu quả, bền vững (Sở NN& PTNT Tp. Cần Thơ, Sở Công Thương Tp. Cần Thơ, 11/2013).

Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc Châu, 2009. Gạo Việt Nam nhìn từ chuỗi giá trị lúa gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Cần Thơ. Tạp Chí NN và PTNT số 132 tháng 3/2009, trang 3-5.

Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2012. Phân tích chuỗi giá trị gạo thơm ST5 tỉnh Sóc Trăng. Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Sóc Trăng.

Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013. Giáo trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp). Thành phố Cần Thơ: Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.

Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013. Phân tích chuỗi giá trị hành tím tỉnh Sóc Trăng. Tạp Chí khoa học và Công nghệ Bộ NN và PTNT số 19/2013, trang 3-10. Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương

nghiên cứu (ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội). NXB: Đại học Cần Thơ.

Vũ Sông Ngân, 2013. Xoài Việt Nam gia nhập thị trường Hà Quốc. Truy cập ngày 10/12/2013, từ website:http://vietpress.vn/20131125040238396p116c70/xoai-viet- nam-gia-nhap-thi-truong-han-quoc.htm

59

PHỤ LỤC

Trường Đại Học Cần Thơ Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN LÃNH ĐẠO

1. Ông/bà cho biết tình hình sản xuất xoài trên địa bàn tỉnh/ huyện/xã hiện nay như thế nào? (diện tích, năng suất, sản lượng, giống, kỹ thuật…),

2. Ông/bà cho biết các giống xoài phổ biến nông dân đang trồng?Các giống đó thì giống nào có triển vọng phát triển mạnh và có giá trị xuất khẩu cao.

3. Trên địa bàn có những nơi nào cung cấp giống đạt tiêu chuẩn (hội làm vườn, trại giống của hyện,…)

4. Nông dân thường mua cây giống ở đâu nhiều? tại sao?

5. Theo ông/bà tiền năng phát ngành xoài của tỉnh/huyện/xã hiện nay như thế nào? (Kinh nghiệm, đất đai, khí hậu, chợ đầu mối, đường bộ, đường thủy,…) 6. Năng suất và chất lượng sản phẩm hiện nay như thế nào? Ngành xoài của tỉnh có thương hiệu riêng chưa? Tại sao

6. Hiện nay, tiêu thụ xoài dưới dạng ăn tươi hay chế biến nhiều? Tại sao? 7. Trên địa bàn tỉnh có nhà máy chế biến xoài không? Tại sao?

8. Xin ông/bà cho biết thị trường tiêu thụ chính là trong nước hay ngoài nước? Nếu có xuất khẩu thì xuất dưới dạng ăn tươi hay dạng chế biến? Tỉ lệ % của loại ăn tươi và chế biến? xuất khẩu qua các nước nào nhiều? tại sao?

9. Xin ông/bà cho biết các kênh tiêu thụ chính của xoài?

10. Thông qua các kênh đó thì kênh nào dược nông dân áp dụng nhiều? kênh nào mang lợi nhuận lại cho nông dân cao? Giải thích lý do?

11. Xin ông/bà cho biết thương lái thu gom xoài chủ yếu là ở địa phương hay từ tỉnh khác đến? tại sao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Hiện nay trên địa bàn có bao nhiêu vựa đóng gói? Các vựa này có vai trò hay tác động gì đến việc trồng xoài của nông dân không? tại sao

13. Trên địa bàn có HTX thu mua xoài không? Số lượng thành viên? Hình thức hoạt động

14. HTX đóng vai trò như thế nào đối với quản lý quy trình kỹ thuật trồng và tiêu thụ xoài.

15. HTX trồng xoài có các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà bán lẻ như Metro, Coop không?

60

16.Xin ông/bà cho biết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng trồng xoài

17. Vai trò của các cấp chính quyền/đoàn thể/hội trong việc sản xuất xoài cũng như kênh tiêu thụ xoài (kỹ thuật, công nghệ, vốn, chính sách, thị trường,…) Hiện nay có các chính sách gì nhằm thúc đẩy việc xúc tiến thương mại cho ngành xoài của tỉnh? 18. Định hướng và chiến lược phát triển ngành xoài trong tương lai

19. Theo ông/ bà cần có những giải pháp gì cho việc phát triển bền vững ngành xoài của Đồng Tháp.

Trường Đại Học Cần Thơ Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN NHÓM NÔNG HỘ SẢN XUẤT

I. Câu hỏi chung

1. Hiện nay các giống xoài phổ biến mà nông dân hay trồng? Giống nào cho năng suất cao nhất?

2. Mô hình trồng xoài xen canh ở huyện mình hiện nay là gì? Tại sao trồng xen và trồng xen với cây gì cho hiệu quả kinh tế cao

3. Việc trồng xen đó có theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nhà nước không? Tại sao

4. Hình thức trồng xen của cây xoài phổ biến được áp dụng như thế nào 5. Thông thường mua giống ở đâu là chất lượng ? tại sao

6. Tình hình sản xuất xoài trong 2 năm trở lại dây thế nào

7. Xu hướng giá cả thị trường từ 2010 – 2012 và dự đoán trong năm 2013 8. Tiềm năng phát triển cây xoài của vùng như thế nào

9. Kênh tiêu thụ chính hiện nay trên địa bàn trồng xoài

10. Theo ông/bà thương lái thu mua từ nơi khác đến nhiều hay trong địa địa phương? Thương lái nào mua giá cao hơn tại sao?

11. Trên địa bàn có HTX xoài như vậy HTX này đóng vai trò như thế nào đối với việc trồng xoài của nông dân

12. Theo ông/bà xoài của vùng có thương hiệu chưa? Cần thiết xây dựng không? Tại sao

13. Hiện nay, HTX đã xây dựng thương hiệu riêng cho xoài chưa? Tại sao 14. Nhà nước có giúp gì cho việc xây dựng thương hiệu

61

15. Hiện nay, có những chính sách gì liên quan đến việc phát triển cây xoài và thị

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát chu tỉnh đồng tháp (Trang 66)