4.1.1 Thông tin chung
4.1.1.1 Tổng diện tích xoài của nông hộ
Qua khảo sát cho thấy hầu hết các nông hộ chuyên canh khá cao, chủ yếu canh tác xoài, số hộ có diện tích canh tác cây trồng khác không đáng kể (lúa, cây ăn trái khác,..). Do đó, diện tích trồng xoài cũng chính là diện tích đất canh tác của nông hộ. Điều này cũng đồng nghĩa diện tích trồng xoài vừa là tư liệu sản xuất vừa tài sản sinh kế của nông hộ. Kết quả phân tích từ Bảng 4.1 chỉ ra rằng, qui mô canh tác xoài đạt khá cao với bình quân diện tích xoài đạt 1 ha/nông hộ. Cụ thể, có khoảng 42% số hộ sở hữu diện tích đất trồng xoài trên 1ha, nông hộ sở hữu đất trồng xoài từ 0,5 ha đến 1 ha khoảng 38%, trong khi đó nông hộ sở hữu diện tích trồng xoài dưới 0,5 ha khá thấp 20%. Mặc dù, các nông hộ tại địa bàn khảo sát có mức độ chuyên canh cao, tuy nhiên trên cùng diện tích canh tác xoài nông hộ canh tác nhiều loại xoài khác nhau, trong đó xoài cát Chu là giống xoài truyền thống là cây trồng thế mạnh của địa phương.
Nhưng qua Bảng 4.1 lại cho thấy nhà vườn có xu hướng dần chuyển đổi một phần diện tích sang trồng giống xoài khác hoặc xen canh trên cùng diện tích trồng xoài cát Chu. Khi so sánh sự phân bố giữa quy mô diện tích đất trồng xoài và diện tích trồng xoài cát Chu cho thấy có sự khác biệt khá rõ.Nếu số hộ có tổng diện tích trồng xoài dưới 0,5 ha thấp nhất (20%) thì số hộ trồng xoài cát chu dưới 0,5 ha đạt cao nhất (48%). Ngược lại, hộ số hộ trồng xoài cát chu có diện tích trên 1 ha rất thấp (12%) nhưng số hộ có tổng diện tích trồng xoài trên 1 ha đạt rất cao (42%).
25
Bảng 4.1: Diện tích trồng xoài cát Chu so với tổng diện tích trồng xoài của các nông hộ Diện tích xoài Tổng xoài Xoài cát chu
Tần số (%) Tần số (%) Dưới 0,5 ha 18 20,0 43 47,8 Từ 0,5 đến dưới 1 ha 34 37,8 36 40,0 Từ 1 ha trở lên 38 42,2 11 12,2 Tổng 90 100,0 90 100,0 Giá trị nhỏ nhất 0,3 0,3 Giá trị lớn nhất 6,0 3,2 Trung bình 1,0 0,6
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
4.1.1.2 Phương tiện sản xuất của nông hộ trồng xoài
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc biệt là trồng cây ăn trái các nông hộ đều phải trang bị những phương tiện để phục vụ cho việc sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật phát triển thì các thiết bị máy móc cũng theo đó phát triển và ngày càng hỗ trợ tích cực hơn trong quá trình sản xuất của nông hộ. Các nhà vườn canh tác cây xoài thường phải trang bị khá nhiều phương tiện để phục vụ sản xuất như máy phun thuốc, máy bơm nước, máy cắt cỏ, dụng cụ hát trái và một số thiết bị khác. Việc nhà vườn trang bị các phương tiện sản xuất ít hay nhiều phụ thuộc vào diện tích đất canh tác và vốn đầu tư của nông hộ.
Bảng 4.2: Phương tiện sản xuất của nông hộ trồng xoài
Phương tiện sản xuất Tần số (%)
Ghe/vỏ 13 14,4
Bình xịt 74 82,2
Máy phun thuốc 79 87,8
Máy bơm nước/motor 31 34,4
Máy cắt cỏ 36 40,0
Xe đẩy vận chuyển (tay) 20 22,2
Xe vận chuyển cơ giới 52 57,8
Dụng cụ cắt cành 50 55,6
Dụng cụ hái trái 62 68,9
Sọt đựng trái 2 2,2
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
Bảng 4.2 trình bày kết quả thống kê các phương tiện cần thiết cho sản xuất xoài của những nông hộ. Kết quả thông kê cho thấy, phương tiện mà hầu như nhà vườn nào cũng có là máy phun thuốc và bình xịt, chiếm tỷ lệ rất cao lần lượt là 87,8% và 82,2%. Đây được xem là hai dụng cụ tiên quyết trong sản xuất xoài vì phục vụ trực tiếp cho việc xử lý kích thích ra hoa trên cây xoài và được sử dụng thường xuyên gần như quanh năm. Ngoài ra, dụng cụ hát trái cũng là phương tiện rất cần thiết trong sản xuất
26
xoài, chiếm 68,9% trên tổng số hộ và một số phương tiện khác cũng được sử dụng khá nhiều như dụng cụ cát cành (55,6%), xe vận chuyển cơ giới (57,8%),.... Các dụng cụ này được sử dụng để thu hoạch trái của nhà vườn. Nếu nông dân bán cho thương lái thì các thương lái trực tiếp thu hoạch trái. Tuy nhiên, nếu xoài được bán cho chủ vựa thì các nông dân thực hiện công việc thu hoạch trái. Dù bán cho thương lái hay chủ vựa thì sọt chuyên dụng nông dân sử dụng rất ít vì thường các sọt chuyên dụng được thương lái và chủ vựa cung cấp. Đó cũng là lý do tại sao sọt đựng trái ít được nhà vườn sử dụng nhất khi chỉ có 2 hộ sử dụng, chiếm 2,2%. Nhìn chung, các nhà vườn hiện nay hầu hết đầu tư đầy đủ các phương tiện đáp ứng việc canh tác xoài của gia đình giúp cho quá trình sản xuất trở nên thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn.
4.1.1.3 Số nhân khẩu của các nông hộ trồng xoài
Như đã phân tích thì những hộ trồng xoài ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh chỉ chuyên canh cây xoài nên thu nhập từ xoài là thu nhập chính của nông hộ. Do chỉ canh tác xoài nên rủi ro tác động đến thu nhập của hộ cũng rất cao, nếu xoài mất mùa hay mất giá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ và tác động đến các hoạt động sản xuất của nông hộ cũng như các hoạt động khác của các thành viên trong nông hộ.
Bảng 4.3: Phân bố nhân khẩu của các nhà vườn trồng xoài
Số nhân khẩu Tần số (%) Từ 2 đến 4 người 49 54,4 Từ 5 đến 6 người 34 37,8 Trên 6 người 7 7,8 Tổng 90 100,0 Giá trị nhỏ nhất 2,0 Giá trị lớn nhất 8,0 Trung bình 4,5
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
Từ kết quả phân tích Bảng 4.3 cho thấy, có đến 49 hộ trong tổng số 90 hộ có số nhân khẩu từ 2 đến 4 người, chiếm tỷ lệ 54,4%. Với số nhân khẩu tương đối ít thì việc tran trải thu nhập gia đình của những hộ này có phần dễ dàng hơn so với 41 hộ có số nhân khẩu trên 4 người. Nhưng ngược lại, số nhân khẩu ít cũng đồng nghĩa với lực lượng lao động của nông hộ ít. Vì vậy, việc những hộ này thuê mướn thêm lao động là điều tất yếu, từ đó làm tăng thêm một phần chi phí sản xuất xoài. Chỉ có 7 hộ có số nhân khẩu trên 6 người, chiếm khoảng 7,8%. Số nhân khẩu nhiều thì càng làm tăng gánh nặng về thu nhập và chi tiêu cho nông hộ, nhưng bù lại lực lượng lao động của nông hộ lại dồi dào, ít phải thuê mướn. Số nhân khẩu trung bình của các hộ điều tra từ 4 đến 5 người, điều này vừa đảm bảo thu nhập vừa có một phần lao động nhà đỡ phải thuê mướn nhiều.
27
4.1.1.4 Tuổi chủ hộ
Trồng cây ăn trái là một trong những công việc cần nhiều sức lao động. Chủ vườn thường là lao động chính trong gia đình và là người trực tiếp chăm sóc vườn cây ăn trái. Ngoài ra việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất cũng một phần chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác và sức lao động của chủ vườn. Hiệu quả canh tác và thu nhập của hộ cũng vì vậy mà phần nào chịu ảnh hưởng.
Từ Bảng 4.4 cho thấy, trong 90 hộ điều tra có đến 85 chủ hộ trên 30 tuổi, chiếm 94,4%. Trong đó, chủ hộ có độ tuổi trên 45 chiếm đến 62,2%, hơn nửa tổng số hộ điều tra, chỉ có 5 chủ hộ có tuổi đời từ 30 trở lại, chiếm tỷ lệ 5,6%. Số chủ hộ có thể xem là lão nông với độ tuổi trên 60 cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (21,1%). Nhìn chung tuổi trung bình của các nhà vườn là 50,9 tuổi, nhà vườn có tuổi đời thấp nhất là 24 tuổi và cao nhất là 75 tuổi. Điều này cho thấy tuổi đời của các nhà vườn khá lớn và độ dao động cũng tương đối cao.
Bảng 4.4: Độ tuổi chủ hộ Tuổi chủ vườn Tần số (%) Từ 0 đến 30 tuổi 5 5,6 Từ 31 đến 45 tuổi 29 32,2 Từ 46 đến 60 tuổi 37 41,1 Từ 61 tuổi trở lên 19 21,1 Tổng 90 100,0 Giá trị nhỏ nhất 24,0 Giá trị lớn nhất 75,0 Trung bình 50,9
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
4.1.1.5 Kinh nghiệm trồng xoài của nông hộ
Ngoài tuổi tác thì kinh nghiệm cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng xoài, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nhà vườn. Kinh nghiệm nhà vườn thường chịu ảnh hưởng bởi số năm canh tác, tức là người có số năm canh tác càng lâu thì được coi là có kinh nghiệm càng cao. Nhưng thực tế thì ngoài số năm canh tác, kinh nghiệm còn chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như khả năng học hỏi và tính năng động, sáng tạo.
28
Bảng 4.5: Phân bố kinh nghiệm trồng xoài của nông hộ
Số năm trồng xoài Tần số (%) Từ 0 đến 10 năm 25 27,8 Từ 11 đến 20 năm 50 55,6 Từ 21 đến 30 năm 6 6,6 Từ 31 năm trở lên 9 10,0 Tổng 90 100,0 Giá trị nhỏ nhất 2,0 Giá trị lớn nhất 40,0 Trung bình 16,2
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
Từ Bảng 4.5 cho thấy, số nhà vườn có kinh nghiệm canh tác xoài dưới 10 năm là 25 hộ, chiếm 27,8%. Có đến 50 hộ có kinh nghiệm trên 10 năm đến 20 năm, chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,6%. Chỉ có 6 hộ có kinh nghiệm trên 20 đến 30 năm, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,7% và 9 hộ có kinh nghiệm trồng xoài trên 30 năm với tỷ lệ 10%. Nhà vườn có kinh nghiệm canh tác cây xoài thấp nhất là 2 năm và người có kinh nghiệm lâu nhất lên đến 40 năm. Từ việc phân tích trên cho thấy nhà vườn ở đây đã canh tác cây xoài khá lâu, phần lớn đều có kinh nghiệm trên 10 năm (chiếm 72,2%) và số năm kinh nghiệm trung bình của các nhà vườn là 16,2 năm. Điều này cũng phần nào giúp cho việc canh tác cây xoài của nhà vườn đạt hiệu quả cao.
4.1.1.6 Trình độ học vấn của nhà vườn trồng xoài
Trình độ học vấn tuy không giải thích chính xác nhưng cũng phần nào cho thấy khả năng học hỏi, tiếp thu kiến thức và áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất của nhà vườn. Qua kết quả khảo sát từ Bảng 4.6 cho thấy, nhà vườn có trình độ học vấn cấp 1 là 20 người, chiếm 22,2%, số nhà vườn ở trình độ cấp 2 là nhiều nhất với 35 người, chiếm đến 38,9%, nhà vườn ở trình độ cấp 3 là 31 người, chiếm 34,4% tổng số hộ điều tra. Chỉ có duy nhất 1 hộ mù chữ, chiếm tỷ lệ 1,1%. Tương đối cao hơn tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ nhà vườn có trình độ cao đẳng hay đại học cũng chiếm một tỷ lệ thấp là 3,3%. Trình độ học vấn của các nhà vườn phân bố tập trung nhiều nhất là ở mức trung học. Điều này góp phần tích cực giúp cho các nhà vườn có thể học hỏi, tiếp thu khoa học công nghệ cũng như các kỹ thuật mới trong canh tác xoài.
29
Bảng 4.6: Phân bố trình độ học vấn của nhà vườn trồng xoài
Trình độ học vấn Tần số (%) Mù chữ 1 1,1 Cấp 1 20 22,2 Cấp 2 35 38,9 Cấp 3 31 34,4 Trung cấp/Cao đẳng 2 2,2 Đại học 1 1,1 Tổng 90 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
4.1.1.7 Tình hình tham gia hội đoàn của nông hộ
Hiện nay, ở nông thôn hay thành thị đều có rất nhiều các tổ chức hội, đoàn. Ngoài những tổ chức liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như hội nông dân và HTX còn có những tổ chức về chính trị, xã hội như hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,…Các nhà vườn tham gia hội, đoàn ngoài việc có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất còn có thể nắm bắt, tìm hiểu thông tin thị trường, rất hữu ích cho hoạt động sản xuất.
Bảng 4.7: Tình hình tham gia hội đoàn của nông hộ
Tham gia hội đoàn Tần số (%)
Hội nông dân 21 47,7
Đoàn thanh niên 1 2,3
Hội phụ nữ 1 2,3
Hội cựu chiến binh 1 2,3
Cán bộ ấp 1 2,3
Cán bộ xã 4 9,1
HTX 5 11,4
Tổ tư vấn GAP 12 27,3
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
Từ việc phân tích tình hình tham gia hội, đoàn của nhà vườn tại Bảng 4.7 có thể thấy các nhà vườn tham gia hội, đoàn vẫn còn thấp khi chưa đến nửa tổng số hộ tham gia. Cụ thể, tỷ lệ nhà vườn tham gia hội nông dân chiếm cao nhất với 47,7%, kế đến là tổ tư vấn GAP chiếm 27,3%, có khoảng 11,4% tham gia vào HTX, 9,1% là cán bộ xã, các tổ chức hội, đoàn khác chỉ chiếm 2,3%. Hội nông dân được các nhà vườn tham gia phổ biến vì đây là hội rất gần gũi với họ, việc tham gia và học tập, trao đổi kinh nghiệm diễn ra trong hội khá thoải mái. Bên cạnh đó tổ tư vấn GAP cũng được nhà vườn tham gia khá nhiều cho thấy các nhà vườn ngày càng quan tâm đến vấn đề sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường, áp dụng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
30
4.1.1.8 Tình hình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
Hiện nay thị trường ngày càng có những yêu cầu sản phẩm nông nghiệp càng cao về cả hình dáng và chất lượng. Việc này đòi hỏi nhà vườn phải nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường và quan trọng hơn là phải đáp ứng được nhu cầu đó. Vì vậy, ngày càng có nhiều lớp tập huấn được mở ra nhằm hướng dẫn nhà vườn sản xuất đạt năng xuất và chất lượng sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường. Những lớp tập huấn được chú trọng nhiều hiện nay là tập huấn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
Bảng 4.8: Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật
Hình thức chuyển giao kỹ thuật Tần số (%)
Được tập huấn 51 56,7
Không được tập huấn 39 43,3
Tổng 90 100,0
Tiêu chuẩn an toàn 18 15,5
VietGAP 29 25,0
GlobalGAP 21 18,1
Kỹ thuật bao trái 20 17,2
Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ 26 22,4
Kỹ thuật trồng xoài 2 1,8
Nguồn: Số liệu điều tra 90 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013
Theo kết quả thống kê từ Bảng 4.8 thì số hộ canh tác xoài có tham gia ít nhất một trong các lớp tập huấn chiếm 56,7% và có đến gần một nửa số hộ (39 hộ) không tham gia bất kỳ lớp tập huấn, chiếm đến 43,3%. Ngoài lớp tập huấn về kỹ thuật trồng xoài chỉ có 2 hộ tham gia (chiếm 1,8%) thì những lớp tập huấn còn lại các nhà vườn tham gia tương đối đồng đều.
Trong đó, lớp tập huấn về tiêu chuẩn VietGAP được các nhà vườn tham gia nhiều nhất với 29 người, chiếm tỷ lệ 25% và lớp tập huấn tiêu chuẩn GlobalGAP cũng được nhà vườn chú ý tham gia với 21%. Điều này cho thấy các nhà vườn canh tác xoài ngày càng quan tâm đến tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó thì việc đảm bảo sản lượng cung ứng cho thị trường trong mùa nghịch cũng như chăm sóc trái xoài là một trong những cách giúp tăng thu nhập cho hộ. Vậy nên lớp tập huấn về kỹ thuật xử lý trái có đến 26 hộ tham gia, chiếm 22,4%. Kế dến là kỹ thuật bao trái có 20 hộ tham gia, chiếm 17,2% và lớp tập huấn về tiêu chuẩn an toàn chiếm 15,5% với 18 hộ tham gia. Từ đó phần nào cho thấy, việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng vẫn chưa được nhà vườn đặt lên hàng đầu, và việc bao trái là để đảm bảo đầu ra và giá cả. Nhìn chung, qua số liệu phân tích cho thấy việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vẫn đang được thực hiện, cùng với đó là sự tham gia tích cực của các nhà vườn canh tác xoài.
31
4.1.1.9 Các điểm mua vật tư nông nghiệp của nông hộ
Như cây lúa, cây xoài cũng là loại cây cần đầu tư nhiều chi phí cho vật tư nông