Theo phương pháp tiếp cận toàn cầu, khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Kaplinsky, 1999; Kaplinsky & Morris, 2001). Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu. Phân tích chuỗi giá trị còn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Tương tự, theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) thì chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013).
Một số khái niệm và cách tính các tiêu chí khi phân tích chuỗi giá trị
Người vận hành chuỗi: là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nhà vườn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ.
Người hỗ trợ chuỗi giá trị: là những người tạo điều kiện giúp chuỗi phát triển như: chính quyền địa phương các cấp; viện/trường và các dịch vụ hỗ trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi.
Liên kết ngang: là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên kết những người sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm.
Liên kết dọc: là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (Ví dụ: nhóm cộng đồng (nhà vườn) liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm).
19
Giá trị: là giá bán sản phẩm của mỗi tác nhân (đã quy đổi ra cùng hình thái sản phẩm cho tất cả các khâu trong chuỗi giá trị).
Giá trị gia tăng giữa hai tác nhân: chênh lệch giá bán sản phẩm giữa hai tác nhân.
Giá trị gia tăng trong từng tác nhân: chênh lệch giá bán và chi phí trung gian (hoặc chi phí đầu vào đối với người sản xuất ban đầu – nông dân).
Chi phí trung gian của mỗi tác nhân: Giá mua sản phẩm của mỗi tác nhân đó. Đối với nông hộ sản xuất ban đầu trong sơ đồ chuỗi thì chi phí trung gian là chi phí đầu vào bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; tất cả các chi phí còn lại của nhà vườn là chi phí tăng thêm).
Chi phí tăng thêm: toàn bộ chi phí còn lại (lao động nhà/thuê; khấu hao máy móc, dụng cụ; nhiên liệu; giấy báo; giấy gói;…) ngoài chi phí trung gian của mỗi tác nhân.
Tổng chi phí: Chi phí đầu vào/trung gian cộng với chi phí tăng thêm
Giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân (lợi nhuận): giá bán trừ tổng chi phí. Phân bổ giá trị gia tăng thuần trong chuỗi: phần trăm lợi nhuận của mỗi tác
nhân trong toàn chuỗi (tổng lợi nhuận 100%).
Phân tích kinh tế chuỗi
Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là phân tích các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi dưới góc độ nhà kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành chuỗi. Bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận, giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi và đưa ra nhận xét phù hợp. Trong đó, việc kiểm soát các chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất để khẳng định năng lực cạnh tranh.
Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm:
Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi tác nhân tham gia chuỗi giá trị.
Phân tích giá trị đạt được của từng tác nhân tham gia vận hành trong chuỗi giá trị.
Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn chuỗi và tỷ trọng của giá trị tăng thêm tại các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị.
Phân tích năng lực của tác nhân tham gia chuỗi giá trị (quy mô, năng lực sản xuất, lợi nhuận,…). (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013)
20