Chính sách huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và thương mại tam hùng (Trang 74)

2012) và sáu tháng đầu năm 2013

5.2.3Chính sách huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử

vốn

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào thì vốn là yếu tố quan trọng nhất, nó là điều kiện rất cần để công ty hoạt động bình thường. Nếu một công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn họ sẽ huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau từ nội bộ, đầu tư của bên ngoài, vay ngắn hạn, vay dài hạn; một hình thức có vốn mà chi phí thấp là huy động từ trong nội bộ. Mặc dù lợi nhuận thu được tăng dần qua 3 năm nhưng công ty còn đang thiếu vốn vì vậy công ty có thể thực hiện các biện pháp tăng cường vốn như sau:

- Huy động vốn từ nội bộ công ty

- Giao dịch với các tổ chức kinh tế các ngân hàng để lựa chọn nơi có lãi suất thấp.

Bên cạnh đó công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng biện các pháp sau:

Vốn lưu động

Đây là vấn đề quan tâm của công ty vì chiếm tỷ trọng rất lớn nên có khi tăng vốn lưu động công ty cần phải chú ý:

- Phân bổ lại kết cấu lao động cho hợp lý, giảm chi phí. - Sử dụng hiệu quả vốn vay vì công ty phải chịu lãi.

Vốn cố định

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty cần:

- Khai thác triệt để máy móc thiết bị, sử dụng hết công suất tài sản cố định, sửa chữa những tài sản còn dùng được. Công ty cũng cần lưu ý khi mua sắm máy móc, thiết bị mới cần hiểu rõ công dụng, tránh sử dụng không đúng cách, lãng phí. Đồng thời tăng cường kiểm tra máy móc, thiết bị để tránh tình trạng hư hỏng và có kế hoạch giải quyết kịp thời. Đồng thời nâng cao trình độ, ý thức sử dụng bảo quản tài sản cho cán bộ, công nhân viên. Đồng thời, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định để duy trì năng lực bình thường.

- Sớm thanh lý tài sản cố định không dùng được để bổ sung nguồn vốn cố định.

5.3 GIẢI PHÁP TĂNG UY TÍN CHO CÔNG TY

Chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình luôn là vấn đề quan trọng trong việc tạo uy tính cho công ty. Do đó để có thể cạnh tranh với các công ty khác trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này công ty cần phải tạo cho mình một uy tính tốt, một tên tuổi vững mạnh trên thị trường. Muốn được vậy công ty cần phải:

- Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật hiểu rõ các trình tự thủ tục quy định trong công tác quản lý xây dựng cơ bản, trong công tác cán bộ kỹ thuật hiện trường, trong thiết kế xây dựng. Có biện pháp cụ thể đối với cán bộ kỹ thuật cố tình lơ là trong phạm vi trách nhiệm của mình.

- Sắp xếp cho các đội có việc làm đều và không bị dồn gấp công việc.

- Vật tư cần trong giai đoạn nào thì mới nhập về, tránh để tình trạng tồn lâu trong kho dẫn đến hao hụt, giảm chất lượng.

- Đối với vật tư đang lưu trữ cần tăng cường bảo quản để tránh tình trạng giảm chất lượng vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Sử dụng đòn bẩy tiền lương để tăng khả năng lao động đối với những công trình kéo dài.

Chƣơng 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh để tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hay nói cách khác là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặc ra cho mình và cố gắng để đạt được. Qua quá trình thực tập tại công ty và kết quả phân tích thông qua các số liệu do công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Tam Hùng cung cấp thì em nhận thấy rằng: Trong 3 năm qua công ty hoạt động tương đối tốt, đặc biệt là năm 2012 doanh thu của công ty tăng mạnh và lợi nhuận cao hơn so với các năm trước. Đó là kết quả phấn đấu, nổ lực trong công việc của toàn bộ tập thể công nhân viên trong công ty không phải của riêng một cá nhân nào. Bên cạnh những thành tích đạt được thì công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: máy móc, thiết bị, chi phí hoạt động kinh doanh còn khá cao mà chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng, đều này là do sự biến động của giá cả thị trường mà công ty khó theo dõi sát được. Do đó công ty cần phải có chiến lược kinh doanh cụ thể từng giai đoạn và kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý để khắc phục những khó khăn, phát huy những thành tựu đạt được, giúp công ty luôn đứng vững trên thị trường và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường xây dựng trở nên sôi nổi bởi các chính sách mở cửa thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thay đổi bộ mặt nước nhà. Tình hình đó sẽ tạo cho công ty có nhiều cơ hội phát triển, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thử thách và nguy cơ trong hoạt động kinh doanh như đối thủ cạnh tranh, biến động về giá vật liệu đầu vào… Nắm bắt được tình đó công ty đã có nhiều biện pháp đối ứng luôn luôn phấn đấu phát huy năng lực của mình và đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng lên hàng đầu. Chính sự vươn lên đó, công ty đã được rất nhiều khách hàng biết đến. Với nhu cầu thị trường hiện nay, em tin rằng công ty sẽ còn phát triển xa hơn nữa trong tương lai, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

6.2 KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nên phần nào hiễu rõ về tình hình hoạt động của công ty. Với

những kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết, có thể thấy rằng những hoạt động công ty đạt được ngoài tác động chủ quan còn có những tác động khác quan như môi trường kinh doanh, chính sách Nhà Nước… Em xin đưa ra một số kiến nghị nhỏ nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế của công ty.

6.2.1 Đối với nhà nƣớc

Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.

Nhà nước cần có biện pháp bố trí và điều hành vốn đầu tư xây dựng cơ bản bởi nguồn vốn này khi được nhà nước cấp cho các dự án thì việc giải nhân nhậm, từ đó ảnh hưởng đến thủ tục quyết toán của công ty, làm cho việc thu hồi vốn của công ty rất chậm.

Các cơ quan quản lý cũng nên hỗ trợ mọi mặc để doanh nghiệp quan tâm vào việc sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời khi có biến động giá cả trên thị trường ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia.

Tạo điều kiện cho các công ty xây dựng vay vốn.

6.2.2 Đối với công ty

Thâm nhập và mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh đặc biệt là thị trường các tỉnh lân cận vì Đồng bằng sông Cửu Long đang được nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nên ngành xây dựng có xu hướng phát triển mạnh.

Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý, tăng nhanh hơn nữa chính sách đào tạo nhân viên có trình độ, khoa học kỹ thuật giỏi, có khả năng tốt trong tiếp cận, làm chủ thiết bị máy móc mới.

Tìm và dự trữ nguồn nguyên liệu rẻ, chất lượng ổn định để giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Có kế hoạch đầu tư tài sản cố định hợp lý trong tương lai, để nâng cao năng lực sản xuất. Đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan, ban ngành trong và ngoài tỉnh, các cơ quan tài chính,… nhằm nắm vững những chủ trương chính sách kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trịnh, 2010. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Cần Thơ.

2. Hồ Hữu Phương Chi, 2010. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Thị Kim Liên, 2010. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Tài. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

4. Phan Thị Thúy Kiều, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

5. Bùi Xuân Phong, 2007. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

6. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và thương mại tam hùng (Trang 74)