PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và thương mại tam hùng (Trang 61)

2012) và sáu tháng đầu năm 2013

4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

4.6.1 Các tỷ số khả năng thanh toán

Theo em biết, tài chính của công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan đều được phản ảnh qua khả năng thanh toán của công ty đó.

Bảng 4.7: Các tỷ số về khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Tài sản lưu động Ngàn đồng 1.544.588 2.120.237 2.666.106 967.526 1.974.336 Nợ ngắn hạn Ngàn đồng 410.905 401.750 426.894 200.723 172.287 Hàng tồn kho Ngàn đồng 869.116 1.403.610 2.240.952 560.238 1.759.231 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 3,76 5,28 6,25 4,82 11,46 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,64 1,78 1,00 2,03 1,25

Nguồn: Bộ phận kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Tam Hùng

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Các chỉ số tài chính có thể nhận định tốt về khả năng trả nợ của công ty. Hệ số thanh toán ngắn hạn là một chỉ số hữu ích, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn phải trả, nó được tính bằng cách lấy tài sản lưu động chia cho tổng số nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản lưu động đảm bảo chi trả. Nếu hệ số xấp xĩ hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp được xem là có đủ khẳ năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính doanh nghiệp khả quan và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp sẽ khó đủ sức để thanh toán các khoản nợ trên.

Qua bảng 4.6 ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty khá khả quan tỷ số này qua các năm đều lớn hơn 1. Điều này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty rất tốt, tức khả năng sử dụng tài sản lưu động chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ là trong tầm kiểm soát của công ty. Cụ thể, trong năm 2010 hệ số này đạt 3,76 (lần) tức một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 3,76 đồng tài sản lưu động. Đến năm 2011, hệ số này là 5,28 (lần) hay tăng 1,52 đồng so với năm 2010, còn trong năm 2012 thì hệ số thanh toán ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 6,25 (lần). Đây là những con số rất tốt cho thấy rằng khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty là rất dễ dàng và điều này còn cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả, bằng việc công ty tránh tình trạng giữ quá nhiều tiền gây ứ động vốn và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của

công ty không cao mà chỉ giữ đủ để chi trả các khoản nợ của công ty, tạo niềm tin cho nhà cung ứng, cho khách hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đạt 4,82 (lần), đến 6 tháng đầu năm 2013 con số này đã lên đến 11,46 (lần) đây là mức cao nhất kể từ khi công ty thành lập đến nay. Như vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng cao và tạo được nhiều niềm tin từ khách hàng, đối tác, nhà cung ứng… để họ sẵn lòng ưu tiên hợp tác với công ty.

Hệ số thanh toán nhanh

Muốn đo lường khả năng thanh toán tốt hơn của các tài sản lưu động, ta dùng hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động thanh khoản cao của một doanh nghiệp, nó được tính bằng cách lấy tài sản lưu động trừ hàng tồn kho rồi đem chia cho nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp khả quan, tuy nhiên nếu cao quá sẽ không tốt vì phản ánh tình hình vốn bằng tiền của doanh nghiệp quá nhiều hoặc do doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, hoặc có thể do hàng tồn kho nhiều,… lúc này tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo thêm doanh thu, do đó giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là 1,64 (lần) và năm 2011 hệ số thành toán đạt 1,78 (lần) tức tăng lên 0,14 (lần) so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì hệ số này giảm xuống còn 1 (lần) tức một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, đều này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn bằng cách chỉ giữ số tài sản lưu động đủ để chi trả các khoản nợ ngắn hạn cho công ty, số còn lại đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng doanh thu.

Vào 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thanh toán nhanh khá cao đạt 2,03 (lần). Đây là con số tốt nhất cho công ty từ khi thành lập đến nay, con số cao như vậy là do năm 2012 nhiều công trình xây dựng chuẩn bị bàn giao nên công ty sử dụng hàng tồn kho nhiều nên hàng tồn kho trong nửa năm 2012 chỉ đạt 560.238 ngàn đồng làm doanh thu vẫn cao hơn chi phí sản xuất và lợi nhuận nữa năm này đạt 280.190 ngàn đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm xuống và đạt 1,25 (lần) giảm 0,78 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do trong năm 2012 công ty đã sử dụng gần như tối đa lượng hàng tồn kho nên đầu năm 2013 công ty duy trì hàng tồn kho nhiều để sử dụng trong năm với giá trị 1.759.231 ngàn đồng.

Tóm lại, các hệ số thanh toán của công ty luôn ở mức cao, nhất là hệ số thanh toán ngắn hạn, điều này đảm bảo khả năng thanh toán của công ty tốt.

4.6.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn

Đây là nhóm các tỷ số được nhà quản trị cũng như chủ sở hữu quan tâm hàng đầu vì thông qua các chỉ số này có thể đo lường hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản và phản ánh hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty.

Bảng 4.8: Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn

Nguồn: Bộ phận kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Tam Hùng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng năm 2012 6 tháng năm 2013 Gía vốn hàng bán Ngàn đồng 2.398.731 3.708.028 5.647.033 2.230.108 3.690.722 Doanh thu thuần Ngàn đồng 3.010.731 4.523.679 7.070.528 2.801.350 4.480.775 HTK bình quân Ngàn đồng 738.915 1.136.363 1.822.281 911.141 1.666.735 Vốn lưu động bình quân Ngàn đồng 1.313.631 1.832.413 2.393.172 1.013.823 1.470.931 TSCĐ bình quân Ngàn đồng 2.171.000 1.885.000 1.898.333 949.167 1.998.413 Tổng nguồn vốn bình quân Ngàn đồng 3.484.631 3.717.413 4.291.505 2.145.752 4.832.301 Vòng quay HTK Vòng 3,25 3,26 3,10 2,45 2,21 Vòng quay vốn lưu động Vòng 2,29 2,47 2,95 2,76 3,05 Vòng quay TSCĐ Vòng 1,39 2,40 3,72 2,95 2,24 Vòng quay tổng số vốn Vòng 0,86 1,22 1,65 1,31 0,93 Số ngày của 1 vòng quay HTK Ngày 110,77 110,43 116,13 146,94 162,90 Số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động Ngày 157,21 145,75 122,03 130,43 118,03

Vòng quay hàng tồn kho: Đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho (dự trữ) trong một năm của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho bình quân và cho thấy doanh nghiệp đã bán hàng trong kho nhanh hay chậm. Qua bảng số liệu bảng 4.7 cho thấy năm 2010 vòng quay hàng tồn kho của công ty là 3,25 vòng, năm 2011 là 3,26 vòng chỉ tăng 0,01 vòng so với năm 2010. Sang năm 2012 giảm xuống còn 3,10 vòng và giảm 0,16 vòng so với năm 2011. Như vậy, vòng quay hàng tồn kho của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 chênh lệch không nhiều nhưng đang biến động theo chiều hướng giảm xuống, qua đó ta thấy tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty chưa tốt, lượng hàng tồn kho nhiều, thời gian tồn kho lâu (số ngày của 1 vòng từ 110,77 – 116,13 ngày qua 3 năm 2010 – 2013). Vì vậy công ty cần xem xét để có hướng giải quyết tốt hơn.

Từ bảng phân tích, vòng quay hàng tồn kho của 6 tháng đầu năm 2012 là 2,45 vòng và đến 6 tháng đầu năm 2013 giảm còn 2,21 vòng. Chứng tỏ hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty chưa cao, hàng tồn kho quay vòng chậm, cụ thể số ngày của 1 vòng quay trong 6 tháng đầu năm 2012 là 146,94 ngày, đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên đạt 162,90 ngày. Nhìn chung tốc độ quay vòng của hàng tồn kho ngày càng thấp vì thế công ty không nên chủ quan mà cần phải có chính sách để tính lượng hàng tồn kho tối ưu và số vòng quay tồn kho hợp lý nhất để vừa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng vừa mang lại hiệu quả cho công ty.

Hiệu quả sử dụng tổng số vốn

Qua bảng phân tích bảng 4.7 ta thấy, vòng quay tổng số vốn của công ty năm 2010 là 0,86 vòng, năm 2011 là 1,22 vòng tăng 0,36 vòng so với năm 2010. Năm 2012 vòng quay tổng số vốn của công ty là 1,65 vòng tăng 0,43 vòng so với năm 2011. Cụ thể năm 2010 một đồng vốn đem lại cho công ty 0,86 đồng doanh thu, năm 2011 đem lại cho công ty 1,22 đồng doanh thu và đem lại cho công ty 1,65 đồng doanh thu năm 2012. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty từ năm 2010 – 2012 còn thấp và tỷ lệ đó đang tăng lên qua mỗi năm, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với các đơn vị cùng ngành nên công ty cần có biện pháp khắc phục.

Vòng quay tổng số vốn của 6 tháng đầu năm 2012 là 1,31 vòng tức 1 đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại cho công ty 1,31 đồng doanh thu thuần nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì vòng quay tổng số vốn là 0,93 vòng, giảm 0,38 đồng doanh thu so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, hiệu quả quản lý tài sản vốn của công ty

không tốt và có xu hướng xấu đi. Nguyên nhân là do chính sách tồn kho của công ty chưa hợp lý, lượng tồn kho quá lớn, nhiều khoản nợ chưa thu hồi được, song song đó do càng nhiều doanh nghiệp nhận làm đại lý cho công ty cũng như nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày một tăng cao nên công ty cần phải có sự đầu tư lớn về máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình vì thế làm cho số vòng quay tổng vốn giảm.

Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động qua các năm có nhiều thay đổi. Năm 2010 vòng quay vốn lưu động là 2,29 vòng tức cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh mang lại 2,29 đồng doanh thu. Năm 2011 số vòng quay vốn lưu động tăng lên đạt 2,47 vòng tức tăng 0,18 đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì tình hình được tốt hơn năm trước cụ thể là vòng quay vốn lưu động đạt 2,95 vòng tăng 0,48 đồng so với năm 2011. Do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng lên; hơn nữa, số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động giảm dần từ 157,21 ngày xuống còn 122,03 ngày. Qua mỗi năm từ 2010 – 2012 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng có hiệu quả hơn.

Đến 6 tháng đầu năm 2012, vòng quay vốn lưu động đạt 2,76 vòng, 6 tháng đầu năm 2013 là 3,05 vòng tăng 0,29 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Đồng thời, số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động giảm từ 130,43 ngày trong 6 tháng đầu năm 2012 xuống còn 118,03 ngày trong 6 tháng đầu năm 2013. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Để phát huy hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần điều chỉnh hơn nữa lượng hàng tồn kho một cách hợp lý nhất, tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hệ số này đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra được 1 đồng doanh thu. Từ số liệu cho thấy, vòng quay vốn cố định tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012. Vào năm 2010 vòng quay này là 1,39 vòng, chỉ năm sau thôi vòng quay này đã đạt 2,4 vòng tăng 1,01 đồng so với năm 2010, sang năm 2012 vòng quay này là 3,72 vòng tăng 1,32 đồng so với năm 2011. Cụ thể năm 2012 một đồng vốn cố định đem về cho công ty 3,72 đồng doanh thu. Qua

đó nói lên hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty ngày càng tăng có hiệu quả, điều này công ty cần phát huy hơn nữa.

Vòng quay vốn cố định của công ty 6 tháng đầu năm 2013 là 2,24 vòng giảm 0,71 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân do nhu cầu nâng cấp, đầu tư xây dựng mới tài sản cố định của công ty làm cho tài sản cố định tăng cao mà phần lớn tài sản cố định được đầu tư đó chưa qua sử dụng, không góp phần làm tăng doanh thu nên số vòng quay cố định giảm.

4.6.3 Các tỷ số về khả năng sinh lợi

Đây là các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó là thước đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp để từ đó đưa ra kế hoạch hoạt động trong tương lai hoặc thông qua đó mà có những biện pháp điều chỉnh thích hợp khi các chỉ tiêu trên không tốt.

Bảng 4.9: Các chỉ số về khả năng sinh lợi Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Doanh thu thuần Ngàn đồng 3.010.731 4.523.679 7.070.528 2.801.350 4.480.775 Lợi nhuận sau thuế Ngàn đồng 202.585 294.165 819.448 275.840 387.789 Tổng tài sản Ngàn đồng 3.572.588 3.862.237 4.720.772 2.360.386 4.943.829 Vốn chủ sở hữu Ngàn đồng 3.161.683 3.460.487 4.293.878 2.159.663 4.771.542 ROS % 6,73 6,50 11,59 9,85 8,65 ROA % 5,67 7,62 17,36 11,69 7,84 ROE % 6,41 8,50 19,08 12,77 8,13

Nguồn: Bộ phận kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Tam Hùng

Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của doanh nghiệp. ROA năm 2010 là 5,67%, sang năm 2011 tỷ số này là 7,62% tăng 1,95% so với năm 2010, tức cứ 100 đồng tài sản đem về cho công ty 5,67 đồng lợi nhuận

ròng năm 2010 và cứ 100 đồng tài sản đem về cho công ty 7,62 đồng lợi nhuận năm 2011 tăng 1,95 đồng so với năm 2010, nguyên nhân do tốc độ tăng cửa lợi nhuận ròng cao hơn tốc độ tăng của tài sản. Đến năm 2012 công ty có lợi nhuận trên tài sản đạt cao nhất trong 3 năm qua, cụ thể là đạt 17,36% tăng 9,74% so với năm 2011 tức 100 đồng tài sản đem về cho công ty 17,36 đồng lợi nhuận ròng và tăng 9,74 đồng so với năm 2011.

ROA trong 6 tháng đầu năm 2012 củng rất cao tương ứng với tỷ lệ 11,69%, nhứng trong 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này giảm xuống chỉ còn 7,84% tức giảm 3,85% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng không thep kịp tốc độ tăng của tổng tài sản. Thông qua đó ta thấy ROA có xu hướng giảm thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản của công ty chưa hợp lý và chưa thật sự hiệu quả. Vì thế, công ty cần có sự thay đổi trong cách sắp xếp, bố trí và quản lý tài sản.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Qua bảng 4.8 tathấy, năm 2010 ROE của công ty là 6,41%, chỉ tiêu này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 6,41 đồng lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và thương mại tam hùng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)