Chuyển hóa đặc biệt ở tế bào ung thư

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh dinh dưỡng và các chất độc hại gây bệnh từ môi trường (Trang 60)

2. BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT DINH DƯỠNG VÀ CHẤT ĐỘC HẠI

2.6.2.Chuyển hóa đặc biệt ở tế bào ung thư

Tế bào ung thư là những tế bào bất thường vì vậy chuyển hoá của chúng cũng có nhiều bất thường. Các tế bào ung thư không sử dụng năng lượng từ chu trình citric và từ các phản ứng trong ty thể. Chúng sử dụng một lượng lớn glu từ con đường phân hủy glu thành lactat, gây ra tình trạng giảm glu máu không phụ thuộc vào insulin. Các nghiên cứu nhận thấy rằng có sự tạo thành glycolipid khác thường, một số là do tích tụ các tiền chất, một số khác được tạo thành do hoạt tính của các ezn thay đổi. Về chuyển hóa lipid cũng rất bất thường, dự trữ lipid biến mất do các khối u lấy để sử dụng cho mình, tổ chức ung thư tích luỹ nhiều peroxyd; các acid amin bị các tê bào ung thư bắt giữ để sử dụng. Chuyển hóa của các tế bào ung thư gồm có sự hoạt hóa mạnh một số quá trình tổng hợp, đẩu tiên là sự tổng hợp ADN cần thiết cho sự tổng hợp protein ở các tế bào ung thư vì vậy xuất hiện nhiều protein lạ, phát hiện ra các protein là yếu tố chỉ điểm cho bệnh ung thư.

2.6.3. Liên quan giữa các chứ dinh dưỡng và độc hại với bệnh ung thư

Các chất dinh dưỡng có mối quan hệ hai chiều vói bệnh ung thư vừa là nguyên nhân, vừa là yếu tố phòng và điều trị. Bên cạnh đó thì chất độc hại như là tác nhân chính gây ung thư. Thống kê các tác nhân gây ung thư có tới 80% là do môi trường.

Glucid: chế độ ăn nhiều chất xơ và tinh bột có khả năng làm giảm độc tính của ung thư ruột kết (do làm tăng khối lượng phân và làm loãng các chất độc), ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tụy, ngược lại chế độ ăn nhiều tinh bột và chất xơ lại làm tăng độc tính của ung thư dạ dày [49].

Lipid: Các chất béo ngoài là nguồn năng lượng còn có tác dụng tăng cường, thúc đẩy ngăn chặn hoặc ức chế tiến trình có liên quan đến ung thư. Nói chung acid oleic và các acid không bão hòa to 3(có nhiều trong cá) có tác dụng ngăn chặn khối u, tác dụng này được chứng minh trong cả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học: dân số ăn chế độ ăn giàu dầu olive có tỷ lệ ung thư vú thấp [57], tiêu thụ nhiều cá giảm độc tính ung thư thanh quản, hầu họng, gan, ruột, ruột kết và thận[67]. Các acid béo bão hòa trong thịt và một số omega 6 (có trong dầu thực vật)làm tăng nguy cơ ung thư nội sinh và ngoại sinh. Khía cạnh còn gây tranh cãi là vai trò của acid béo chưa no có cấu hình trans. Những hợp chất này có H ở phía đối

diện với c so vói liên kết đôi trên trục thẳng đứng, có hình dạng tương tự acid béo bão hòa. Đây là dạng có trong tự nhiên ở các thực vật, thịt của các loài nhai lại, sữa và cũng được đưa vào nguồn thực phẩm qua sự hydro hóa như bơ, dầu salad, mỡ cho vào bánh, dầu để nấu ăn. Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng chế độ ăn trên 35% chất béo trans không tác động lên sự phát triển, sinh sản, nhưng giống như chất béo bão hòa chúng làm tăng tỷ lệ choi trong máu, nhưng không có tác dụng không mong muốn nếu nó được sử dụng một cách khôn ngoan [53].

Protein: không có một dữ liệu rõ ràng nào trên con ngưòi chỉ ra mối liên quan giữa ung thư và lượng protein ăn vào. Chế độ ăn sử dụng sản phẩm từ đậu đã gợi ý tỷ lệ ung thư vú và ung thư dạ con thấp hơn, ở phụ nữ châu Á [15,17]. Có thể đó là tác dụng của protein có trong đậu hoặc của ílavonoid (điều này chưa được xác định). Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm, mức protein thấp có xu hướng ức chế ung thư, có thể do làm chậm quá trình tăng trưởng, đưa vào lượng lớn lại làm tăng khả năng phát triển của ung thư. Trong tất cả các aa chỉ có methionin có hoạt tính chống ung thư, như dẫn xuất S-adenosyl hoặc SAM, đặc biệt quan trọng khi kết hợp vói folat hoặc khi methyl hóa các base N. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng thiếu quá trình methyl hóa các thành phần tế bào có liên quan đến ung thư, thiếu SAM hoặc folat dẫn tới ung thư trên chuột. Dữ liệu về tác dụng giảm ung thư một trên người của folat và SAM cũng được xem xét nhưng chưa có kết luận cuối cùng[18,19].

Tổng năng lương bao hàm năng lượng từ chất béo, protein, carbohydrat. Năng lượng thừa được dự trữ dưói dạng mỡ. Chất béo chịu trách nhiệm trong việc tăng lipid máu, dãn đến sự biến đổi nhiều hơn từ steroid nội sinh thành estrogen. Estrogen có liên quan đến ung thư thận và có thể là cả ung thư mật, ruột, tụy, tuyến tiền liệt. Hoạt động liên tục hoặc chỉ số khối của cơ thể thấp giảm rủi ro của ung thư.

Các yếu tố khác: nhiều nghiên cứu cũng đã tập trung mối liên quan giữa các thành phần dinh dưỡng khác vói ung thư. Các vitamin A, B, c, D, E và một số chất không phải chất dinh dưỡng như Aavonoids, isoAavones, polyphenols, Indole-3-carbinol, Isothiocyanates, sulíides, terpenoids có hoạt tính chống lại một số loại ung thư đặc hiệu.

Các chất đốc hai: Các tác nhân hoá học khi xâm nhập vào cơ thể có thể tác động trực tiếp lên gene hoặc thông qua sự tạo thành gốc tự do. Các gốc tự do thường tấn công vào các đường ribose hoặc các base N gây ra đột biến gene. Tác nhân vật lý như phóng xạ tác động trực tiếp đến ADN gây đột biến. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sau khi nhiễm một số bệnh do virus thì xuất hiện các NST bất thường bị đứt gãy, biến dạng như virus HBV, HCV liên quan đến ung thư gan... Các nghiên cứu đã chứng minh được vai trò gây ung thư ở một số hợp chất như các chất vô cơ: As, Be, Cd, Cr, Ni, CaMg silicat, Fe20 3, các chất hữu cơ: cá hydrocacbon thơm như DDT, alcol như 1,4 dioxan, diethylenglycol; ester như vinylcloraa; các hợp chất có N như nitrosamin, các nitro thơm..., tác nhân sinh học như virus Epstein Barr, H. Pylori, HBV, HCV, HPV, sán Schistosoma...

2.6.4. Biện pháp phòng và điều trị

Mục tiêu điều tri ung thư là loại bỏ hoàn toàn khối u mà không làm tổn thương phần còn lại của cơ thể.

Ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn dịch trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều tri phụ thuộc vào vị trí và độ (grade) của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng trạng của bệnh nhân. Có thể xem bệnh ung thư là tập hợp của các bênh lý nên không có một phác đồ điều trị riêng lẻ cho từng loại ung thư.

Phẫu thuât được sử dụng khi ung thư còn khu trú hoặc khi khối u chèn ép quá mạnh gây tổn thương các cơ quan khác.

Hóa trì liêu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc tác động vào các quá trình khác nhau của quá trình sinh tổng hợp protein để hạn chế hoặc tiêu diệt quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Các thuốc này thường có cả độc tính với cả các tế bào bình thường. Sự phát triển của hầu hết các mô, bao gồm ung thư, có thể được gia tăng hay bị ức chế bằng cách cung cấp hay ngăn chặn các loại hormon nào đó. Do đó hiện nay có sử dụng một số hormon trong điều trị một số ung thư.

Miên dich tri liêu ung thư là sử dụng cơ chế miễn nhiễm chống lại khối u. Các chất đó là kháng thể đơn dòng nhằm chống lại các protein đặc trưng cho các tế bào ung thư, hay các cytokin điều hoà đáp ứng của hệ miễn dịch.

Xa tri liêu (điều trị bằng tia X hay chiếu xạ) là sử dụng một dạng năng lượng (gọi là phóng xạ ion hóa) để diệt tế bào ung thư và làm teo nhỏ khối u. Xạ trị làm tổn thương hay hủy hoại các tế bào được điều trị ("mô đích") bằng cách làm tổn thương vật chất di truyền của chúng, khiến chúng không thể phát triển và phân chia. Xạ trị làm tổn thương cả tế bào lành và tế bào ung thư, tuy nhiên tế bào lành đều có khả năng hồi phục.

Hiên nay nhiều phương thuốc y học cổ truyền cũng được nghiên cứu điều trị. Đặc biệt những tiến bộ của hóa sinh phân tử về tái tổ hợp gen in vitro hay đưa gen (chuyển gen) vào trong các tế bào giữ trong nuôi cấy, đã cho phép nghĩ đến việc thay thế gen đột biến bằng gen lành để ghép vào đúng chỗ ngay trên bệnh nhân.

Phòng ngừa ung thư [33]: khoa hóa thực phẩm viện dinh dưỡng đã đưa ra những lời khuyên vàng trong việc chủ động phòng ngừa ung thư:

• Chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nên ăn nhiều rau quả là những thực phẩm tự nhiên có nhiều chất chống oxy hóa, nhiều nội tiết tố thực vật.

• Giữ cân nặng ổn định, đề phòng béo phì bằng chế độ lao động thể lực, tập luyện phù hợp.

• Chọn thức ăn ít mỡ, ít muối. Hạn chế thức ăn công nghiệp, bảo quản dài ngày. • Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

• Không hút thuốc, uống rượu hạn chế

• Luôn giữ trạng thái tinh thần vui tươi, lành mạnh.

Mặc dù đã có những bước phát triển lớn về tri thức trong việc tìm kiếm nguyên nhân gây ung thư nhưng mỗi thuyết chỉ làm rõ hơn về một số khía cạnh nhất định, vẫn còn nhiều vấn đề chứa giải thích được vì vậy mà việc điều trị hoàn toàn bệnh ung thư vẫn là vấn đề cần giải quyết trong tương lai. Việc chủ động phòng bệnh vẫn là chiến lược chung của cộng đồng.

3. BÀN LUẬN

3.1. Về chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ dinh dưỡng tối ưu cung cấp đủ nhu cầu, cân đối về lượng, an toàn về mặt vệ sinh, cùng với việc đảm bảo nguồn nước sạch. Chế độ dinh dưỡng phụ thuộc vào tuổi, giới và cá thể.

Tuy nhiên cái ta ăn vào không phải là các chất dinh dưỡng mà là thức ăn. Do đó cần xác định được thành phần bữa ăn. Viện dinh dưỡng đã đưa ra hướng dẫn về việc xây dựng khẩu phần ăn uống căn cứ vào đối tượng, vào nhu cầu và bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm Việt Nam. Bên cạnh đó là mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho ngưòi Việt Nam (phụ lục 5).

Để dễ dàng cho việc lựa chọn thực phẩm năm 1992 bộ Canh Nông của Mỹ đã đưa ra mô hình tháp dinh dưỡng dựa trên mức độ ưu tiên của các nhóm thực phẩm khác nhau, đỉnh tháp là thức ăn cần hạn chế trong khi đó chân tháp là những thực phẩm nên lựa chọn ăn nhiều (phụ lục 6). Tháp dinh dưỡng cân đối chỉ có tính chất hướng dẫn, có ý mô tả nhiều ít. Hiện nay đã có mô hình mới là tháp mypyramid với 5 màu sắc tượng trưng cho mức độ nhiều ít của các nhóm thực phẩm và một lực sỹ đang bước trên những bậc thang đó để nhấn mạnh vai trò kết hợp của hoạt động thể lực trong việc đảm bảo sức khỏe.

Cụ thể hoá chế độ dinh dưỡng hợp lý là ăn nhiều loại thực phẩm, cân bằng số lượng thực phẩm vói hoạt động thể lực, ăn nhiều rau, trái và các loại ngũ cốc, hạn chế chất béo no, muối, đường, rượu, bia. Việc tuân tủ các lời khuyên về dinh dưỡng kết hợp với thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp con người phòng tránh được hầu hết các bệnh tật để có một sức khỏe bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Về nguyên nhân rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng

Rối loạn chuyển hóa là sự bất thường trong các quá trình chuyển hoá biểu hiện bằng sự tăng hay giảm các chất chuyển hoá bình thường do thiếu hụt các sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa và tích tụ các sản phẩm trung gian hoặc thiếu hụt năng lượng cho gan, não, và cơ do quá trình chuyển hóa bị tắc nghẽn làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển và chức năng của các cơ quan và cơ thể.

Có nhiều yếu tố tạo nên sự bất thường đó, có thể khái quát nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa như sau:

• Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: do thiếu hụt một yếu tố tham gia vào quá trình chuyển hóa như các ezn, receptor, protein vận chuyển, các coíactor. Nguyên nhân là do đột biến gen mã hóa cho các ezn đặc hiệu hoặc các yếu tố đồng vận.

• Rối loạn chuyển hóa do mắc phải: Do tác động của các yếu tố bên ngoài như tác động của môi trường và thực phẩm.

Các rối loạn chuyển hóa di truyền được phát hiện qua quá trình sàng lọc những người có nguy cơ cao. Có khoảng 500 rối loạn chuyển hóa được xác định chỉ chiếm 10% các bệnh di truyền. Do đó còn rất nhiều các rối loạn chuyển hóa chưa được biết. Việc đo các chất chuyển hóa trung gian góp phần xác định bệnh.

Chuyển hoá do mắc phải là kết quả của tương tác giữa tác nhân và cơ thể. Mọi tác động độc đều là kết quả tương tác hóa sinh của chất độc hại vói các cấu trúc của cơ thể. Các tác nhân hóa học gây độc bằng cách gắn trực tiếp vói các phân tử hoặc các bào quan của tế bào như trong ngộ độc thủy ngân clorua thì thủy ngân gắn trực tiếp vào nhóm sulfydril của màng và các protein khác, gây ức chế sự vận chuyển tích cực và làm tăng tính thấm của màng, chúng cũng có thể là chất ức chế các ezn xúc tác các phản ứng chuyển hoá bằng cách biến đổi trung tâm hoạt động của ezn, thay đổi cấu trúc không gian của ezn hoặc ức chế quát trình tổng hợp ezn. Một số hóa chất không trực tiếp gây độc nhưng chuyển hóa của chúng lại có độc tính, chuyển hóa của chúng có thể sinh ra các gốc tự do là những phân tử có tính phản ứng cao ví như ngộ độc CC14 tạo ra gốc tự do CCI3' phá hủy màng tế bào, thoái hóa nhanh chóng lưới nội tương.

Tác nhân sinh học gây độc bằng cạnh tranh chất dinh dưỡng với vật chủ hoặc bằng các độc tố của chúng. Các vi khuẩn trong quá trình sinh trưởng phát triển còn tiết ra các ezn ngoại bào gây rối loạn chuyển hoá bình thường. Các virus có khả năng ngăn cản quá trình chuyển hoá các đại phân tử như glucid, lipid, protein để phục vụ cho quá trình nhân lên của chúng, làm thay đổi tính thấm màng lysozom, biến dạng NST, phá huỷ cấu trúc chức năng tế bào.

Các tác nhân tác động vào tế bào gây tổn thương hồi phục hay không hồi phục, các cơ quan thường chịu tác động của các tác nhân là ty thể, lưới nội bào, màng tế bào, ... các cơ quan này giảm hoặc mất dần chức năng ban đầu, enz cũng là đích tấn công của các chất độc hại. Lý do để các tác nhân dễ dàng tác động vào các ezn là trong số các aicd amin cấu tạo nên trung tâm hoạt động của ezn còn có những acid amin có mạch nhánh vói hoạt tính hoá học cao, dễ dàng phản ứng với các hợp chất hoá học khác làm biến đổi trung tâm hoạt động hoặc thay đổi cấu dạng của ezn.

Ngoài các tác nhân độc hại, các chất dinh dưỡng cần cho sự sống sử dụng không hợp lý gây mất cân bằng nội môi cũng là nguyên nhân của RLCH. Thiếu các chất dinh dưỡng tất yếu dẫn đến rối loạn do các chức năng sinh học không được thực hiện. Thừa dinh dưỡng cũng dẫn đến rối loạn. Khi xã hội càng phát triển thực phẩm ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ nhiều hơn, đây đều là những thực phẩm có hàm lượng năng lượng cao, ít các yếu tố điều hoà như vitamin và muối khoáng. Vì vậy mà tỷ lệ các bệnh béo phì, tim mạch, ung thư... ngày càng cao. Cơ thể có các cơ chế điều hoà duy trì tỷ lệ cân đối giữa các thành phần, khi các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều vuợt qua cơ chế điều hoà sẽ dẫn đến bệnh lý.

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh dinh dưỡng và các chất độc hại gây bệnh từ môi trường (Trang 60)