Bệnh thiếu dinh dưỡng loại I I thiếu protein-năng lượng

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh dinh dưỡng và các chất độc hại gây bệnh từ môi trường (Trang 44 - 47)

2. BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT DINH DƯỠNG VÀ CHẤT ĐỘC HẠI

2.2.2.Bệnh thiếu dinh dưỡng loại I I thiếu protein-năng lượng

Thiếu dinh dưỡng loại II là thiếu các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng phát triển của cơ thể như thiếu protein, kẽm, magnesi, phosphor, kali... và năng lượng cũng được coi như một yếu tố dinh dưỡng loại II, phổ biến nhất là thiếu protein - năng lượng.

2.2.2.1. Đại cương về bệnh thiếu protein - năng lượng

Suy dinh dưỡng là một bệnh mạn tính trong đó sức khỏe con người bị suy yếu do cơ thể thu nhận các chất dinh dưỡng không đủ so với nhu cầu.

Trong điều kiện thực địa, dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và kích thước vòng cánh tay để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng. Hiện nay OMS khuyến nghị coi là thiếu dinh dưỡng khi cân nặng theo tuổi dưới 2 độ lệch chuẩn (-2 SD) so với quần thể tham khảo NCHS của Mỹ. Suy dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là suy dinh dưỡng protein và năng lượng. Trên lâm sàng tình trạng này có thể đánh giá bởi mức độ thấp của

albumin huyết thanh và của các protein khác hoặc bởi sự giảm của các thử nghiệm miễn dịch tế bào. Thể suy dinh dưỡng nặng thường gặp là: thể marasmus (còn gọi là thể teo đét), thể kwashiorkor (còn gọi là thể phù) hoặc thể phối hợp. Marasmus được xác định như là sự ăn vào không đủ cả năng lượng và protein còn thể kvvashiorkor được xác định là sự lấy protein vào là không hợp lý trong khi năng lượng là hợp lý.

Nguyên nhân của tình trạng này là do cung cấp dinh dưỡng không đủ, không cân đối hoặc cung cấp đủ nhưng không hấp thu được. Bên cạnh đó nhiều bệnh cũng gây nên tình trạnh suy dinh dưỡng, điển hình là các bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh thường xảy ra với đối tượng là trẻ em.

2.2.2.2. Bệnh sinh bệnh thiếu protein - năng lượng

Để tồn tại lâu dài trong điều kiện thiếu năng lượng cơ thể phải thích nghi bằng cách tạo ra các cân bằng mới ở mức thấp gồm:

• Cân bằng đồng hóa với dị hóa: giảm tiêu dùng để phù hợp vói mức thu nhận. • Thiết lập lại cân bằng nitơ ở mức thấp, kéo dài thòi gian đổi mói của protein, giảm nhẹ hồng cầu và protid máu.

• Chuyển hóa cơ bản ở giói hạn thấp.

Để đánh giá quá trình thích nghi của cơ thể vói chế độ thiếu dinh dưỡng, các nghiên cứu được tiến hành trên động vật thí nghiệm bằng chế độ ăn thiếu hoàn toàn về lượng (vẫn cung cấp đủ nước), thiếu không hoàn toàn về lượng. Căn cứ vào việc chi dùng năng lượng, thòi kỳ đói (là thời kỳ không được cung cấp thức ăn) được chia làm 3 thời kỳ là: thời kỳ không tiết kiệm cơ thể vẫn tiêu dùng năng lượng ở mức bình thường; thời kỳ tiết kiệm tối đa (hay thời kỳ thích nghi) cơ thể tiêu dùng năng lượng ở mức tối thiểu cho các hoạt động cơ bản đảm bảo sự sống; và cuối cùng là thời kỳ thoái hoá, cơ thể suy kiệt và chết. Suy dinh dưỡng có thể hiểu là đói không hoàn toàn về lượng. Diễn biến của quá trình phụ thuộc vào mức độ thiếu năng lượng và lượng protein trong khẩu phần, cũng tương tự như diễn biến trên động vật thí nghiệm nhưng quá trình diễn biến kéo dài hơn.

Về mặt chuyển hoá, trong điều kiện thiếu năng lượng, cơ thể huy động ngay nguồn năng lượng dự trữ từ glycogen, tuy nhiên nguồn năng lượng này cơ thể chỉ sử

dụng được trong khoảng một ngày, sau đó cơ thể phải huy động tối đa nguồn năng lượng dự trữ từ lipid. Đối với chuyển hóa protid, khả năng tổng hợp giảm, tốc độ đổi mới giảm, thoái hóa tăng lên khi nguồn năng lượng dự trữ cạn kiệt để đảm bảo duy trì các chức năng sinh tồn quan trọng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu protein và năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch qua trung gian tế bào, các bổ thể, bạch cầu, globulin đều giảm về số lượng và chức năng. Bên cạnh đó chức năng của hệ nội tiết, cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh đều suy giảm. Con người vẫn hoạt động và lao động nhưng hiệu suất thấp, kém chịu đựng, khả năng thích nghi giảm, dễ bị bệnh, cơ bắp teo nhỏ, tầm vóc thấp bé...

2.2.2.3. Hướng điều trị

Liệu pháp quan trọng nhất để điều trị bệnh thiếu dinh dưỡng là phục hồi bằng chế độ dinh dưỡng kết hợp với can thiệp bằng thuốc hay các thực phẩm chức năng.

Nguyên tắc chung:

- Tăng cung cấp năng lượng, đối với trẻ em số calo cần dùng lên tói 120-150 Kcal/kg ( bình thường là 90-100kcal/kg), khi tính nhu cầu calo thường phải tính số calo theo tuổi (không theo trọng lượng); gia tăng tỷ lệ protein; chọn thực phẩm có glucid, lipid dễ tiêu hoá, vị ngon hợp với sở thích. Có thể chia bữa ăn thành nhiều lần.

- Phối hợp các phương pháp điều trị khác (truyền máu, truyền huyết tương...) nếu là bệnh gây ra suy dinh dưỡng thì phải điều tri bệnh đã gây ra suy dinh dưỡng.

Điểu tri theo thể lâm sàng:

Căn cứ vào các chỉ số nhân trắc và hoá sinh cùng các bệnh mắc kèm có thể chia suy dinh dưỡng ra thành các thể nhẹ, vừa và nặng.

Đối với các thể vừa và nhẹ: chỉ cần điều trị tích cực bằng chế độ ăn và các triệu chứng kèm theo như ỉa chảy, viêm đường hô hấp ...Nên cho thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu, hạt có dầu, các thức ăn giàu protein động vật, rau xanh, quả giàu vitamin A và các vitamin khác cùng với muối khoáng.

Đối với thể nặng, phải coi là cấp cứu, nhất là khi kèm theo ỉa chảy mất nước và nhiễm khuẩn. Cần bù nước, điện giải, chế độ ăn, phòng nhiễm khuẩn, điều trị bổ sung vói Fe, acid folic, vitamin A.

Đối với đối tượng suy dinh dưỡng nên ưu tiên sử dụng những chế phẩm dễ hấp thu mà vẫn đảm bảo đủ nhu cầu. Hiện nay có nhiều chế phẩm là thực phẩm chức năng có công thức được thiết kế cho các đối tượng suy dinh dưỡng, các thuốc hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hoá, gan, thận cũng được ứng dụng trong điều trị suy dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh dinh dưỡng và các chất độc hại gây bệnh từ môi trường (Trang 44 - 47)