Bệnh mạch vành

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh dinh dưỡng và các chất độc hại gây bệnh từ môi trường (Trang 57 - 59)

2. BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT DINH DƯỠNG VÀ CHẤT ĐỘC HẠI

2.5.2.Bệnh mạch vành

Bệnh tim do mạch vành (Coronary Heart Disease) là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở các nước phát triển, chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong, bệnh này cũng ngày càng phổ biến ở nước ta.

Theo sự hiểu biết hiện nay ba yếu tố nguy cơ đã được xác định, đó là hút thuốc lá, tăng huyết áp và hàm lượng choi trong máu cao. Các nguy cơ do tăng huyết áp và mối liên quan giữa dinh dưỡng với tăng huyết áp đã được trình bày phần trên

a) Hút thuốc lá :

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh mạch vành. Hút thuốc lá gây tổn thương màng trong các động mạch, sinh ra chất nicotin gây tăng nhịp tim và huyết áp, tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Các oxyd cacbon do hút thuốc lá sinh ra làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Hơn nữa, hút thuốc lá còn là nguồn sản

sinh ra các gốc tự do, tăng độ kết dính của tiểu cầu và làm giảm các lipoprotein có tỷ trọng cao.

Yếu tố dinh dưỡng được quan tâm đến khi người ta nhận thấy nhiều ở vùng Địa Trung Hải như: ý, Hi Lạp là vùng nghiện thuốc lá nặng nhưng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành không tăng. Đó có thể là do lượng rau và trái cây trong khẩu phần các nước này thường cao giảm độc tính của thuốc lá.

b) Choi máu:

Mối liên quan giữa bệnh mạch vành với lượng choi toàn phần trong máu đã được thừa nhận rộng rã i. Đó là một chỉ điểm tốt về nguy cơ của bệnh mạch vành. Choi là một chất sinh học có nhiều chức phận quan trọng, một phần được tổng hợp trong cơ thể, một phần do thức ăn cung cấp.

Lượng choi trong khẩu phần có ảnh hưởng đến choi toàn phần trong huyết thanh, tuy ảnh hưỏng này ít hơn ảnh hưởng của các aciđ béo no. Các ủy ban chuyên viên quốc tế đều khuyên lượng choi trong chế độ ăn trung bình nên dưói 300 mg/ngày/người.

Choi chỉ có trong các thức ăn nguồn gốc động vật, nhất là não (2500 mg%), bầu dục (5000 mg%), tim (2100 mg%), lòng đỏ trứng (2000 mg%), do đó hạn chế các thức ăn này góp phần giảm lượng choi trong khẩu phần. Lòng đỏ trứng có nhiều choi nhưng đồng thời có nhiều lecilỊtexlà một chất điều hòa chuyển hoá choi trong cơ thể.

Người ta thấy thành phần chính trong chế độ ăn có ảnh hưởng đến hàm lượng choi huyết thanh là các acid béo no. Nghiên cứu nổi tiếng của Keys và cộng sự trên 7 nước sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cho thấy mức choi huyết thanh liên quan ít với tổng số chất béo mà liên quan chặt chẽ với lượng các acid béo no. Qua 10 năm theo dõi nhận thấy tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tăng lên một cách có ý nghĩa theo mức tăng của các acid béo no trong khẩu phần. Người ta nhận thấy các acid béo no làm tăng các lipoprotein có tỷ trọng thấp LDL vận chuyển choi từ máu tới các tổ chức và có thể tích lũy ở thành động mạch. Ngược lại các acid béo chưa no làm tăng các lipoprotein có tỷ trọng cao HDL vận chuyển choi từ các mô đến gan để thoái hóa. Các acid béo no có nhiều trong các chất béo động vật, còn các loại dầu thực vật nói

chung giàu các acid béo chưa no. Do đó một chế độ ăn giảm chất béo động vật, tăng dầu thực vật, bớt ăn thịt, tăng ăn cá là có lọi cho người có rối loạn chuyển hóa choi.

Biện pháp phòng nguy cơ bệnh tim mạch, đó là các lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, cai thuốc lá, hoạt động thể lực và duy trì cân nặng ổn định. Trong các khuyến cáo về ăn uống, người ta khuyên năng lượng do chất béo cung cấp không được vượt quá 30% tổng số năng lượng, sử dụng dầu thực vật, tăng sử dụng khoai, rau và trái cây. Các loại đường ngọt không cung cấp quá 10% tổng số năng lượng còn năng lượng do protein nên đạt từ 10-15%. Các thực phẩm được chứng minh là có lợi cho bệnh mạch vành là tỏi, gừng, táo tây, lê, các loại đậu...

Một phần của tài liệu Tổng quan về hóa sinh dinh dưỡng và các chất độc hại gây bệnh từ môi trường (Trang 57 - 59)