Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. (Trang 42)

Để thực hiện mục tiêu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:

3.3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Tĩnh

* Điều kiện kinh tế, xã hội: Cơ cấu kinh tế, Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, Một số mô hình

kinh tế phát triển

* Tình hình xã hội ảnh hưởng tới hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất: Dân số, Y tế,

giáo dục

3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất 2010-2012

3.3.3. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh

- Tổ chức bộ máy Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh - Cơ chế hoạt động Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh

3.3.4. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đăng ký quyền sử dụng đất

- Mức độ công khai thủ tục - Thời gian thực hiện

- Thái độ và mức độ hướng dẫn thủ tục của cán bộ trực tiếp làm việc tại Văn phòng - Đánh giá chung

3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký quyền sử dụng đất

- Giải pháp về chính sách - Giải pháp về tổ chức - Giải pháp về nhân lực

- Giải pháp về kỷ thuật nghiệp vụ - Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất - Giải pháp về cơ chế

3.4. Phương pháp nghiên cứu.

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu sơ cấp

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố Hà Tĩnh của 10 phường và 6 xã nghiên cứu từ năm 2010 đến 2012.

- Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê v.v. Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, các phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2010 đến 2012.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2010 – 2012.

3.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực địa

- Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp. Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn.

- Cách chọn đối tượng điều tra: + Ngẫu nhiên đối với người dân

+ Cán bộ trực tiếp làm việc tại Văn phòng ĐKQSD đất

+ Lãnh đạo liên quan, hay giao dịch làm việc tại VPĐKQSD đất

- Địa điểm nghiên cứu: gồm có 5 phường gần trung tâm thành phố nhất + 2 phường cận trung tâm

+ 2 phường trung tâm + 1 phường xa trung tâm

Có nhiều cán bộ công nhân viên nhà nước cũng như hộ gia đình sản xuất kinh doanh tập trung đông nhất.

- Tiến hành điều tra 150 phiếu điều tra chia đều cho 5 phường nnghieen cứu chính, mỗi phường điều tra 30 phiếu.

Các phiếu điều tra hướng tới các chỉ tiêu chính sau: (1) nghề nghiệp, (2) trình

độ văn hóa, (3) nhân khẩu, (4) diện tích đất nông nghiệp, (5) nguồn gốc đất nông nghiệp, (6) diện tích đất ở, (7) nguồn gốc đất ở, (8) hiện trạng pháp lý, (9) người sử dụng đất có liên hệ với VPDKQSDD, (10) nội dung đến giao dịch, (11) các tài liệu được niêm yết công khai, (12) cơ sở vật chất có đáp ứng yêu cầu công việc, (13) thời gian đến giao dịch, (14) mức độ giao dịch, (15) thái độ của nơi tiếp nhận hồ sơ, (16)

mức độ hướng dẫn, (17) lệ phí ngoài quy định, (18) lệ phí phải đóng, (19) khó khăn khi đến giao dịch, (20) nhận xét về mô hình VPDKQSDD, (21) ý kiến khác.

3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Tổng hợp các dữ liệu thu thập được theo bảng trên excel bao gồm cả số liệu dạng số và số liệu dạng chữ.

- Mã hóa các dữ liệu thuộc tính (Bảng mã hóa ở phần phụ lục của luận văn) để phân tích trên phần mềm chuyên dụng PRIMER 5.0 (phần mềm này đã được nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giá đất, định giá, nghiên cứu về xã hội học v.v.)

- Chuẩn dữ liệu đầu vào cho phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng. Từ đó xác định mối quan hệ các yếu ảnh hưởng đến đấu giá đất tại địa bàn nghiên cứu trên phân tích mối tương quan Multi – Dementional Scaling (MDS) và Principal Component Analysis (PCA).

3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

Từ các biểu đồ bảng biểu có được ta có sự so sánh tổng quát giữa các yếu tố để rút ra nhận xét đánh giá chính xác về thực trạng của công tác đấu giá. Đồng thời xác định được yếu tố quyết định để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất.

Sử dụng các chỉ số và thông số thông kê để minh chứng cho mức độ chuẩn xác và mức độ có ý nghĩa của xử lí thông kê.

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Tĩnh ở vị trí từ 180 - 18024’ vĩ độ Bắc, 10o553’-10o556’ kinh độ Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 12,5 km.

- Phía Bắc giáp: Thị trấn Thạch Hà (qua cầu Cày), sông cửa Sót.

- Phía Tây giáp: Xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà). - Phía Nam giáp: Xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).

- Phía Đông giáp: Sông Đồng Môn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà)

Thành phố Hà Tĩnh nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5m-3m. Tổng diện tích tự nhiên: 5662.92 ha

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền biến thiên từ +0,5m đến +3,0m.

Địa hình của các khu vực đã xây dựng trong nội thị có cao độ từ +2,0 đến +3,0m, các khu ruộng trũng có cao độ nền từ +1,0m đến +2,3m và khu vực dọc theo sông Rào Cái có cao độ nền từ + 0,7 đến + 1,1m.

Đến nay, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, Thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính gồm 10 phường, 6 xã: Phường Bắc Hà, Phường Nam Hà, Phường Tân Giang, Phường Trần Phú, Phường Đại Nài, Phường Hà Huy Tập, Phường Thạch Linh, Phường Nguyễn Du, Phường Thạch Quý, Phường Văn Yên, Xã Thạch Môn, Xã Thạch Hạ, Xã Thạch Trung, Xã Thạch Đồng, Xã Thạch Hưng, Xã Thạch Bình.

4.1.1.3. Khí hậu

Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.

Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này nắng nóng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm.

*. Nhiệt độ không khí:

+ Nhiệt độ trung bình năm là: 23,80C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,50C.

+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 21,30C. + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là: 39,70C. + Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 70C.

* Độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm tương đối bình quân năm 86%.

+ Độ ẩm tương đối bình quân tháng 85% - 93%.

*. Nắng:

+ Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa đông là: 93h. + Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa hè là: 178h.

* Lượng bốc hơi:

+ Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất là: 131,18mm. + Lượng bốc hơi trung tháng thấp nhất là: 24,97mm. + Lượng bốc hơi trung bình năm là: 66,64mm.

* Mưa:

Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng mưa nhiều, mưa lớn. + Lượng mưa trung bình năm là 2661mm.

+ Lượng mưa tháng lớn nhất 1450mm. + Lượng mưa ngày lớn nhất 657,2mm.

* Gió, bão:

Hà Tĩnh thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều trong khu vực miền trung.

+ Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Có năm phải chịu ảnh hưởng của 3 trận bão (1971).

+ Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, bão thường kéo theo mưa lớn gây ra lụt.

+ Gió: Hướng gió chủ đạo Tây Nam, Đông Bắc.

+ Gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7).

4.1.1.4. Thủy văn

Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ.

4.1.1.5. Tài nguyên đất đai của thành phố

Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố theo kết quả thống kê đất đai năm 2011của thành phố Hà Tĩnh là 5662.92 ha. Hà Tĩnh là thành phố thuộc đô thị loại III của trung ương, song vẫn là một trong những thành phố còn khó khăn và phát triển chậm. Đặc trưng trên được quyết định bởi diện tích đất nông nghiệp còn chiếm 2635.67 ha, chiếm 52,57% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 2325.66 ha, chiếm 41,07% tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 360.04ha, chiếm 6,36% tổng diện tích tự nhiên (chi tiết xem Bảng 3.1)

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng năm 2010 của thành phố Hà Tĩnh Thứ

tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ

NHIÊN 5662.92 100

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2977.22 52,57

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2635.67 46,54

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 276.44 4.48

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2325.66 41,07

2.1 Đất ở 585.17 10,33

2.2 Đất chuyên dùng 1271.23 22,45

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 17,57 0,31

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 68,31 1,21

2.5 Đất sông suối và MNCD 383,6 6,77

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 360,04 6,36

(nguồn: phòng tài nguyên thành phố Hà Tĩnh năm 2010)

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh diễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ

tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải….. không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn, nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số bộ phận dân cư (như vứt rác và xác chết động vật bừa bãi cụ thể như ở khu vực chợ Hà Tĩnh và bờ sông Cầu Phủ, Phường Đại Nài,...). Vì vậy môi trường và mỹ quan đô thị thành phố Hà Tĩnh ngày càng xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước, rác thải có khắp mọi nơi đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân thành phố Hà Tĩnh.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế

4.1.2.1. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu chủ yếu ở các phường gần trung tâm thành phố hay các tụ điểm buôn bán tập trung ở các phường là chủ yếu, và nghành nghề chủ yếu là dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, tỉ lệ thương mại dịch vụ chiếm 80% toàn thành phố, các nghành phát triển về nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các xã nằm xa trung tâm thành phố, tỉ lệ nghành chăn nuôi, nông nghiệp chiếm 20% của thành phố Hà Tĩnh.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%. Đến năm 2015, có cơ cấu GDP: công nghiệp - xây dựng 41,6%; thương mại - dịch vụ 40,3%; nông - lâm - ngư nghiệp 18,1%; sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 65 triệu đồng/ha/năm; 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; GDP bình quân đầu người trên 35 triệu đồng/năm; thu ngân sách nội địa đạt trên 5.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 280 triệu USD.

4.1.2.2. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế

Năm 2010- 2012, Hà Tĩnh tiếp tục khắc phục các ảnh hưởng của lạm phát, suy giảm kinh tế và phát triển sản xuất, nhất là trong khu vực công nghiệp – xây dựng và thương mại, đảm bảo sản xuất nông lâm ngư nghiệp; đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư và loại hình đầu tư; đẩy nhanh triển khai tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn…

Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra trong năm 2012: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 13%, sản lượng lương thực trên 50 vạn tấn, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng trên 25%, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 80 – 85 triệu USD, giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 4%, tạo việc làm cho trên 3 vạn lao động…

4.1.2.3. Tình hình phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu

Trong 2 năm toàn thành phố đã thực hiện gần 40 mô hình phát triển sản xuất, các Chương trình dự án trên các lĩnh vực, trong lĩnh vực trồng trọt 24 mô hình (1 mô hình lúa chất lượng cao và 23 mô hình rau củ quả, hoa); chăn nuôi 4 mô hình; nuôi trồng thuỷ sản 5 mô hình và các Chương trình, dự án như: Chương trình cải tạo đàn bò Zê bu, Chương trình khí sinh học (bể biogas),…

Đối với trồng trọt, các địa phương đã tập trung đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng hoá tăng thu nhập cho người lao động. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có chất lượng cao, bước đầu hình thành các vùng sản xuất thâm canh, chuyên canh. Hình thành các vành đai sản xuất nông nghiệp sạch, trong đó chú trọng các sản phẩm rau, củ hoa cây cảnh chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân như: mô hình lúa chất lượng cao QR2 tại xã Thạch Bình, rau củ quả an toàn theo hướng VietGap tại Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Môn; mô hình hoa ly ly tại xã Thạch Môn, Phường Thạch Linh,…

4.1.3. Tình hình xã hội

4.1.3.1 Dân số, lao động * Dân số

Theo kết quả điều tra dân số đến năm 2011, Thành phố Hà Tĩnh có dân số 92.894 người. Bao gồm 10 phường và 6 xã. Trong đó: Nội thành: 66.609 người (gồm 10 phường), ngoại thành: 26.285 người (gồm 6 xã).

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,18%. - Tỷ lệ tăng cơ học là: 1,36%.

- Mật độ dân cư đô thị là: 1.632 người/km2.

trung ở 4 phường trung tâm (phường: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang và Trần Phú), có mật độ dân số đô thị từ 6.110- 10.743 người/km2 đất xây dựng đô thị. Phường có mật độ dân số đô thị cao nhất là phường Bắc Hà: 10.743 người/km2; phường có có mật độ dân số đô thị thấp nhất là phường Thạch Linh: 901 người/km2

Bảng 4.2. Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Hà Tĩnh

Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên ( Km2 ) Dân số trung bình (Người ) Mật độ Dân số ( người/ km2) Tổng số (I+II) 56.6292 91.401 1.632 I. Thành thị 24.9152 66.375 2.664 Phường Bắc Hà 0.904 10.489 11.598 Phường Nam Hà 1.094 7.288 6.657

Phường Tân Giang 0.966 6.307 6.524

Phường Trần Phú 1.073 6.746 6.524

Phường Hà Huy Tập 2.008 4.988 2.484

Phường Đại Nài 4.264 7.584 1.779

Phường Nguyễn Du 2.203 5.465 2.48

Phường Thạch Linh 6.282 5.867 934

Phường Thạch Quý 3.581 8.502 2.374

Phường Văn Yên 2.536 3.426 1.351

II. Nông thôn 37.714 26.026 821

Xã Thạch Trung 6.136 8.050 1.312

Xã Thạch Môn 5.530 2.831 512

Xã Thạch Hạ 7.691 5.676 749

Xã Thạch Đồng 3.357 3.451 1.028

Xã Thạch Bình 3.792 2.566 677

(Nguồn: Niên giám thống kê 2011)

* Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố là: 40.117 người, chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. (Trang 42)