Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. (Trang 73)

phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Từ kết quả nghiên cứu về hoạt động của VPĐK thành phố Hà Tĩnh cho thấy hiệu quả hoạt động của VPĐK còn hạn chế do một số nguyên nhân sau:

4.5.1. Chính sách pháp luật đất đai

Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi, do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các

giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Hơn thế nữa, việc xác định nguồn gốc và quyền sử dụng đất gặp nhiều vướng mắc tồn đọng từ năm 1975 đến nay.

4.5.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Theo quy định của pháp luật, khi đã thành lập VPĐK, các thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về đăng ký quyền sử dụng đất đang làm theo cơ chế “Một cửa” quy định tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg được chuyển giao cho VPĐK thực hiện. Vì vậy, từ sau thời điểm được thành lập, tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất ở địa phương phải “khoác một chiếc áo quá rộng” và tình trạng công việc quá tải so với số lượng biên chế của VPĐK là hiện tượng phổ biến.

- Do tổ chức hai cấp và có sáu mảng chức năng nên hoạt động của VPĐK rất phức tạp, trong khi tổ chức và con người lại thiếu, chưa được trang bị kỹ năng xử lý. Chưa có biện pháp tích cực để khắc phục hiện tượng chồng chéo, trùng lặp trong công việc, thậm chí nhiều công đoạn không đúng quy định. Các tồn tại của quá khứ để lại còn quá lớn chưa thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Đồng thời, do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của các đơn vị khác có liên quan nên VPĐK không chủ động giải quyết dứt điểm các công việc do mình đảm trách theo mô hình một cửa.

- Theo quy định của pháp luật đất đai, việc đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được áp dụng thi hành từ khi có Luật Đất đai 1993, hầu hết người sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất. Đặc biệt là đối với đất nông nghiệp được giao cơ bản đã ổn định và được cấp GCN nhưng theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì nội dung HSĐC (gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai) có nhiều thay đổi về nội dung so với trước đây. Vì vậy, việc hoàn thiện HSĐC theo quy định mới hầu như không được địa phương thực hiện, HSĐC gốc chưa hoàn thiện, đó là chưa đề cập đến tình trạng HSĐC đã quá lạc hậu, công tác quản lý đất đai lỏng lẻo, các loại thuế là lệ phí cao, không có dự báo biến động đất đai.v.v... là nguyên nhân làm cho kế hoạch cấp GCN trên địa bàn thành phố chưa hoàn thành, nhất là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao.

- Hệ thống dữ liệu về đất đai đặc biệt là dữ liệu không gian còn chưa đầy đủ, có độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa một cách trọn vẹn. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.

4.5.3. Tổ chức, cơ chế hoạt động

Do đội ngũ cán bộ chuyên môn từ cấp phường đến cấp quận còn mỏng trong khi phải thực hiện cùng một lúc khối lượng công việc nhiều. Hơn nữa cán bộ của VPĐK nói chung chưa có kinh nghiệm thực tế, tuổi đời còn trẻ, hầu hết độ tuổi của cán bộ làm việc tại VPĐKQSD đất là 26 tuổi, chưa được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nên thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn. Số lao động hợp đồng thời hạn một năm hoặc theo thời vụ chiếm tỷ lệ lớn nên sự ràng buộc công việc không mang tính ổn định. Việc nhiều, người không đủ, trình độ chuyên môn có phần hạn chế dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả hoạt động của VPĐK.

Từ khi thành lập VPĐK đến nay tình trạng người sử dụng đất không làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận được thay bằng số lượng hồ sơ xin đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận ngày càng tăng nhanh. Điều đó chứng tỏ cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đang có xu hướng thành công cả về chất lượng lẫn hiệu quả phục vụ theo đúng nghĩa của tổ chức dịch vụ công. Do nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của cải cách thủ tục hành chính, thành phố Hà Tĩnh đã chỉ đạo tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu trọng tâm đối với nhu cầu của những người sử dụng đất và của những nhà đầu tư trong nước, nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Biểu trên cho thấy nhiều ý kiến

đánh giá là tổ chức VPĐK đã và đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch tại VPĐK.

4.5.4. Đối tượng giải quyết

Người sử dụng đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cải cách hành chính. Qua mô hình này, người dân nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số bộ phận chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và các quy định của pháp luật về tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất các cấp ở địa phương nói riêng chưa được coi trọng. Nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về tổ chức này chưa sâu. Dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại VPĐK phải bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

4.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Tổ chức quản lý đất đai đang trong quá trình hoàn thiện để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Từ thực trạng hoạt động của VPĐK thành phố Hà Tĩnh có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

4.6.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của mô hình VPĐK. Chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và nhà nước. Cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký quyền sử dụng đất. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao động công tác tại VPĐK thông qua việc bồi dường, đào tạo, đào tạo lại kiến thức pháp luật cho các thành viên.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức này để tìm ra những tồn tại, những mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, tìm ra giải pháp khắc phục.

4.6.2. Giải pháp về tổ chức

- Hoàn thiện mô hình tổ chức của VPĐK, trong đó phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của VPĐK và các đơn vị liên quan; mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, khăc phục tình trạng vừa chồng chéo vừa sơ hở! quy trình làm việc cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của VPĐK và với các đơn vị có liên quan.

- Hoàn thiện quy chế làm việc của VPĐK, trong đó phải quy định rõ trình tự thủ tục công việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh công chức, viên chức làm việc tại VPĐK.

Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tạo điều kiện để công chức viên chức phấn đấu rèn luyên nâng cao trình độ, kỹ năng năng chuyên môn và tinh thần phục vụ; đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu.

4.6.3. Giải pháp về nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức VPĐK là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động:

Theo cơ chế: “một cửa”, vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quyết định hiệu quả trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất, nó đặt ra như một yêu cầu tiên quyết đối với nhiệm vụ này, nhất là năng lực của bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải là người có năng lực tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐK. Hiện tại , một số công chức, viên chưc còn một số mặt hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức VPĐK là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách

nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống. Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phát hiện vấn đề, đề xuất cái mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; Việc đào tạo nâng cao nằng lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính phường, xã.

4.6.4. Giải pháp về kỹ thuật, nghiệp vụ

- Lựa chọn đúng những người vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu của người dân đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng; bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của mỗi người nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình;

- Quy định chặt chẽ các điều khoản trong quy trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐK. Muốn vậy, chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu này phải ngắn gọn dễ hiểu và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống.

4.6.5. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

- Để thực hiện những công việc liên quan đến VPĐK một trong những điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu bao gồm: Thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai.

4.6.6. Giải pháp về cơ chế

- Thống nhất nhận thức và quyết tâm hành động một cách nhất quán và triệt để trong việc phân biệt cụ thể giữa hoạt động hành chính công và dịch vụ công với mục tiêu tạo sự thông thoáng trong các hoạt động của VPĐK.

- Hoàn thiện về cơ chế tài chính cho hoạt động của VPĐK. Văn phòng đăng ký thu và giữ lại toàn bộ các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp phí, lệ phí tại UBND cấp xã (do quy định thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả tại xã) thì nguồn thu này sẽ được trích một phần (10-20%) để lại cho UBND cấp xã; toàn bộ phần còn lại nộp cho VPĐK để sử dụng cho hoạt động của VPĐK

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Thông qua nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động của VPĐK thành phố Hà Tĩnh rút ra được những kết luận sau:

- Mặc dù hoạt động của VPDKQSDD là theo quy định, từ thủ tục hành chính tới số ngày cụ thể phải trả hồ sơ. Tuy nhiên việc thực hiện ở mỗi nơi lại gặp những khó khăn riêng, chính vì vậy việc nghiên cứu hoạt động của VPDKQSDD tại thành phố Hà Tĩnh - một thành phố mới thành lập là hết sức cần thiết, trong sự đóng góp một phần vào công tác quản lý tài nguyên đất đai quý giá.

- Nắm rõ được tình hình hoạt động của VPDKQSDD của thành phố, xác định được những việc đã thực hiện tốt, và những việc chưa thực hiện được. Khẳng định được VPĐK thành lập và hoạt động theo phương châm lấy người sử dụng đất và yêu cầu giao dịch của xã hội là trung tâm và đối tượng phục vụ; thể hiện ở mức độ công khai thủ tục hành chính (98%), thời hạn thực hiện các thủ tục (94%), thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ đạt tỷ lệ rất cao (96,4%), trong kết quả điều tra xã hội học đối với người sử dụng đất. Kết quả hoạt động của VPĐK đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận (đạt 90% số Giấy chứng nhận cần cấp). Hoạt động của tổ chức này đã được kết hợp đồng thời với nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính ở địa phương. Nắm được thực trạng từ đó chỉ ra những cần rút kinh nghiệm cho công tác hoạt động của VPDK trong thời gian tiếp theo.

- Qua nghiên cứu, điều tra một số các yếu tố ảnh hưởng tới VPDKQSDD đã xác định được một số yếu tố có quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau. Xác định được 2 nhóm các yếu tố ảnh hưởng chính trong 21 yếu tố điều tra.

- Từ đó đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPDKQSDD.

5.2. Đề nghị

Qua quá trình thực hiện đề tài ngoài những kết quả đã đạt được tôi nhận thấy vẫn còn những điểm hạn chế:

- Việc điều tra người dân vẫn còn hạn chế ở các khâu hỏi có tính chất nhạy cảm liên quan tới các khoản phí.

- Phần mềm thực hiện phân tích có ngôn ngữ tiếng anh nên để phân tích cụ thể kết quả thu được sau đó gặp chút vướng mắc.

- Xây dựng bộ câu hỏi hoàn thiện hơn, đưa các yếu tố điều tra vào tự nhiên hơn để người được điều tra không đắn đo, do dự trước khi trả lời. Từ đó mới thu được kết quả khách quan hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Khoa học Môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.(1) 2. Luật Đất đai năm (1988).(2)

3. Bộ Tài chính, Bộ tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. (Trang 73)