C. Phương pháp thực hiện
b, Mẫu chữ viết dạy trong thường TH
1.1.2. Luyện tập kĩ năng viết chữ
a. Tên gọi các nét viết
- Nét ngang (-)trong các chữ đ, t và các số 2, 4, 7 - Nét sổ ( ) trong các chữ p, q và các số 1, 4 - Nét xiên ( / ) trong chữ s và các số 4, 7 - Nét móc xuôi ( ) trong chữ m, n
- Nét móc ngược ( ) trong các chữ d, đ, i, t, u, ư - Nét móc hai đầu ( ) trong các chữ h, m, n, p, v
- Nét cong trái ( ) trong các chữ c, e, ê, x và các số 6, 8, 9 - Nét cong phải ( ) trong các chữ số s, x, các số 5, 8, 9
- Nét cong kín ( 0 ) trong các chữ a, ă, â, d, đ, g, o, ô, q các số 0, 6, 9 - Nét khuyết xuôi ( ) trong các chữ b, h, k,l
- Nét khuyết ngược ( ) trong các chữ g, y - Nét hất ( ) trong các chữ i, t, u, ư, y và số 1 - Nét thắt ( ) trong các chữ b, v, r, s, k
- Nét dấu mũ ( ^) nét gãy trên các con chữ â, ê, ô - Nét dấu á ( ) nét cong nhỏ trên con chữ ă - Nét râu ( ’) dấu phụ trong các con chữ ơ, ư - Nét dấu chấm ( .) dấu phụ trên chữ i
Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s
Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở.
b. Cách viết liền mạch
Rê bút chì là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. Từ rê được hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của giấy, do vậy giữa đầu bút chì và mặt giấy không có khoảng cách
- Lia bút
Lia bút chì là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút chì và mặt giấy.
c. Cách ghi dấu thanh
- Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /a/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...
- Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt...
- Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:
+ Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i") thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường...
+ Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: "ia, ya, ua, ưa") thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: tủa, cứa, thừa, khứa...
- Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp "ua" và "ia":
+ Với "ia" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "g" ở đầu âm tiết. Có "g" thì đặt vào "a" (già, giá, giả...), không có "g" thì đặt vào "i" (bịa, chìa, tía...). Trường hợp đặc biệt: "gịa" (trong từ "giặt gịa", có nghĩa là "giặt giũ", cách viết phổ biến hơn là "giặt gỵa") - cách đọc: ghép phụ âm "gi" với nguyên âm kép "ịa".
+ Với "ua" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "q". Có "q" thì đặt vào "a" (quán, quà, quạ...), không có "q" thì đặt vào "u" (túa, múa, chùa...). Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi "qu" như là một tổ hợp phụ âm đầu
tương tự như "gi, nh, ng, ph, th"... Khi đó, sẽ coi "quán, quà, quạ"... như là những âm tiết có âm đệm /a/.
Trong đời sống, hiện vẫn tồn tại hai cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt, vẫn xuất hiện trên cùng một văn bản, làm cho văn bản đẹp hơn, vẫn không sai. Ví dụ "hòa" là một cách đặt dấu thanh khác cho "hoà", trong đó "hòa" còn gọi là cách đặt dấu thanh "cũ". Bảng sau liệt kê các trường hợp mà hai cách đặt dấu thanh khác nhau:
Cũ Mới
òa, óa, ỏa, õa, ọa oà, oá, oả, oã, oạ òe, óe, ỏe, õe, ọe oè, oé, oẻ, oẽ, oẹ ùy, úy, ủy, ũy, ụy uỳ, uý, uỷ, uỹ, uỵ
d. Cự li giữa các chữ viết
- Phải viết cách đều nhau, tương đương chiều ngang tối thiểu của một con chữ thường.
e. Trình bày bảng
- Nội dung viết và trình bày trên bảng phải chính xác (tính KH) - Phục vụ hiệu quả cho quá trình dạy học tập viết (tính sư phạm) - Chữ viết và trình bày đẹp.