- Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong bài văn sau:
2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT MỘT SỐ KIỂU LOẠI VĂN BẢN 1 Viết một số văn bản hành chính – công vụ (thư, đơn từ, biên bản…)
2.2.3. Luyện kĩ năng viết văn kể chuyện
a. Tìm hiểu khái niệm văn kể chuyện
Đọc các văn bản sau và thực hiện các nhiệm vụ bên dưới: - VB1: “Hũ bạc của người cha”
Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kieemsnooir bát cơm.Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
Bà mẹ sợ con vất vả, liền díu cho một đồng tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, chỉ khi còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên. Ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền do con làm ra.
Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con liền thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
Ông đào hũ bạc lên,đưa cho con và bảo:
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăn hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
(Truyện cổ tích Chăm – SGK TV lớp 3, tập 1, T 121) - VB2: “Bác sĩ sói”
Thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói thềm rỏ dãi. Nó toan xông đến ăn thịt Ngựa, nhưng lại sợ Ngựa chạy mất. Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt, một ống nghye cặp vào
cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu. Xong, nó khoan thai tiến về phía Ngựa.
Sói đến gần, Ngựa mới phát hiện ra. Biết là cuống lên thì chết, Nghựa bình tĩnh đợi xem Sói giở trò gì.
Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành, bảo:
- Bên sóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho.
Ngựa lễ phép:
- Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu.
Sói đáp:
- Chà! Chà! Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ta xem. Đau ở chân sau ấy ạ. Phiền ông xem giúp.
Sói mừng rơn, mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.
Ngựa nhón nhón chân sau, vờ rên rỉ. Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, ngã văng ra...
(Theo La Phông Ten – Huỳnh Lý dịch) - NV1: Văn bản viết về vấn đề gì?
- NV2: Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
- NV3: Hãy nêu cách hiểu của mình về văn kể chuyện qua việc đọc, tìm hiểu hai văn bản trên.
- NV4: Chỉ ra những nét khác biệt giữa văn kể chuyện so với văn miêu tả và văn tường thuật.
- Văn kể chuyện là loại văn dùng để kể lại một câu chuyện, một sự kiện, một con người… trong thực tế đời sống xã hội hoặc trong trí tưởng tượng qua sự sắp xếp, nhào nặn, hư cấu của người viết. Bài văn cần có cốt truyện, đó là hệ thống các biến cố tạo thành bộ khung quan trọng nhất trong nội dung bài kể chuyện. Cốt truyện cần được sắp xếp khéo léo, hợp lí để sao cho có thể luôn luôn lôi cuốn và hấp dẫn người đọc, người nghe. Cốt truyện và nhân vật có mối quan hệ khăng khít. Cốt truyện thật ra là “cuộc đời của các nhân vật”, nhằm thể hiện nhân vật một cách rõ nét và sâu sắc.
b. Tìm ý và lập dàn bài cho bài văn kể chuyện
- Tìm ý là đi tìm nhân vật, tìm cốt truyện và tìm ý nghĩa xã hội của câu chuyện sẽ kể.
- Lập dàn bài:
+ Phần mở đầu câu chuyện: giới thiệu nhân vật, điạ điểm, thời gian và những
yếu tố cần thiết khác để bắt đầu câu chuyện.
+ Phần phát triển của câu chuyện: trình bày diễn biến của các sự kịên, hành
động, tính cách và mâu thuẫn. Các nhân vật được khơi sâu, mở rộng và triển khai một cách đầy đủ.
+ Phần kết thúc câu chuyện: giải quyết vấn đề được đặt ra, giải quyết các mâu
thuẫn, giải toả thành công tâm lí chờ đợi của người đọc và hình thành ý nghĩa xã hội của truyện.
c. Viết bài văn kể chuyện
Kể chuyện có nhiều cách. Có thể kể theo trình tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau, hoặc ngoặc lại. Có thể đan xen trước - sau. Có thể theo trình tự không gian, phân vai, ngôi thứ… kể làm sao cho sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, người nghe.