Kĩ năng luyện viết văn miêutả

Một phần của tài liệu Tập bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 61 - 67)

- Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong bài văn sau:

2.2.1.Kĩ năng luyện viết văn miêutả

2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT MỘT SỐ KIỂU LOẠI VĂN BẢN 1 Viết một số văn bản hành chính – công vụ (thư, đơn từ, biên bản…)

2.2.1.Kĩ năng luyện viết văn miêutả

a .Luyện kĩ năng viết văn miêu tả *. Khái niệm văn miêu tả

Đọc các văn bản sau và thực hiện các nhiệm vụ bên dưới: VB1: “Mưa rào” (SGK lớp 5, tập 1, T 31)

Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt…. mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt mưa lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…

VB2: “Sự hình thành bốn mùa” (Những mẩu chuyện lí thú về địa lí tự nhiên, T 38)

Xuân, hạ, thu, đông là tên gọi của bốn mùa ở các khu vực thuộc vĩ độ trung bình. Sự thay đổi mùa trên trái đất, nhìn từ góc độ thiên văn, chính là sự thay đổi độ dài giữa ngày và đêm, và sự thay đổi độ cao của mặt trời….

- NV1: Nhân xét về cách viết của hai văn bản trên.

- NV2: Tìm những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cách sư dụng ngôn từ trong hai văn bản trên là khác nhau?

- NV3: Từ đó hiểu như thế nào là văn miêu tả?

- Văn miêu tả là loại văn mang tính chất thông báo thẩm mĩ. Dù miêu tả bất kì đối tượng nào, dù có bám sát thực tế miêutả đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật, sự việc, con người… một cách máy móc, khô cứng, mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái nhìn mới mẻ, cái quan sát mới mẻ cũng như cách cảm nhận mới mẻ của người viết.

- Nhà thơ Phạm Hổ cho rằng: Cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thật.

người ta chân thật, thì dù cái điều người ta viết ra là vô lí, người đọc vẫn chấp nhận và vẫn thấy hay…”

- Ngôn ngữ trong bài văn miêu tả bao giờ cũng là ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu âm thanh, nhịp điệu…

- Một bài văn miêu tả không chỉ nhằm mục đích “tả để tả” mà thường là “tả để ngụ tình”, để gửi gắm những suy nghĩ, những tư tưởng, tình cảm của người viết với

đối tượng miêu tả, và rộng hơn nữa là đối với cuộc đời.

-> Văn miêu tả là loại văn thể hiện sự vật, sự việc, con người, cảnh vật… một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá thẩm mĩ của người viết với đối tượng miêu tả.

b. Tìm hiểu các kiểu bài văn miêu tả

Đọc các văn bản sau và thực hiện các nhiệm vụ bên dưới:

(1). Mẹ em mới làm được một cái chổi rất đẹp. Chị chổi còn mới nên nom rất xinh xắn. Chị không cao lắm, khoảng 50 phân thôi. Cái cán chooit được bện rất chắc chắn. Bên trong là cái cọc tre hôm qua bà nhừ ông chặt hộ. Phía dưới, chị mặc chiếc váy rơm vàng óng ả. Những sợi rơm đầu mùa được phơi khô vẫn sót lại vài hạt thóc, đâu đó còn phảng phất hương thơm. Chị chổi tự hào về chiếc váy ấy lắm. Đầu chổi, mẹ còn làm một sợi dây ngắn để mỗi khi quét nhà xong lại treo nó lên chiếc đinh trên tường. Nhìn chị chổi thật là dễ thương.

(199 bài và đoạn văn hay lớp 4) (2). Chị gà mái nhà em vừa cho ra đời một đàn con rất dễ thương. Thế là chị thật sự đã trở thành một người mẹ.

Chị gà mái suốt ngày tíu tít bên đàn con. Trông chị rất hạnh phúc. Trước đây, chị được mệnh danh là “người đẹp khu vườn” nhưng sau khi có đàn con chị vẫn rất tự hào với tên gọi đó. Thân hình tuy không thon thả như xưa mà tròn trĩnh, đầy đặn. Đôi chân dài, bước đi tự tin, uyển chuyển. Những cái móng vuốt dưới bàn chân được chị giữ gìn sạch sẽ. Cái đầu lúc lắc với cái mào như đỏ hơn. Cái mào chính là niềm kiêu hãnh nhất của chị. Đôi mắt tròn vốn tinh nhanh nay còn lanh lợi hơn vì trông đàn con nữa. Cái mỏ vàng duyên dáng, mỗi khitimf được thức ăn cho con, chị lại cốc cốc cái mỏ xuống đất để gọi chúng. Những chú gà con lon ton chạy đến chí chóe tranh nhau. Đẹp nhất là bộ long của chị. Nó tựa như cái áo choàng ấm áp màu đồng pha chút đen.

Nhất là những cái đuôi long được chị chải chuốt thường xuyên nên lúc nào cũng mượt…

(199 bài và đoạn văn hay lớp 4) (3). Em vẫn thắc mắc, vì sao lại có cây tên là xấu hổ. Thế là bà kể cho em nghe Sự tích cây xấu hổ thật hay và ý nghĩa.

Cây xấu hổ mọc nhiều ở những thôn quê. Nó đẹp một vẻ đẹp kín đáo, kiêu kì không dễ thấy. Xấu hổ mọc thành từng bụi bên nhau, um tùm và rậm rạp. Thân xanh mềm, dài không nhìn rõ bắt nguồn từ đâu. Trên đó có những bong trắng nhỏ, cứng như cái gai để tự bảo vệ mình không cho loài nào bắt nạt. Dọc than cây là những cành nhỏ đâm ngang.Ở đây, những chiếc lá mọc đối xứng nhau từ đầu đến cuối cành. Lá nhỏ li ti, mềm mại và nếu tuốt lá ra rồi tung lên trời, nó sẽ bay từ từ xuống như những giọt mưa xanh rất đẹp. Cây xấu hổ cũng có hoa. Những bong hoa hồng hay đỏ tuy bé bé, xinh xinh nhưng mang một nét đẹp riêng. Những cánh hoa như sợi bong quấn quanh thành một vòng tròn như quả cầu…

(199 bài và đoạn văn hay lớp 4) (4). Tôi sống xa nội tôi từ thuở nhỏ. Bạn biết không, nội tôi chỉ sống một mình cô quạnh trong vùng quê hẻo lánh. Chiều chiều, khi con chim đã về đến tổ với bầy đàn, với đồng loại than quen thì thênh thang ở một góc trời, dáng một người già lúc mờ, lúc tỏ. Dáng nội đấy, còm cõi bên bếp thổi cơm. Tối tối khi khi mọi nhà quay quần trò chuyện thì nội tôi co ro trong tấm chăn mỏng để đi tìm giấc ngủ của người cô đơn. Năm cứ qua đi, tháng cứ qua đi… tôi lớn cao them, còn nội tôi thấp lại…

(Văn Trần Thiên Trúc - Tiếng Việt nâng cao 5, T 193) (5). Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mặt trăng mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơm gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sang vằng vặc ở trên không và dud u như sáo diều. Ánh trăng trong, chảy khắp nhành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa…

(6). Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các kho . Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghich , đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa.Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong,không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ ranh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.

Nhưng trong các lòng Mèo Đỏ, nhưng chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết,chơi quay, cười ầm trên sân trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm lại bài hát của người đang thổi…

(Tô Hoài)

- NV1: Chỉ ra đối tượng được miêu tả trong các đoạn trích trên.

- NV2: Xác định những nét chung và riêng trong cách miêu tả các đối tượng được nêu ra trong các đoạn trích ấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- NV3: Dựa vào đối tượng miêu tả trên, hãy chia văn miêu tả thành các kiểu bài khác nhau.

-.Văn miêu tả đồ vật.

+ Đối tượng miêu tả: Những đồ vật thường gặp trong đời sống hàng ngày, là

những vật vô tri, vô giác nhưng lại gần gũi và có ích cho cuộc sống lao động, học tập và giải trí của con người.

+ Nội dung miêu tả

- Miêu tả những dấu hiệu đặc trưng gây cho người viết nhiều ấn tượng nhất. - Cần nói tới công dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó.

+ Ngôn ngữ miêu tả.

- Cần có sức sống, nghĩa là phải làm sao cho đồ vật hiện lên trong bài văn không phải chỉ là những đồ vật vô tri, vô giác mà cũng cần có những “suy nghĩ”, những “tình cảm” giống như con người.

- Sử dụng phương pháp nhân hoá nhiều, từ ngữ xưng hô: chú, bác, anh, chị, cô… và hàng loạt các động từ, tính từ chỉ hoạt động và phẩm chất của con người được sử dụng nhiều.

+ Đối tượng miêu tả: Là những loài vật gần gũi, thân thiết với đời sống con người được nuôi trong gia đình hoặc được tuổi thơ yêu thích như: gan, ngỗng, gà….

+ Nội dung miêu tả

- Chú ý cả hình dáng bên ngoài lẫn hoạt động, tính nết, thói quen của con vật ở một số đặc điểm nổi bật nhất, dễ thấy nhất, riêng biệt nhất.

- Cần có cái nhìn riêng, mới mẻ, những cách cảm nhận, đánh giá riêng của người viết chứ không phải là cái nhìn chung chung, trìu tượng.

+ Ngôn ngữ miêu tả

- Các từ mô phỏng âm thanh được sử dụng nhiều, nhằm khắc hoạ những âm thanh đặc trưng của con vật.

- Đặc biệt các tính từ chỉ màu sắc, phẩm chất cũng như các động từ chỉ hoạt động mang tính chất giống loài, và các biện pháp tu từ đặc biệt là nhân hoá.

- Tả cây cối

+ Đối tượng miêu tả: Tất cả các cây cối xung quanh ta. Trong nhà trường tập trung hướng vào những cây ăn quả, cây cho bóng mát, hương sắc… Đó là những cây có ích cho đời và gần gũi thân quen với tuổi học trò.

+ Nội dung miêu tả: Từng loại cây cụ thể có cách miêu tả khác nhau. Cần tập trung chú ý đến những đặc điểm riêng của chúng.

+ Ngôn ngữ miêu tả:Cũng như các đối tượng miêu tả khác, ngôn ngữ trong miêu tả cây cối là ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc cảm xúc. Sử dụng các tính từ và đặc biệt là phép so sánh để tăng tính hình tượng và tình cảm của người viết.

- Tả phong cảnh

+ Đối tượng miêu tả: Những cảnh vật thông thường xung quanh ta, những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử ở khắp mọi miền đất nước… những cảnh vật gây được ấn tượng, để lại cho ta nhiều kỉ niệm.

+ Nội dung miêu tả:

-Nét tiêu biêu nhất của cảnh vật, nét làm cho nó khác các cảnh vật khác hoặc gây cho người viết nhiều ấn tượng, nhiều kỉ miệm nhất.

- Chú ý tả không gian, thời gian tạo nền chung cho cảnh vật, kết hợp tả cả người và vật trong cảnh, lồng cảm xúc của người viết và cảnh kèm thêm những lời bình giá, nhận xét đối với đối tượng miêu tả.

- Các tính từ chỉ hình khối, màu sắc, đường nét sử dụng khá phong phú khiến cảnh vật hiện ra rực rỡ hơn, cụ thể hơn.

- Số lượng từ ngữ chỉ không gian, các câu chứa đựng bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm được sử dụng nhiều và đa dạng về kiểu loại.

- Tả người

+ Đối tượng miêu tả: Những nhười thân, những gương tốt, gần gũi quen thuộc để lại nhiều kỉ niệm cho người viết, cũng có khi là người lạ nhưng để lại ấn tượng mạnh.

+ Nội dung miêu tả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Miêu tả bên ngoài (hình dáng).

- Miêu tả bên trong (đời sống nội tâm).

- Miêu tả hành động (cử chỉ, việc làm, lời ăn tiếng nói)

Khi tả cần kết hợp các đặc điểm trên, chú ý vào những nét tiêu biểu nhất để làm sao vừa tả được những nét ngoại hình, vừa tả được đời sống nội tâm và hành động của họ.

+ Ngôn ngữ miêu tả: Dùng nhiều lớp từ khác nhau: từ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng, từ vay mượn, từ nghề nghiệp, thuật ngữ… Các câu văn đầy đủ, tỉnh lược, câu đặc biệt…

- Tả cảnh sinh hoạt

+ Đối tượng miêu tả: Những cảnh diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta: cảnh lao động, cảnh sinh hoạt gia đình, cảnh họp chợ…ttrong đó hoạt động của con người là đối tượng miêu tả chủ yếu.

+ Nội dung miêu tả

- Là hoạt động chủ yếu của con người, nó không nhằm khắc hoạ cái riêng như văn tả người mà nhằm đạt tới việc làm nổi bật cái chung.

- Cần tả hoạt động của con người trong những thời gian, không gian cụ thể, trong những mối quan hệ xác định.

- Có thể xen lời phát biểu cảm tưởng hoặc suy nghĩ của mình về đối tượng miêu tả.

+ Ngôn ngữ miêu tả:Nhiều động từ, tính từ, những kiểu câu đa dạng và những từ ngữ có sức gợi tả lớn.

c. Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả

- Lựa chọn thời điểm quan sát cho thích hợp với từng đối tượng miêu tả

- Lựa chọn góc độ không gian để có thể quan sát được đối tượng một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất.

- Lựa chọn những chi tiết quan sát sao cho phù hợp với đặc trưng bản chất cũng như nét riêng của đối tượng miêu tả.

* Lập dàn bài cho bài văn miêu tả - Phần mở bài

- Giới thiệu tên đối tượng miêu tả

- Giới thiệu những điểm cần thiết khác tuỳ thuộc vào đối tượng miêu tả (tả ở đâu, vào lúc nào, quan hệ với đối tượng ra sao…)

- Thân bài

- Tả bao quát những nét chung nhất

- Tả những nét riêng cá biệt, đặc sắc của đối tượng - Nêu suy nghĩ riêng của bản thân về đối tượng miêu tả

- Kết bài

- Nhưng ấn tượng sâu đậm đối với đối tượng

- Những liên tưởng suy nghĩ khác nhau về đối tượng.

d. Viết bài văn miêu tả

- Đề 1: Em hãy tả chiếc cặp sách của em.

- Đề 2: Em hãy tả cây bàng đang đổi lá giữa mùa thu.

- Đề 3: Các con vật nuối trong nhà, em thích nhất con vật nào? Hãy tả lại con vật đó.

- Đề 4: Hãy tả hình dáng là những tính tốt của một bạn học sinh trong lớp em. - Đề 5: Hãy tả cảnh sum họp đầm ấm của gia đình em vào buổi tối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề 6: Hãy tả lại cảnh đêm trăng ở nơi em sống.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 61 - 67)