Luyện kĩ năng viết văn tường thuật

Một phần của tài liệu Tập bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 67 - 70)

- Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong bài văn sau:

2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT MỘT SỐ KIỂU LOẠI VĂN BẢN 1 Viết một số văn bản hành chính – công vụ (thư, đơn từ, biên bản…)

2.2.2 Luyện kĩ năng viết văn tường thuật

Đọc các văn bản sau đây và thực hiện các nhiệm vụ bên dưới: - VB1: “Tiếng đàn Đặng Thái Sơn”

Đặng Thái Sơn bước vào chung kết với bộ com lê màu đen chững chạc, nghe gọi đến tên mình, anh nhanh nhẹn tiến ra sân khấu, nghiêng mình chào khan giả.

Chiếc đàn piano đã mở nắp để lộ hang phím trắng nõn trước mặt anh. Khán giả sau mấy chụ giây xì xào, im phăng phắc chờ đợi. Người chỉ huy dàn nhạc đã nghiêng người về phía anh và chờ anh ra hiệu bắt đầu.

Đặng Thái Sơn soát lại tất cả một lần nữa chỗ ngồi, tư thế, âm thanh. Tất cả đều rất hoàn hảo. Anh khẽ gật đầu với người chỉ huy dàn nhạc. Bản công – xéc – tô của anh vang lên.

Ngay lập tức, cả nhà hát bị bản nhạc thu hút. Mọi người gần như nín thở theo dõi người nghệ sĩ trẻ. Ngón tay điêu luyện của anh lướt trên phím đàn làm mọi người nghe thấy tiếng lòng của Sôpanh hơn một trăm năm trước. Tiếng đàn làm mọi người nghe buồn theo nỗi buồn sâu lắng cuae Sôpanh, nhớ thương cùng sự nhớ thương man mác của Sôpanh. Rồi tiếng đàn đem lại cho mọi người một niềm vui trong sáng, lòng hân hoan pha lẫn một sự khát khao sống, khát khao yêu mãnh liệt.

… Khi bản nhạc công – xéc – tô vừa chấm dứt, cả nhà hát dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt. Đặng Thái Sơn cúi chào ba lần mà tiếng hoan hô vẫn chưa dứt.

- VB2:

Buổi chiều xe chúng tôi dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa nhà mậu dịch. Hoàng hôn áp phiên của chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sườn núi tím nhạt. Đến thị trấn có xòe kèn gọi là thé kén với những chiếc kèn đôi thổi dập dìu,mọi người nắm tay nhau múa, vừa múa vừa hát.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

- NV1: Nhân xét về cách viết của văn bản trên.

- NV2: Tác giả đã lựa chọn và sắp xếp những chi tiết như thế nào để viết? - NV3: Nêu cách hiểu của anh (chị)về văn tường thuật.

- NV4: Chỉ ra sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tường thuật.

a. Tìm hiểu khái niệm văn tường thuật

- Là loại văn kể lại một cách rõ ràng, rành mạch những sự việc, hiện tượng mới xảy ra mà người kể đã được chứng kiến hoặc tham dự. Đó là những sự việc, hiện

tượng có thật trong thực tế. Người viết phải trung thành, chính xác từng tình tiết xảy ra như nó vốn có. Văn tường thuật không chấp nhận sự thêm thắt các chi tiết mà bản thân nó không có.

- Cho phép vừa thuật vừa tả, vừa tả vừa lồng cảm xúc, ý nghĩa của người viết. Vì thế nó là loại văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

b. Tìm ý và lập dàn bài cho bài văn tường thuật

* Tìm ý

- Là do người viết trực tiếp quan sát hoặc do người viết là người trong cuộc, trực tiếp được tham dự.

- Việc chỉ ra một cách rõ ràng về không gian, thời gian, đối tượng tường thuật một mặt giúp cho bài văn phong phú, mặt khác tăng được tính khách quan, chân thực của thực tế được tường thuật.

* Lập dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu thời gian địa điểm, đối tượng và nội dung định tường thuật. - Thân bài: Có thể trình bày theo trình tự thời gian, không gian hoặc hết hợp cả thời gian lẫn không gian.

- Theo thời gian:

+ Theo quan hệ phân chia thông thường: từ sáng đến trưa, từ chiều qua tối… + Theo thời điểm có những diễn biến quan trọng.

+ Lần lượt theo thứ tự sự việc nào diễn ra trước nói trước, không phân biệt quan trọng hay không.

- Theo không gian

+ Theo quan hệ không gian thông thường, mang tính chất quy ước. Đó là cách trình bày từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới…

+ Theo những điểm không gian diễn ra những sự việc quan trọng. - Theo sự kết hợp thời gian và không gian.

* Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của người viết về sự việc đã tường thuật - Những liên tưởng khác từ sự việc đã tường thuật.

c. Viết bài văn tường thuật

- Đề 1: “Trường em vừa tổ chức cuộc thi chọn học sinh có giọng hát hay. Em hãy tường thuật lại cuộc thi giọng hát hay đó”.

- Đề 2: “Tường thuật lại một buổi khai giảng mà em cho là ấn tượng nhất”.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)