Quy tắc chính tả tiếng Việt

Một phần của tài liệu Tập bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 43 - 47)

C. Phương pháp thực hiện

b, Mẫu chữ viết dạy trong thường TH

1.2.4. Quy tắc chính tả tiếng Việt

* Quy tắc viết các bộ phận của âm tiết - Quy tắc viết dấu thanh

- Ghi vào con chữ ghi âm chính của âm tiết.

- Với các âm tiết mà âm chính là nguyên âm đôi thì dấu thanh ghi:

+ Nếu sau nguyên âm đôi không có âm cuối vần thì ghi vào con chữ thứ nhất ghi nguyên âm đôi: VD của…

+ Nếu sau nguyên âm đôi có âm cuối vần thì dấu thanh đặt vào con chữ thứ 2 ghi nguyên âm đôi: VD yếu, đường, cuốc…

- Quy tắc viết c/k/q.

- Viết là c khi đứng trước các con chữ: a,ă,â,o,ô,ơ.u.ư - Viết là k khi đứng trước các con chữ: e, ê,i

- Viết là q khi đứng trước các con chữ u ghi âm đệm.

- Quy tắc viết g/gh:

- Viết là gh khi đứng trước các con chữ: e,ê,i.

- Quy tắc viết ng/ngh:

- Viết là ng khi đứng trước các con chữ: a,ă,â,o,ô,ơ.u.ư - Viết là ngh khi đứng trước các con chữ: e,ê,i

- Quy tắc viết i/y:

Hai chữ "i" và "y" đều được gọi là "i", khi cần phân biệt thì dựa theo hình dạng của chúng chữ "i" được gọi là "i ngắn" (vì chiều dài của nó ngắn hơn chữ "y"), chữ "y" được gọi là "i dài". Chữ "y" được vay mượn từ bảng chữ cái Hi Lạp, tên gọi của nó trong tiếng Latinh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp đều có nghĩa là "chữ i Hi Lạp". Trong tiếng Hi Lạp hiện đại (thường được tính mốc là bắt đấu từ năm 1453 khi Đế quốc Đông La Mã sụp đổ) chữ "y" biểu thị nguyên âm /i/. Trong tiếng Latinh chữ "i" (còn được viết là "j"), trong chữ quốc ngữ chữ "i" cũng được dùng để ghi lại âm vị /i/ và /j/ giống như tiếng Latinh nhưng không phải lúc nào hai âm vị /i/ và /j/ cũng được ghi lại bằng chữ cái "i", trong một số trường hợp chúng được ghi lại bằng chữ "y".

Các giáo sĩ phương Tây khi đặt ra chữ quốc ngữ vì sợ rằng nếu ghi nguyên âm /i/ ở đầu từ bằng chữ cái "i" thì những người biết tiếng Latinh có thể hiểu lầm chữ "i" ở đây biểu thị phụ âm /j/ dẫn tới đọc sai từ nên đã ghi nguyên âm /i/ ở đầu từ bằng chữ cái Hi Lạp "y" (vì trong tiếng Hi Lạp hiện đại chữ cái "y" cũng biểu thị phụ âm /i/ giống như chữ cái "i" trong chữ quốc ngữ).

Nguyên nhân dẫn đến việc dùng hai chữ i dài i ngắn trong chữ quốc ngữ là như trên nhưng từ thưở ban đầu của chữ quốc ngữ đến nay vì nhiều nguyên nhân như do không biết nguồn gốc của hai chữ i ngắn i dài trong chữ quốc ngữ, do thói quen cố hữu, theo thẩm mỹ quan cá nhân (thấy ở trường hợp này trường hợp kia viết với chữ i hay chữ y thì dễ nhìn hơn), bắt chước theo cách viết của người khác vân vân, nguyên tắc sử dụng i và y đặt ra lúc ban đầu liên tục bị vi phạm. Ngay cả các giáo sĩ phương Tây cũng không tuân thủ triệt để. Người ta chỉ cố gắng viết đúng i dài i ngắn để phân biệt hai vần "ay" và "ai", trong các trường hợp khác người ta tùy tiện viết i dài i ngắn theo ý mình.

Trong phương ngữ tiếng Việt miền Nam nguyên âm /a/ luôn là một nguyên âm dài khi đứng trước bán nguyên âm /j/, không còn sự đối lập về trường độ của nguyên âm /a/ nữa, do đó "ay" và "ai" trong phương ngữ miền Nam là đồng âm, đều được phát âm là /aj/. Vì "ay" và "ai" trong phương ngữ miền Nam chỉ là hai cách viết khác nhau

theo quy ước chính tả của cùng một vần nên người miền Nam hay viết sai chính tả các từ có "ay" và "ai", chỗ theo chính tả phải viết là "ay" thì lại viết "ai" và ngược lại, chỗ phải viết là "ai" thì lại viết là "ay".

Nhằm chấm dứt tình trạng viết i ngắn i dài lung tung đã có một số người, cơ quan, tổ chức đặt ra quy tắc sử dụng i và y của riêng mình, quy định khi nào viết chữ i, khi nào viết chữ y. Các quy tắc này thường không xét đến nguyên nhân các giáo sĩ phương Tây đưa hai chữ i ngắn i dài vào chữ quốc ngữ.

Quy tắc sử dụngi và y trong sách giáo khoa

- Nguyên âm trong các âm tiết mở, viết i ngắn: kĩ (thuật), lí (thuyết), mĩ (thuật), hi (vọng),(nghệ) sĩ,...

- Nguyên âm đứng một mình (âm tiết độc lập) thì sẽ viết i ngắn nếu là từ thuần

Việt:ỉ (eo),ì (à) ì (ạch),(béo) ị,(ầm) ĩ,... vày dài, nếu là từ Hán Việt: ý (kiến),(lưu) ý, y (sĩ),(chuẩn) y...

- Nguyên âm đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, viếty

dài:yêu (quý),yểu (điệu),yến (tiệc),yêng (hùng),huỳnh huỵch...

- Trong các âm tiết nửa mở, nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy (tắc), (thâm) thúy,(ma) túy, (xương) tủy,quỵ lụy... thì viếty dài. Nếu là tổ hợp nguyên

âm [uj], như trong các từ cúi (đầu),túi (quần), tủi (hổ),xúi (bẩy), (tàn) lụi... thì viết i

ngắn.

Kiểu mới

Trừ tên riêng, đề xuất tương đối hợp lí cách dùng hai chữ i-ngắny-dài hiện nay như sau:

- Đối với các âm tiết không có phụ âm đầu thì có hai cách viết:

+ Dùng "i" trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i - i tờ; ì - ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp; ỉ - lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi; í - í a í ới, í oắng, í ới; ị - ị, béo ị

+ Dùng "y" trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán-Việt), ví dụ: y - y tế, y nguyên, y phục; ỷ - ỷ lại; ý - ý nghĩa, ý kiến...

- Đối với các âm tiết có âm đệm /Ø/ và âm chính /iə/ thì dùng "i". Ví dụ: chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến...

- Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /iə/ thì dùng "y". Ví dụ: huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết...

- Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại thì dùng "i". Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh...

- Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng "y" trong các trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng "i" trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi...

- Dùng "i" trong trường hợp các tiếng có phụ âm đầu + vần "i" (ví dụ: lí, mĩ, kĩ, thi, sĩ...) đều thống nhất viết bằng "i" (i ngắn). Ví dụ: lí luận, lí tưởng, thi sĩ, nước Mĩ, Hoa Kì, bánh mì, vua Lí Thái Tông, Lí Bí, kỉ niệm, v.v... mà không viết "y" (y dài) như trước đây.

- Theo quy định của Bộ giáo dục (1984) có quy định cách viết " I " như sau:Nếu không có sự thay đổi về âm và nghĩa, trừ trường hợp " Y " đứng sau " QU ", hầu hết các từ có âm " I " ở cuối đều được viết thống nhất bằng " I ". Thí dụ: Hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ,... - Nếu "I" hoặc "Y" đứng một mình, đứng đầu từ hoặc ở giữa từ, ta viết theo thói quen cũ. Thí dụ: Ý nghĩa, y tế, yêu thương, Nguyễn Khuyến,...

Kiểu cũ

Cách dùng "i" hoặc "y" kiểu cũ thì thường căn cứ vào Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh (1931).[7] Theo đó thì "y" được dùng thay "i" với những từ gốcHán Việt nếu đứng sau các phụ âm h, k, l, m, t, và q (qu). Vì vậy nên có "ngựa ", " tay" (gốc Nôm) nhưng "songhỷ", "tỵ nạn" (gốc Hán Việt). Những phụ âm khác thì vẫn dùng "i" như "tăngni" chứ không có ny. Người Việt ở hải ngoại dạy tiếng Việt cho trẻ em dùng mẹo để nhớ sáu phụ âm trên bằng câu "học maulênkẻotaquên".

Tóm lại:

- Viết là i khi đứng liền sau phụ âm đầu - Viết là y khi đứng sau âm đệm

- Viết là y khi đứng một mình trong các âm tiết gốc Hán - Viết là i trong một số âm tiết là từ tượng thanh, tượng hình.

- Quy tắc viết iê/yê/ia/ya:

- Viết là iê khi đứng liền sau phụ và có âm cuối

- Viết là yê khi mở đầu âm tiết hoặc đứng sau âm đệm và sau nó có âm cuối - Viết là ia khi đứng liền sau phụ âm và âm tiết không có âm cuối

- Quy tắc viết ua/uô:

- Viết là ua khi âm tiết không có âm cuối - Viết là uô khi âm tiết có âm cuối

- Quy tắc viết ưa/ưô:

- Viết là ưa khi âm tiết không có âm cuối - Viết là ưô khi âm tiết có âm cuối

- Quy tắc viết u/o:

- Viết là u khi phụ âm đầu là con chữ q

- Viết là o khi phụ âm đầu không phải là con chữ q hoặc nguyên âm chính là a,ă,e.

* Quy tắc viết hoa tên riêng

- Quy tắc viết hoa tên dân tộc, tên người VN: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các

âm tiết.

- Quy tắc viết hoa tên người nước ngoài:

- Phiên âm qua âm Hán Việt viết như tên người VN

- Phiên âm không qua âm HV thì viết chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng và gạch nối giữa các âm tiết.

* Quy tắc viết hoa tên các địa danh VN: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm

tiết

* Quy tắc viết hoa tên các địa danh NN: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm

tiết

- Phiên âm qua âm Hán Việt viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết

- Phiên âm không qua âm HV thì viết chữ cái đầu bộ phận tạo thành tên riêng và gạch nối giữa các âm tiết.

* Quy tắc viết hoa tên cơ quan, đoàn thể và tổ chức XH: viết hoa chữ cái đầu của

âm tiết đầu tiên và chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.

* Quy tắc viết hoa tên các con vật, đồ vật, sự vật vốn là danh từ chung nhưng được dùng làm tên riêng nhân vật trong tác phẩm: viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết tạo thành tên riêng.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)