TÌM HIỂU CHUNG VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE NÓ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 75 - 78)

D. Nội dung lên lớp

1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE NÓ

Đọc văn bản sau và thực hiện các nhiện vụ bên dưới: - VB1: “Các em nhỏ và cụ già”

Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao.Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở về cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? – Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

- Chắc là cụ bị ốm? - Hay cụ đánh mất cái gì? - Chúng mình thử hỏi xem đi! Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp: - Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khóa mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. Ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo mãi mới về.

(Theo XU – KHÔM –LIN –XKI, TV3, tập 1, T63) - VB2: “Nhớ bé ngoan”

Đi xa bố nhớ bé mình Bên bàn cặm cụi tay xinh chép bài

Bặm môi làm toán miệt mài Khó ghê mà chẳng chịu sai bao giờ

Mải mê tập vẽ, đọc thơ Hát rue m ngủ ầu ơ ngọt ngào.

Xa con bố nhớ biết bao

Nhưng mà chỉ nhở việc náo bé ngoan (Nguyễn Trung Thu – SGK TV 3, tập 1, T 74)

- NV2: Hãy giải thích ý nghĩa của các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ sau và cho biết câu thành ngữ đó khuyên chúng ta điều gì?

a, Ăn ốc nói mò b, Ăn không nói có c, Mồm năm miệng mười d, Cãi chày cãi cối

e, Lúng búng như ngậm hạt thị f, Lời chào cao hơn mâm cỗ g, Ăn có nhai, nói có nghĩ I, cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư K, Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa L, Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

- NV3: Vai trò của hính thức giao tiếp bằng lời là gì?

- NV4: Ở Tiểu học, học sinh được rèn luyện các kĩ năng: nghe, nói đọc viết thông qua các phân môn nào?

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một nhu cầu tất yếu của xã hội loài người. Sự giao tiếp này được tiến hành ở hai dạng nói và viết, dù ở dạng nào thì quá trình giao tiếp cũng gồm hai mặt: mặt phân tích và mặt sản sinh:

+ Khi viết: mặt phân tích là đọc, mặt sản sinh là viết + Khi nói: mặt phân tích là nghe, mặt sản sinh là nói

Vì vậy nghe – nói – đọc – viết là những hoạt động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

- Giao tiếp bằng lời là hình thức giao tiếp chủ yếu và diễn ra thường xuyên trong cuộc sống con người. Nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi chúng ta.

- Muốn nghe nói tốt không phải chỉ có trình độ học vấn là đủ mà cần phải “biết ăn biết nói”, phải có “kĩ thuật” nghe nói, phải rèn luyện, trau dồi thường xuyên lời nói của mình.

- Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố tham gia giao tiếp: + Nhân vật giao tiếp

+ Nội dung giao tiếp + Hoàn cảnh giao tiếp + Mục đích giao tiếp + Phương tiện giao tiếp

- Học sinh Tiểu học được rèn các kĩ năng giao tiếp qua các môn học: + Môn tập đọc rèn kĩ năng đọc: nghe và nói

+ Môn kể chuyện rrèn kĩ năng nói, nghe, đọc

+ Môn tập viết rèn kĩ năng viết song khi nghe viết vẫn có rèn kĩ năng nghe + Môn luyện từ và câu rèn kĩ năng nói, viết, đọc

+ Môn tập làm văn rèn kĩ năng nghe, nói đọc, viết.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng tiếng việt thực hành (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)