Đơn giản và linh hoạt các quy trình, thủ tục cho vay, đa dạng phương

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 71 - 73)

2 CHƯƠNG THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG

3.2.6Đơn giản và linh hoạt các quy trình, thủ tục cho vay, đa dạng phương

phương thức cho vay

Cần đơn giản và linh hoạt các quy trình thủ tục cho vay do hộ sản xuất là một đối tượng khách hàng đa dạng, nhiều ngành nghề, trình độ dân trí cũng cao thấp khác nhau nên các phương thức cho vay cũng phải được mở rộng để phù hợp với từng đối tượng vay. Việc đơn giản hoá các thủ tục vay vốn cũng rất cần thiết. Nếu thủ tục quá rườm rà, phức tạp người vay sẽ phải chờ đợi lâu và mất cơ hội để sản xuất kinh doanh sẽ nản trí, lúc đó hiệu quả cho vay của Ngân hàng sẽ giảm sút.

Hiện nay quy trình cho vay được thực hiện theo các bước

- Thẩm định trước khi cho vay;

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;

- Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay.

Xét trên góc độ của Ngân hàng thực tế các bước trên điều quan trọng và cần thiết khó có thể bỏ đi bước nào, nếu bỏ sẽ làm đứt mắt xích của hoạt động cho vay, khiến cho Ngân hàng có khả năng gặp rủi ro. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng

cố gắng tiết kiệm thời gian, linh hoạt trong các nghiệp vụ chuyên môn để đưa tới cho khách hàng một sản phẩm dịch vụ tối ưu.

Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa phương thức cho vay cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong việc mở rộng. Do phương thức cho vay chính là phương trình để giải bài toán cho vay đối với cả ngân hàng và khách hàng vay vốn. Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông có tất cả 6 phương thức cho vay là : phương thức cho vay từng lần, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, phương thức cho vay lưu vụ, phương thức cho vay theo dự án đầu tư, phương thức cho vay thông qua doanh nghiệp, phương thức cho vay trả góp, phương thức cho vay thông qua tổ vay vốn. Ngân hàng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển và cải tiến các phương thức sao cho phù hợp với tính chất sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Khi đa dạng hóa phương thức cho vay ngân hàng cần quan tâm đến phương thức cho vay hộ sản xuất, nông dân thông qua tổ vay vốn. Phương thức này có đối tượng là hộ sản xuất nông dân vay thông qua tổ chức vay vốn do Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… thành lập. phương thức này có ưu điểm là mang lại lợi ích cho cả hai phía: Hộ vay vốn và Ngân hàng. Đối với hộ vay vốn họ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng mà không mất nhiều chi phí giao dịch, đi lại, họ không mất nhiều công sức để hiểu hết và nắm rõ các yêu cầu quy định của Ngân hàng, họ sẽ được nhận sự giúp đỡ từ phía tổ vay vốn. Đối với Ngân hàng, thông qua tổ tín chấp việc cung cấp tín dụng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn đồng thời đảm bảo an toàn cho vốn vay. Ngân hàng sẽ dễ tiếp cận với khách hàngvay vốn và quản lý vốn vay hơn.

Với việc phân chia các phương thức cho từng đối tượng khách hàng phù hợp, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu vốn từ 70% - 75% số hộ sản xuất, đồng thời cũng đảm bảo được trên 60% nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp sản xuất chế biến thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng cũng phấn đấu tỷ lệ gia tăng số hộ vay vốn thông qua Tổ vay vốn tăng trưởng mỗi năm bình quân là 35%/năm.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 71 - 73)