Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 25)

Mở rộng cho vay là mục đích hướng tới của khách hàng, nó vừa chịu ảnh hưởng từ các nhân tố chủ quan từ môi trường bên ngoài ngân hàng, vừa bị tác động từ các nhân tố chủ quan từ bản thân các ngân hàng thương mại. Các nhân tố chủ quan tác động tới mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại bao gồm những nhân tố sau:

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường thời mở cửa, việc sản xuất kinh doanh ản phầm, dịch vụ không hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định mà do bởi yếu tố thị trường, vì vậy, để hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp phải lập chiến lược kinh doanh của mình. Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời chọn phương thức hành động và phân phối cac nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu đó ( theo giáo

sư người Mỹ- Chandler). Đối với ngân hàng việc xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể là một khâu vô cùng quan trọng, Ngân hàng phải xác định được mục tiêu trong dài hạn là gì từ đó đề ra phương thức để thực hiện nó. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ xác định khách hàng mục tiêu của mình, từ đó sẽ có các cách thức để đẩy mạnh cho vay khách hàng đó. Như vậy nếu nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hướng đến của ngân hàng thì, lĩnh vực này sẽ được chú trọng để cho vay và mở rộng cho vay.

- Chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay được hiểu là đường lối chủ trương đảm bảo hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp cho vay. Chính sách cho vay bao gồm: hạn mức cho vay, kỳ hạn của các khoản vay,lãi suất cho vay, phí và lệ phí có liên quan, các loại hình cho vay được thực hiện.

Các điều khoản của chính sách cho vay được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khách quan như đã đề cập ở trên và các yếu tố chủ quan khác như khả năng nguồn vốn của ngân hàng, mục tiêu hoạt động và nguyên tắc hoạt động của ngân hàng. Khi các yếu tố này thay đổi chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp, đồng thời có sự linh hoạt trong chính sách cho vay đối với các đối tượng khách hàng đó, điều này giúp dễ dàng hơn cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn và việc mở rộng cho vay của ngân hàng.

- Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ. Quy trình cho vay được thực hiện nghiêm ngặt sẽ đảm bảo an toàn cho khoản vay đó, việc mở rộng cho vay với các khoản vay có chất lượng tốt được đánh giá là mở rộng cho vay có hiệu quả.

Tuy nhiên tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, nếu ngân hàng không linh hoạt trong việc áp dụng quy trình cho vay, có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà,… sẽ làm cho khách hàng ngần ngại trong việc tìm đến khách hàng để vay vốn, điều này làm cho việc mở rộng cho vay rất khó thực hiện.

- Công tác tổ chức của ngân hàng

Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định. Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như các cơ quan liên quan khác. Qua đó tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng về sự phục vụ của ngân hàng và là nguồn cung cấp vốn khách hàng nghĩ đến khi có nhu cầu vốn. Đây là điều kiện cơ sở và cũng là động lực để mở rộng cho vay.

- Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Tình hình huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng có nguồn huy động lớn đương nhiên sẽ chủ động hơn khi xảy ra rủi ro trong hoạt động mở rộng cho vay, có thể theo đuổi những chiến lược cho vay mang tính dài hơi, đồng thời ít bị xảy ra biến động hơn khi xảy ra rủi ro trong hoạt động cho vay. Ngân hàng dựa trên nguồn vốn huy động được cả dài hạn và ngắn hạn để đề ra mục tiêu cụ thể trong các chỉ tiêu cho vay, có thể nói nguồn vốn huy động là một trong những cơ sở và điều kiện cơ bản nhất để có thể mở rộng được cho vay của ngân hàng thương mại.

2 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Agribank được thành lập ngày 26/3/1988, hai năm sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Agribank đã bứt phá vượt lên hàng loạt khó khăn của giai doạn đầu mới thành lập.

Trải qua 25 năm thành lập, xây dựng và phát triển đến nay, Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Hiện ngân hàng có tổng tài sản trên 617.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn trên 540.000 tỷ đồng, tổng dư nợ 480.000 tỷ đồng, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Trong đó, có 158 Chi nhánh loại 1, loại 2; 776 Chi nhánh loại 3 và 1.393 Phòng giao dịch. Agribank có đội ngũ cán bộ, viên chức gần 42.000 người (chiếm trên 40% cán bộ, viên chức ngành Ngân hàng cả nước) có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn bó với địa phương. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia.

Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên hàng triệu hộ sản xuất và hàng chục nghìn doanh nghiệp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức

2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam như sau:

Trong đó một số phòng ban và chức năng, nhiệm vụ như sau:

HI ĐNG THÀNH VIÊN

BAN THƯ KÝ HĐTV BAN KIỂM SOÁT ỦY BAN QUẢN LÝ

RỦI RO K TOÁN TRƯNG TNG GIÁM ĐC CÔNG TY CON CHI NHÁNH C NGOÀI

H THNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIP VH THNG KIM TRA KIM SOÁT NI BCÁC PHÓ TNG GIÁM ĐC CHI NHÁNH PHÒNG GIAO DCH CHI NHÁNH CHI NHÁNH LOI 3 ĐƠN V SNGHIP VĂN PHÒNG ĐI DIN CHI NHÁNH LOI 1, LOI 2 S GIAO DCH

Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của Ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Ngân hàng. Ban Kiểm soát được sử dụng bộ phận kiểm toán nội bộ của Ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Nhiệm vụ :

1. Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Ban hành Quy định nội bộ của Ban kiểm soát. Định kỳ hàng năm, xem xét lại Quy định nội bộ của Ban kiểm soát, cac chính sách quan trọng về kế toán và báo cáo.

3. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bộ phận kiểm toán nội bộ; chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá một cach độc lập, khach quan đối với hệ t hống kiểm tra, kiểm soát nội bộ . Có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyền được tiếp cận, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Thẩm định báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm và hàng năm của Ngân hàng, bao gồm cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá tình hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát cần tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

5. Xem xét sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của Ngân hàng khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông

6. Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị khi phát hiện trường hợp vi phạm của người quản lý ngân hàng theo quy định tại Quy chế này, Điều lệ ngân hàng va quy định pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Lập danh sach những ng ười có liên quan

Ủy ban Quản lý rủi ro

Ủy ban quản lý rủi ro thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

1. Tham mưu cho Hội đồng Quản trị trong việc ban hành các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt đông Ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng.

2. Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của Ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ra có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

3. Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của Ngân hàng để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng Quản trị về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động.

4. Tham mưu cho Hội đồng Quản trị trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có liên quan, chính sách quản trị và phương án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng Quản trị giao.

Ban Quan hệ quốc tế

Nhiệm vụ

1. Tham mưu cho lãnh đạo về các quan hệ quốc tế

2. Tổ chức việc đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác với các tổ chức quốc tế. Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và các điều kiện khác để làm việc với các đối tác nước ngoài. Soạn thảo văn bản ký kết, tổ chức ký kết giữa ngân

hàng với các đối tác nước ngoài và có kế hoạch theo dõi việc thực hiện các nội dung đã ký kết.

3. Thực hiện đúng hồ sơ, thủ tục cần thiết để ký kết các văn bản hợp tác với những tổ chức trong và ngoài nước.

4. Báo cáo thống kê, tổng hợp định kỳ và đột xuất kết quả hoạt động hợp tác quốc tế theo nhiệm vụ.

5. Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế trung hạn, dài hạn và kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm.

6. Tổ chức việc đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến làm việc với trường.

Ban Đầu tư

Có chức năng hoạch định chiến lược phát triển, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh và đề xuất thay đổi về chiến lược kinh doanh; thúc đẩy việc thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển; hoạch định chiến lược đầu tư, xây dựng chính sách và nguyên tắc đầu tư ngắn, trung và dài hạn; nghiên cứu, thẩm định, đánh giá các khoản đầu tư thuộc thẩm quyền của HĐQT

1. Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư

2. Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác, sử dụng đối với các dự án đầu tư , lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư, dự án sau đầu tư.

3. Đề xuất các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý, vận hành dự án 4. Tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội và xúc tiến đầu tư ra nước ngoài 5. Đánh giá phân tích rủi ro

Ban Tài chính Kế toán & Ngân quỹ

1. Nghiên cứu thị trường, tình hình kinh tế, hạot động của đối thể cạnh tranh

2. Quản lý danh mục tiền gửi

3. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm

4. Quản lý tài chính, chi tiêu, lập kế hoạch định về tài chính 5. Thực hiện công tác hạch toán, kế toán nội bộ

6. Theo dõi quản lý trạng thái ngoại hối, phân tích điều tra dự báo tình trạng thị trường

7. Hướng dẫn hỗ trợ về mặt nghiệp vụ giao dịch tại quầy

8. Hướng dẫn hõ trợ về mặt nghiệp vụ, hoạt động hạch toán kế toán

9. Quản lý, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống rử tiền, phòng chống rủi ro

10. Viết chính sách quy chế về chất lượng dịch vụ

Ban Tín dụng Hộ sản xuất & cá nhân

1. Soạn thảo, biên soạn quy chế cho vay hộ nông dân 2. Soạn thảo, biên soạn quy chế cho vay doanh nghiệp

3. Tái thẩm định khoản tín dụng (bao gồm khoản tín dụng ngắn hạn, bảo lãnh, dự án đầu tư,... Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện phê duyệt.

4. Rà soát hồ sơ tín dụng để đảm bảo tuân thủ tất cả các điều kiện đã được phê duyệt trước khi nhập thông tin tín dụng vào hệ thống phần mềm và thực hiện giải ngân, phát hành bảo lãnh;

5. Kiểm soát và phê duyệt giải ngân đối với các khoản tín dụng, phát hành bảo lãnh thuộc thẩm quyền;

6. Phê duyệt trên hệ thống Ipca bao gồm: các khoản tín dụng và các thay đổi liên quan đến khoản cấp tín dụng, TSBĐ, phê duyệt phân loại nợ thủ công

đối với các trường hợp vượt UQPQ của CN trên cơ sở khởi tạo và duy trì khoản tín dụng của CN;

7. Quản lý hồ sơ tín dụng và hồ sơ TSBĐ trên hệ thống phần mềm;

8. Phối hợp với các Phòng/ban liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nội dung phê duyệt của TSC về khoản tín dụng của các CN.

Dưới sự điều hành chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và sự đồng lòng, đoàn kết, năng động sáng tạo của nhân viên toàn hệ thống, ngân hàng đã đạt những kết quả tốt trong kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Điều đó được minh chứng trong thực trạng kinh doanh của ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2010-2012.

a. Năm 2010:

Hoạt động trong năm 2010, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về nguồn vốn, tài sản, mạng lưới và số lượng khách hàng

- Huy động vốn: Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn đạt 474.941 tỷ đồng, tăng 40.610 tỷ đồng so với đầu năm. Huy động từ khách hàng đạt 427.372 tỷ đồng, tăng 60.377 tỷ đồng so với đầu năm.Agribank chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định từ dân cư, các tổ chức kinh tế, thực hiện đa dạng các sản

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w