Thực trạng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 40 - 50)

2 CHƯƠNG THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG

2.2.1 Thực trạng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực luôn được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng đến trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Đây là lĩnh vực cho vay luôn có dự nợ lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (xấp xỉ 70%) và cũng là lĩnh vực có tốc độ tăng về dư nợ lớn nhất trong các lĩnh vực cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

2.2.1.1 Quy trình cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy vay vốn của khách hàng đến khi khách hàng thanh toán hết số nợ gốc, lãi, phí và thanh lí hợp đồng cho vay.

Quy trình cho vay được thực hiện theo trình tự sau: - Thẩm định trước khi vay

- Kiểm tra giám sát trong khi vay

- Kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ sau khi vay Trình tự trên được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

• Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro (CIF) thực hiện đăng kí thông tin và cấp mã số giao dịch cho khách hàng theo quy định hiện hành của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (nếu chưa có mã số giao dịch). Cung cấp danh mục

sản phẩm, dịch vụ của bản thân ngân hàng, phối hợp với các bộ phận có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thủ tục đăng kí sử dụng dịch vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn dân trí chưa cao, việc tư vấn, giải thích hướng dẫn càng phải kĩ càng và chu đáo hơn.Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ.

• Đối với khách hàng đã có tín dụng với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:

Cán bộ tín dụng tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ, đời sống. Hướng dẫn khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ và hướng dẫn khách hàng mua bảo hiểm( các loại bảo hiểm có thể giúp làm giảm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khoản vay khi có rủi ro xảy ra).

• Cán bộ tín dụng phải thu thập được các thông tin về đối tượng cho vay, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, quy mô hoạt động, năng lực quản lí, định hướng, phương thức sản xuất kinh doanh, tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính, nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, đồng tiền vay thời gian vay, nguồn trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay

Cán bộ tín dụng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vốn cho vay. Nếu hồ sơ chưa đủ, chưa đúng với quy định thì để nghị khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ và điều kiện vay không đáp ứng theo quy định thì lập thông báo từ chối cho vay trình người có thẩm quyền ký và chuyển cho khách hàng. Nếu hồ sơ vay đáp ứng đầy đủ điều kiện vay thì cán bộ tín dụng sẽ đăng kí vào hê thống ipicas, báo cáo với trưởng phòng tín dụng để phối hợp với các ngành liên quan cân đối nguồn vốn cho vay…. Sau đấy cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và lập báo cáo thẩm định,bao gồm: thẩm định mục đích vay vốn,thẩm định tính khả thi và tính hiệu quả của dự án đầu tư, phươg án sản xuất kinh doanh dịch vụ; thẩm dịnh về bảo đảm tiền vay; Đánh giá tình hình quan hệ khách hàng và

lợi ích ngân hàng được hưởng; Lập báo cáo thẩm định vốn cho vay; Trình báo cáo lên trưởng phòng tín dụng.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay:

Căn cứ vào hồ sơ do phòng tín dụng/ kế hoạch kinh doanh hoặc cán bộ tín dụng trình, giám đốc chi nhánh/ phòng giao dịch, quyết định, phê duyệt khoản vay, trường hợp cần thiết giám đốc có thể triệu tập hội đồng tư vấn tín dụng. Nếu không cho vay: chỉ đạo cán bộ tín dụng lập thông báo bằng văn bản trình giám đốc ký, gửi cho khách hàng. Nếu cho vay có điều kiện: yêu cầu cán bộ tín dụng, trưởng phòng, phối hợp với khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, giải trình theo yêu cầu, và bổ sung báo cáo thẩm định tín dụng

Bước 4: Hoàn chỉnh các hồ sơ, kí kết hợp đồng:

• Hoàn chỉnh dự thảo hợp đồng: Căn cứ vào các quyết định phê duyệt cho vay và các thỏa thuận với khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành ghi chép, soạn thảo đầy đủ các nội dung theo yêu cầu và các thỏa thuận vào hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

• Kí kết hợp đồng: Sau khi trưởng phòng tín dụng kiểm tra xem xét lại các điều khoản của hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay, nếu nội dung đầy đủ và bảo đảm tính pháp lí thì ký nháy và trình lên giám đốc NH hoặc chi nhánh để ký duyệt

Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân và giải ngân tiền vay

Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch, bảo đảm và nhập kho hoặc gửi giữ tài sản ( nếu cho vay bảo đảm bằng tài sản), cán bộ tín dụng nhận lại hồ sơ và kiểm tra lần cuối. Nếu đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu thì thực hiện nhập thông tin cần thiết vào hệ thống IPCAS ( số tiền vay, kì hạn trả nợ gốc lãi, mức lãi suất cho vay, kì hạn trả nợ cuối cùng…) và phối hợp cán bộ có liên quan thực hiện giải ngân.

Khi hồ sơ vay vốn của khách hàng đầy đủ, bảo đảm các yếu tố pháp lý, giao dịch viên/kế toán cho vay tiến hành nhập đầy đủ thông tin vào màn hình giải ngân và lập thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng qua tài khoản tiền gửi hoặc giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng theo thỏa thuận. Lưu ý: trước khi giải ngân phải yêu cầu khách hàng kí vào giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng. Phải thực hiện lưu giữ hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Bước 6: Quản lý, giám sát rủi ro và thu hồi vốn vay

Giai đoạn giám sát khoản cho vay sẽ được tiếp nối với mục tiêu theo, đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có các ứng xử thích hợp. Kiểm tra sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ. Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh, sản xuất của mỗi cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, đánh giá mọi khả năng rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, rủi ro về pháp lí đối với khách hàng. Phân tích những khó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ. Xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết cho vệc thực hiện thu hồi nợ.

Bước 7: Thanh lí hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm

Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống ipcas để tất toán khoản vay.

Thanh lí hợp đồng tín dụng: khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực ( trừ những phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng), các bên không cần lập biên bản thanh lí hợp đồng tín dụng. Riêng đối với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, khi khách hàng trả hết nợ trên các giấy nợ và hạn mức tín dụng hết thời hạn hiệu lực thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên

bản thanh lý hợp đòng tín dụng trình trưởng phòng kiểm tra, xem xét trước khi trình giám đốc ký biên bản thanh lý.

Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay: Tùy theo điều kiện cụ thể, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể giải chấp toàn bộ hoặc một phần tài sản bảo đảm. Theo đề nghị của khách hàng cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu số lượng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay với dư nợ hiện tại của khách hàng, yêu cầu khách hàng lập đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm (nếu có). Căn cứ phê duyệt của giám đốc giải chấp tài sản, cán bộ tín dụng cùng phối hợp với cán bộ có liên quan và người được giao giữ tài sản kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ có liên quan, lập thủ tục xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản cho khách hàng. Sau khi giải chấp tài sản, giao dịch viên phải thực hiện thông tin giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay vào hệ thống IPCAS theo quy định hiện hành.

2.2.1.2 Thực trạng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng Agribank

Trong suốt 25 năm qua, Agribank luôn xứng đáng là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Số khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn lớn cùng với dư nợ cao chiếm gần 70% tổng dư nợ đã chứng tỏ thành công của ngân hàng Agribank trong mảng khách hàng cho vay chủ chốt này.

Bảng 1: Bảng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu trên có thể thấy

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của toàn hệ thống ngân hàng Agribank tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng có xu hướng giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn cũng có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng lớn hơn so với tỷ lệ tăng tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Xét về tỷ trọng, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn trong 3 năm 2010, 2011, 2012 đều đạt xấp xỉ 70% .Đây là một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của cho vay ra nền kinh tế của ngân hàng. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn có xu hướng giảm qua các năm, từ 68,20% năm 2010 xuống còn 66.62 năm 2012. Như vậy mặc dù có tăng lên về tổng dư nợ nhưng việc giảm về tỷ trọng cần chú ý để mở rộng cho vay hơn nữa trong lĩnh vực này.

Số lượng khách hàng cho vay trong lĩnh vực này tăng dần qua các năm, từ 3113535 khách hàng năm 2010 đã lên đến 3598356 khách hàng năm 2012, đây có thể là một lí giải cho việc tăng tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn qua các năm. Việc cho vay từng đối tượng khách hàng cụ thể trong lĩnh vực này thể hiện ở bản sau:

Bảng 2: Chỉ tiêu dư nợ của các đối tượng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Cho vay nông nghiệp nông thôn tăng chủ yếu là do tăng các khoản vay của hộ sản xuất và cá nhân trong khi các khoản cho vay hợp tác xã lại giảm mạnh trong tất cả các năm 2010, 2011, 2012. Cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm phần lớn trong tổng dư nợ và liên tục tăng, năm 2011 chỉ tăng nhẹ nhưng đến năm 2012 lại tăng phục hồi với tỷ lệ lớn 15,81%. Cho vay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng mạnh trong 2 năm 2010 và 2011 nhưng lại giảm mạnh và năm 2012.

Thực trạng về cho vay theo thời hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thể hiện ở bảng và biêu đồ sau:

Biểu đồ: Dư nợ cho vay theo thời hạn tại Agribank

Cho vay nền kinh tế tăng qua các năm, tỷ trọng cho vay theo các thời hạn có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng các khoản vay dài hạn, tuy nhiên xu hướng này không rõ, chỉ là thay đổi nhỏ theo tỷ trọng.

Tổng nợ xấu tăng mạnh trong các năm 2010, 2011 tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm đáng kể năm 2012 (1,27%). Tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ lớn so với tổng dư nợ (xấp xỉ 70%) tuy nhiên nợ xấu từ cho vay nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nơ, tỷ lệ lợ xấu nông nghiệp nông thôn chỉ bằng khoảng ½ tỷ lệ nợ xấu.

Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân đóng vai trò chủ đạo trong tổng dư nợ cho vay nông nghiệp (chiếm hơn 2/3 tổng dư nợ cho vay nông nghiệp) nhưng tổng nợ xấu cho vay hộ sản xuất chỉ chiếm khoảng 1/2 (năm 2010) và giảm còn 1/3 (năm 2012) so với tổng nợ xấu nông nghiệp nông thôn.

Năm 2011 là năm có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NNNT và của hộ sản xuất là lớn nhất so với 2010 và 2012. Điều này chứng tỏ năm 2011, mở rộng cho vay là không đạt hiệu quả và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ mở rộng cho vay hộ sản xuất.

Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực được chính phủ khuyến khích phát triển cho vay nhất là trong điều kiện hiện nay, thông qua các chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn :

+ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của Thủ Tướng Chính Phủ.

+ Chương trình cho vay ưu đãi lãi suất với huyện nghèo theo nghị quyết 30A NQ-CP của chính phủ.

+ Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg; Quyết định số 497/QĐ- TTg và 2213/QĐ- TTg của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho vay trung hạn đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức.

+ Cho vay thí điểm 11 xã theo chương trình xây dựng nông thôn mới

Đặc biệt ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn còn cho vay trong lĩnh vực này thông qua tổ vay vốn theo các nghị quyết liên tịch, điều này càng tạo điều kiện để đồng vốn vay đến được với những nơi cần vốn và sử dụng vốn vay trong lĩnh vực này có hiệu quả hơn. Tổ vay vốn có thể là hội nông dân, hội phụ nữ,….số lượng thành viên của hội ngày càng tăng qua các năm và chất lượng của các khoản vay ngày càng có chất lượng.

Số liệu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo các chính sách cho vay trên được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 5: Cho vay theo các hỗ trợ của chính phủ và thông qua tổ vay vốn

Dựa vào bảng trên có thể thấy, dư nợ cho vay theo các chương trình cho vay trên đều tăng trưởng qua các năm, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là cho vay theo nghị định 41 trong năm 2011 ( tăng 174% so với năm 2010).

Năm 2012 là năm kết thúc việc cho vay thí điểm đối với 11 xã về chương trình cho vay xây dựng nông thôn mới và triển khai trên cả nước, tính đến cuối năm

2012 số, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 30.281 tỷ đồng tăng vượt bậc so với 2 năm trước ( tăng 93,46% so với 2011), điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp cho vay có hiệu quả để tăng trưởng nhanh số dư nợ và ngày càng hướng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hơn.

Ở hầu hết các tỉnh trong cả nước hiện nay, tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn của ngân hàng Agribank đều chiếm 70-90%. Các huyện ngoại thành của Hà Nội và TP HCM chủ yếu cho vay hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng tín dụng nông nghiệp nông thôn cao hơn các lĩnh vực khác là do món vay nhỏ giúp phân tán rủi ro và tỷ lệ vay trong tổng mức đầu tư thấp. Các hộ nông nghiệp nông thôn thường chỉ vay không quá 30% tổng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w