Mở rộng mạng lưới, mở rộng sản phẩm cho vay nông nghiệp nông

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 67 - 71)

2 CHƯƠNG THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG

3.2.3Mở rộng mạng lưới, mở rộng sản phẩm cho vay nông nghiệp nông

và các khách hàng không có nhiều điều kiện để tìm hiểu thông tin về các dịch vụ của ngân hàng. Việc định hướng tiêu dùng dịch vụ ngân hàng là vô cùng quan trọng. Ngân hàng cần phân rõ nhóm đối tượng khách hàng để đánh giá nhu cầu, khả năng sử dụng dịch vụ, từ đó có những giải pháp cụ thể hơn cho từng nhóm khách hàng.

Với chính sách khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cụ thể như vậy, ngân hàng sẽ có cơ hội đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó có thể mở rộng hơn nữa số lượng khách hàng đến với ngân hàng và chiếm trọn lượng khách hàng lớn trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên để làm được điều này, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Ngân hàng với các ban ngành đia phương, hỗ trỡ các chương trình nhằm phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất và nâng cao đời sống của khách hàng, đảm bảo số lượng và chất lượng các cán bộ tín dụng trên địa bàn để tránh tình trạng quá tải cho mỗi hoạt động của cán bộ tín dụng trong việc quan tâm, tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

3.2.3 Mở rộng mạng lưới, mở rộng sản phẩm cho vay nông nghiệp nông thôn nông thôn

Mạng lưới ngân hàng chính là cơ sở cho mọi hoạt động marketing, mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng, đặc biệt là chú trọng về mở rộng về phía các khu vực nông thôn, các vùng xa xôi mà hệ thống ngân hàng khó tiếp cận.

Agribank nên tiếp tục mở rộng mạng lưới Ngân hàng, nhân viên giao dịch phủ khắp, tiếp cận nhanh chóng với các khách hàng cần vốn, thiếu thông tin. Tổ chức mạng lưới hoạt động hiệu quả: Đánh giá kết quả hoạt động của các chi nhánh loại 1 mới được thành lập hoặc nâng cấp, làm rõ những hạn chế cũng như thế mạnh trong các hoạt động huy động vốn, cho vay nông nghiệp nông thôn…để từ đó phát huy những thế mạnh khai thác lợi thế. Tập trung tốt việc thu hút vốn ở các đô thị lớn ( Hà Nội, Hồ Chí Minh) để cân đối đồng thời cho các vùng Đồng bằng song Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung... Tiếp tục nâng cấp một số chinh nhánh loại 3 thành loại 2 ở các Hà Nội, Hải Dương, Quảng ninh, một số tỉnh thuộc văn phòng đại diện miền Trung. Khai thác tối đa tính ưu việt của ngân hàng lưu động ở khu vực nông thôn.Phát huy lợi thế của hệ thống mạng lưới rộng khắp hoạt động nhiều năm ở khu vực nông thôn và khai thác tối đa công nghệ thông tin hiện có để đẩy nhanh tiến độ phát triển sản phẩm dịch vụ.

Song song với việc mở rộng mạng lưới ngân hàng sẽ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu điều kiện phát triển của kinh tế, xã hội để từ đó đưa ra các sản phẩm mới mang đặc trưng vùng miền và nhóm đối tượng khách hàng ở vùng miền đó. Ngân hàng sẽ tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở vùng núi cao, vùng biển, vùng ngoài thành. Bên cạnh các hình thức cho vay phục vụ sản xuất, Ngân hàng còn có thể cho vay để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, các gói dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn cho đời sống sinh hoạt của khách hàng.

3.2.4 Hoàn thiện chính sách cho vay phù hợp với nông nghiệp nông thôn

Chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là chính sách nhằm nâng cao đời sống nông dân và cư dân ở vùng nông thôn., tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho người dân tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Đối tượng của chính sách là hộ gia đình, hộ cá nhân kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông

thôn, các tổ chức cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản; Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

Để hoàn thiện chính sách, phải rà soát lại các cơ chế, chính sách hiện hành, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ nhà nước ban hành có lien quan đến nông nghiệp nông thôn trong từng thời kỳ. Hoàn thiện quy định cho vay đối với khách hàng. Chỉnh sửa cơ chế giao và quản lý kế hoạch hóa tín dụng. Có những chỉ tiêu cụ thể, chi tiết về cơ cấu và sự tăng trưởng tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn, cơ chế phân cấp quyền, phán quyết cho vay.

Chính sách cho vay phù hợp sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, là cơ sở để tăng trưởng về số lượng khách hàng, dư nợ mỗi khách hàng và đảm bảo việc cho vay có hiệu quả hơn, điều này làm cho việc đẩy nhanh tốc độ và đảm bảo hiệu quả mở rộng cho vay trong lĩnh vực này tại ngân hàng.

Muốn hoàn thiện tốt chính sách cho vay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần thống kê các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn

Tổng số hộ nông dân hiện có tại thời điểm, trong đó chia ra nghành nghề, theo quy mô sản xuất ( trang trại, sản xuất nhỏ) số hộ đang có dự nợ vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , trong đó ngắn hạn, trung hạn, dài han, số hộ có đủ điều kiện và có nhu cầu vay nhưng chưa vay hoặc đang vay ở ngân hàng khác

Tổng nhu cầu vốn vay của hộ nông dân chia theo ngắn hạn , trung hạn và dài hạn, theo từng thời kỳ, theo nghành nghề, theo quy mô.

Tổng số doanh nghiệp chia theo nghành nghề, số doanh nghiệp đang có dự nợ vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , trong đó ngắn hạn, trung hạn, dài han, số doanh nghiệp có đủ điều kiện và có nhu cầu vay nhưng chưa vay hoặc đang vay ở tổ chức tín dụng khác.

Tổng nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp chia theo ngắn hạn , trung hạn và dài hạn, theo từng thời kỳ, theo nghành nghề, theo quy mô, theo loại hình doanh nghiệp

3.2.5 Thực hiện tốt chính sách thu hút và tăng trưởng nguồn vốn

Hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các ngân hàng thương mại đã gặp không ít khó khăn do sự tác động từ nhiều phía như: môi trường kinh tế vĩ mô, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.... Trong đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong huy động vốn diễn ra khá gay gắt.

Vốn cho vay của ngân hàng xuất phát từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn từ khoản tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức. Tính chất của nguồn vốn này tốt là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay, nguồn này có cơ cấu hợp lí, với chi phí thấp nhất, đáp ứng được các phương án cho vay. Giải pháp là đa dạng hóa các loại kỳ hạn. Hiện nay lãi suất tiền gửi mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy động đang ở mức từ 10 -10,5%/năm. Ngân hàng cũng có mức lãi suất khác nhau đối với các loại kỳ hạn tiền gửi, loại khách hàng khác nhau hoặc linh hoạt theo lãi suất vùng miền. Bên cạnh đó ngân hàng nên đa dạng về hình thức huy động ( tiết kiệm, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu .. )

Mở rộng mạng lưới hoạt động, đặt các điểm giao dịch ở nhiều nơi. Để khách hàng có thể dễ dàng giao dịch, thuận tiện cho hoạt động gửi tiền. Bên cạnh đó cán bộ nhân viên Ngân hàng phải có thái độ phục vụ khách hàngđúng mực, nhiệt tình cảm giác thoải mái và thân thiện với khách hàng ,tiếp tục giao dịch ca 2 trong ngày lễ và ngày nghỉ. Đồng thời rút ngắn thời gian trong mỗi

lần giao dịch, tránh tình trạng khách hàng chờ lâu gây tâm lý ức chế cho khách hàng.Đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị, có các hình thức khích lệ người gửi tiền. Đặc biệt quan tâm đến các khách hàng có uy tín, khách hàng lớn quan hệ lâu năm với Ngân hàng, Ngân hàng nên có ưu đãi nhất định với các khách hàng này.

Những giải pháp thu hút và tăng trưởng nguồn vốn trên sẽ mang lại nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng bình quân mỗi năm 18-20%/năm, trong đó tỷ trọng vốn trung và dài hạn chiếm trên 40% để tạo nguồn ổn định cho hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn nói riêng và hoạt động cho vay nói chung.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 67 - 71)