Đánh giá chung về hoạt động mở rộng cho vay NNNT tại ngân

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 53 - 59)

2 CHƯƠNG THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG

2.3Đánh giá chung về hoạt động mở rộng cho vay NNNT tại ngân

hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2012.

Giai đoạn 2010-2012 là những năm đầu tiên trong việc thực hiện đề án “ NHNo & PTNT mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp , nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đat được những kết quả khá tốt trong hoạt động cho vay và mở rộng cho vay của mình thể hiện qua việc các chỉ tiêu về mở rộng cho vay : mức gia tăng khách hàng vay vốn và mức gia tăng về dư nợ đều dương và sự tăng lên về số tuyệt đối là cao trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Tuy nhiên cùng với mức tăng trưởng về dư nợ của khách hàng, nợ xấu cũng tăng lên và chưa thực sự đảm bảo hiệu quả của việc mở rộng cho vay.

Mở rộng tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu đầu tư tín dụng đã chuyển dịch theo hướng tích cực ở những lĩnh vực như: nông nghiệp nông thôn, cho vay hộ sản xuất, cá nhân, cho vay xuất khẩu, trong khi dư nợ cho vay phi sản xuất (cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư chứng khoán) giảm thấp. Dư nợ cho vay trung dài hạn đảm bảo ở mức hợp lý, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng cao, góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn. Hoạt động cho vay theo các chương trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có tốc độ tăng trưởng khá, tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ bình quân chung của Agribank. Hoạt động cấp tín dụng đã từng bước gắn với việc phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác đến khách hàng.

Bên cạnh đó còn một số hạn chế trong việc mở rộng cho vay của ngân hàng agribank gặp phải như sau:

Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng khá nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chưa đạt so với chỉ tiêu định hướng chiếm khoảng 70%/tổng dư nợ. Như vậy việc mở rộng cho vay còn phải đẩy mạnh hơn nữa.

Việc ban hành các cơ chế chính sách về hoạt động cho vay còn chưa đồng bộ, ban hành và thay thế nhiều văn bản liên quan, chỉnh sửa bổ sung nhiều lần, dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Việc tiếp cận, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng của Chính phủ còn chậm. Điều này làm giảm khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng.

Trong điều hành kế hoạch cho vay còn chưa linh hoạt, nhất là kế hoạch cho vay hàng quý nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nông nghiệp nông thôn vào thời điểm mùa vụ. Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong chỉ đạo điều hành kế hoạch cho vay, trong thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu còn chưa tốt, chưa hiệu quả.

Mô hình quản lý cho vay chưa phù hợp với quy mô cho vay, chưa ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo hoạt động cho vay, hoạt động quản trị rủi ro

tín dụng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Công tác giám sát hoạt động cho vay của Trụ sở chính đối với chi nhánh chưa hiệu quả, chậm phát hiện và ngăn chặn các trường hợp cho vay không đúng quy định.

Chất lượng cho vay còn bộc lộ hạn chế, còn nhiều trường hợp vi phạm các quy định về cho vay, quản lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là trong hoạt động bảo lãnh gây ra nguy cơ rủi ro và ảnh hưởng đến uy tín của Agribank. Việc thực hiện chấn chỉnh, khắc phục, xử lý các tồn tại sau thanh tra, kiểm tra còn chậm và chưa nghiêm túc.

Nợ xấu mặc dù đã được kiểm soát và đạt mục tiêu Hội đồng thành viên giao nhưng hiện vẫn ở mức cao và còn tiềm ẩn rủi ro, việc xử lý thu hồi nợ xấu chậm, biện pháp xử lý nợ xấu chủ yếu là xử lý rủi ro, chưa có giải pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ xấu. Việc tiếp tục cho vay đối với khách hàng có nợ xấu để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thiện dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn về cơ chế do khách hàng đang có nợ xấu, tỷ lệ vốn tự có thấp, kết quả kinh doanh thua lỗ. Nợ xấu chủ yếu tập trung tại các chi nhánh trên địa bàn 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều hành công tác tín dụng còn chưa nhanh nhạy. Xử lý những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng vượt quyền phán quyết của chi nhánh còn chậm.

Tại các chi nhánh, việc xây dựng kế hoạch cho vay còn chưa sát với thực tế, phải điều chỉnh nhiều lần, vốn cho vay tập trung chủ yếu tại hội sở chi nhánh, trong khi tại các chi nhánh loại 3, Phòng giao dịch, cho vay hộ sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. Một số chi nhánh chưa có giải pháp cụ thể, phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, nhất là các chi nhánh có nợ xấu cao, chi nhánh mới thực hiện sắp xếp, sáp nhập.

Việc xây dựng và triển khai các giải pháp đi kèm với việc phát triển các sản phẩm tín dụng theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng đối tượng khách hàng còn chậm.

Công tác dự báo, thống kê cho vay còn yếu, nhất là thống kê tình hình cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay các chương trình kinh tế, thống kê, đăng ký nhu cầu vốn... ảnh hưởng tới công tác chỉ đạo điều hành.

Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:

a) Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế trong giai đoạn 2010-2012 gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, nhưng thấp hơn mục tiêu đề ra, lạm phát mặc dù được kiểm soát nhưng giá vàng, ngoại tệ vẫn còn nhiều biến động; lãi suất huy động và cho vay dần được điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn cao so với khả năng của hộ nông dân, cá nhân và doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, thu hẹp quy mô kinh doanh, không có khả năng trả nợ đến hạn, hàng tồn kho tăng cao, việc tiêu thụ hàng hóa sụt giảm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp dẫn đến việc mở rộng cho vay gặp nhiều khó khăn.

Việc đầu tư cho vay đối với nông nghiệp nông thôn thường gặp phải những rủi ro bất khả kháng. Một số khoản vay của các hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn chịu thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh dẫn đến không trả được nợ làm phát sinh nợ xấu.

Một số khách hàng vay nhiều tổ chức tín dụng, khi bị chuyển nợ xấu do Tổ chức tín dụng khác thì tại Agribank cũng bị chuyển nợ xấu.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong việc đầu tư vốn, cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng gay gắt.

Nông sản được mùa, giá hàng hóa nông sản lại tăng cùng với tính mùa vụ thay đổi nên nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất giảm.

Sự quá tải của Cán bộ tín dụng trên địa bàn khu vực nông thôn, điều này là một trở ngại lớn trong việc mở rộng cho vay, do khả năng tiếp cận với khách

hàng mới giảm, khả năng quản lý khoản cho vay giảm dẫn đến việc mở rộng cho vay không có hiệu quả.

Thủ tục giao đất, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, các mô hình kinh tế trạng trại ở một số địa phương còn chậm, chưa thông thoáng để tạo điều kiện cho người dân có đất sản xuất và đáp ứng các điều kiện, thủ tục vay vốn.

Cho vay đối với ngành chăn nuôi, một trong những ngành tạo ra nguồn thu lớn cho khu vực nông nghiệp nông thôn gặp một số khó khăn sau: các loại dịch bệnh chưa được khống chế, ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi. Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi về vốn, dịch vụ thú y, kỹ thuật, thu mua, trợ giá, đất đai, bảo hiểm... đối với ngành chăn nuôi. Giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao và nhiều lần trong năm làm giảm hiệu quả sản xuất.

Lĩnh vực cho vay sản xuất ở nông nghiệp nông thôn, cụ thể là cho vay xuất khẩu lao động gặp khó khăn: Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động giảm; Thị trường XKLĐ của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn tập trung ở những thị trường có mức thu nhập thấp, số tiền cho vay thấp chủ yếu vẫn tập trung ở những thị trường có mức thu nhập, số tiền cho vay thấp chủ yếu không có tài sản, nên người lao động phải về nước trước hạn, không có nguồn thu để trả nợ dẫn tới phát sinh nợ xấu.

b) Nguyên nhân chủ quan

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa cao, không ổn định do đố việc cân đối vốn cho đầu tư cho vay chưa được ổn định, nhất là cân đối vốn trung dài hạn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chưa bắt kịp với sự thay đổi diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ, sự cạnh tranh đối với các TCTD khác: chính sách lãi suất, tỷ giá mua bán ngoại tệ, phí điều vốn, cơ chế quản lý hạn mức dư nợ, cho vay ngoại tệ...nên chưa tạo sự chủ động cho chi nhánh.

Việc xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch kinh doanh chưa thực sự nhanh nhạy, chưa sát với thực tế và nhu cầu của thị trường nhất là nhu cầu cho vay theo mùa vụ. Việc triển khai, xây dựng các chương trình cho vay chưa cụ thể, đồng bộ, hiệu quả còn thấp. Việc xử lý, tháo gỡ các vướng mắc cho các chi nhánh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh còn chậm. Chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của chi nhánh loại 3 và Phòng giao dịch ở khu vực nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan tại trụ sở chính trong việc xử lý những vấn đề vường mắc của chi nhánh tiến hành còn chậm như cơ cấu nợ, miễn giảm lãi. Bên cạnh đó, bản thân các Chi nhánh chưa quan tâm, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động và những khó khăn của khách hàng vay vốn.

Sự phối hợp giữa ngân hàng với các Tổ chức chính trị xã hội còn chưa chặt chẽ, việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung thông qua sinh hoạt của các tổ vay vốn còn đơn điệu, chưa phát huy được hiệu quả.

Công tác phân tích, dự báo về hoạt động tín dụng còn hạn chế, xác định tiêu chí cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa sát với thực tế.

Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về đạo đức và năng lực trình độ chuyên môn.

Một số chi nhánh chưa chủ động xây dựng các giải pháp để triển khai thực hiện các chương trình cho vay nông nghiệp, nông thôn, chậm chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng. Chủ yếu tập trung vốn vào khu vực Hội sở cho các khách hàng lớn trong khi các khu vực nông thôn vẫn xảy ra tình trạng thiếu vốn cho sản xuất. Sự phối hợp giữa ngân hàng và các cấp hội còn chưa chặt chẽ.

Công tác kiểm tra và chấn chỉnh sau kiểm tra, thanh tra hiệu quả chưa cao nên các sai phạm chậm được phát hiện và tiếp tục phát sinh những sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng.

Hiệu quả hoạt động của các tổ thu hồi nợ xấu chưa cao, chưa có phương án cụ thể xử lý nợ đối với từng khoản nợ kể cả sau khi có thông báo phân tích, chỉ đạo, hướng dẫn của Trụ sở chính, chưa có sự phối kết hợp giữa tổ xử lý nợ với người điều hành mới của chi nhánh dẫn đến nợ xấu tiếp tục tăng cao. Một số Giám đốc tại chi nhánh mới được bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, một số chi nhánh tiếp nhận chi nhánh bị sáp nhập chưa thực sự quyết tâm xử lý đối với các khoản nợ phát sinh từ trước.

3 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 53 - 59)