Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 59 - 62)

2 CHƯƠNG THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG

3.1Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và

triển nông thôn Việt Nam đến năm 2015

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam căn cứ vào thực trạng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua, các quyết định chỉ đạo chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, quyết định cho vay và mục tiêu hoạt động Ngân hàng đưa ra định hướng hoạt động cho vay đến năm 2015 như sau:

Tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xác định trên cơ sở giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực thực hiện đầu tư có chọn lọc trên thị trường nông nghiệp nông thôn, xác lập mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với ngân hàng chính sách xã hội .

Củng cố và phát triển thêm thị trường , thị phần ở khu vực thành thị , một số ngành kinh tế quan trọng và dịch vụ sản phẩm mới.

Đặc biệt là phải nỗ lực cao duy trì tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn và sử dụng vốn vốn tăng trưởng phải gắn với an toàn và sinh lời nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sắp xếp đổi mới

doanh nghiệp, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh , có đủ sức tồn tại, phát triển, tiếp tục đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế ngày một đến gần.

Mở rộng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm tăng nhanh nguồn vốn ổn định và vững chắc

Mở rộng tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch đầu tư với các vùng kinh tế trọng điểm , chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ , mở nhanh và chắc chắn thị phần tín dụng

Thực hiện công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, giải quyết kịp thời những vướng mắc tồn tại

Tập trung đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và tay nghề cho CBCNV, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ ngân hàng

Xây dựng đoàn kết nội bộ phối hợp chặt chẽ giữa Đảng - Chính quyền - Đoàn thể đảm bảo sự đoàn kết thống nhất dân chủ, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động, làm tốt công tác kiểm tra - kiểm toán nội bộ, công tác thi đua khen thưởng để hoàn thành thực hiện tốt nhiệm vụ.

Trong đó định hướng cụ thể được ngân hàng đưa ra như sau:

Ngân hàng hoàn thiện chính sách để hướng tới mục tiêu dư nợ tín dụng tăng bình quân 18– 20%/ năm; dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 40 -60% tổng dư nợ, nợ xấu dưới 5% tổng dư nợ. Phấn đấu dư nợ tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn đạt khoảng 550 ngàn tỷ vào cuối năm 2015, giữ vững tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn khoảng 70% tổng dư nợ đến năm 2020. Điều kiện vay vốn đối với khu vực nông nghiệp nông thôn hiện nay phải có tài sản bảo đảm, hoặc tổ chức bảo đảm, tuy nhiên không phải hộ sản xuất nào cũng đáp ứng đủ yêu cầu này, mức cho vay hiện nay đối với đối tượng này từ 50 triệu – 500 triệu đồng, mức cao nhất là áp dụng với các chủ trang trại, tuy nhiên

hộ không có tài sản bảo đảm chỉ tối đa 30 triệu. Ngân hàng cũng nhận thấy đây là mức vốn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của hộ sản xuất, Phấn đấu đưa ra các chính sách tốt nhất cho hộ sản xuất, nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên 50 triệu, nâng các mức cho vay khác cao hơn mà vẫn bảo đảm an toàn khả thi và sinh lời đối với khoản vay. Thời hạn cho vay của ngân hàng phấn đấu linh hoạt phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ. Mức lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn là 11%/năm phấn đấu giảm xuống mức 9-10%/năm cho phù hợp với xu hướng biến động của lãi suất tiền gửi, giảm chi phí cho khách hang vay vốn.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 59 - 62)