Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà HĐND cấp quận đang thực hiện cho các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 110 - 114)

đang thực hiện cho các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền.

Tổ chức HĐND cấp quận không tồn tại phải điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ được quy định cho bộ máy. Vì vậy, để bảo đảm sự ổn định cho bộ máy, cần phải xem xét, chuyển những nhiệm vụ, quyền hạn mà HĐND cấp quận đang thực hiện theo quy định của pháp luật cho các cơ quan và cá nhân

có thẩm quyền đảm nhận. Đồng thời, xem xét để bãi bỏ những nhiệm vụ, quyền hạn nào trùng lắp đã được chính quyền cấp trên hoặc cơ quan hành chính thực hiện, hoặc không còn sát với thực tế.

Việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải đảm bảo yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; khắc phục trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp chính quyền, giữa các cá nhân, tổ chức; tăng cường phân cấp quản lý và phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm hướng tới xây dựng chế độ Thị trưởng (cấp thành phố); cấp quận là Quận trưởng, Huyện trưởng (gọi tắt là Quận trưởng); cấp phường là Phường trưởng.

Theo mô hình không tổ chức HĐND như nêu trên, căn cứ vào qui định pháp luật hiện hành về tổ chức HĐND và UBND, điều chỉnh các quan hệ trong hệ thống từ chính quyền cấp quận đến các cấp, tổ chức, cá nhân như sau:

Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện:

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện chuyển giao HĐND và Chủ tịch UBND thành phố

- Các nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức, nhân sự chuyển giao HĐND

thành phố:

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân huyện; Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ Nghị quyết trái pháp luật của HĐND xã, thị trấn (Điều 25, khoản1, 3);

Giải tán HĐND cấp xã trong các trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh.(Điều 25, khoản 4); Giám sát đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân huyện (Điều 1).

Nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao Chủ tịch UBND thành phố thực hiện:

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên UBND huyện. (Điều 25, khoản 1).

Bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân, Toà

tình hình hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân huyện báo cáo tại kỳ họp HĐND thành phố (Điều 58, khoản 1); Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trả lời chất vấn về hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân huyện (Điều 58, khoản 2); Chánh án Toà án nhân dân tỉnh tổng hợp tình hình hoạt động của Toà án nhân dân các cấp, trong đó có Toà án nhân dân huyện báo cáo tại kỳ họp HĐND thành phố (Điều 58, khoản 1); Chánh án Toà án nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trả lời chất vấn về hoạt động của Toà án nhân dân huyện (Điều 58, khoản 2).

Nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện thực hiện:

Các nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao UBND huyện thực hiện: Các

nhiệm vụ về thực hiện chính sách, chế độ về kinh tế- xã hội, ngân sách... qui định tại Điều 19, khoản 2, khoản 3, khoản 4; Điều 20, khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6; Điều 21, khoản 1, khoản 2,3,4; Điều 22 khoản 1,2; Điều 23, khoản 1,2; Điều 24, khoản 1, 2, 3; Điều 28 khoản 1; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Điều 28 khoản 3.

Các nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao Chủ tịch UBND huyện thực

hiện: Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham

nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại (Điều 19, khoản 5); Quyết định các biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật (Điều 24, khoản 4);

Các nhiệm vụ, quyền hạn bãi bỏ: Quyết định kế hoạch phát triển kinh

tế- xã hội hàng năm; chủ trương, biện pháp về xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình ở địa phương (điều 19, khoản 1); một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp xã ( Điều 25, khoản 3); thông qua đề án thành lập mới, nhập, chia và điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định (Điều 25, khoản 5); Về xem xét báo cáo của UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện: Chuyển giao cho UBND, Toà án nhân dân, Viện

kiểm sát nhân dân thành phố tổng hợp chung vào trong báo cáo của ngành để báo cáo trước HĐND thành phố .

+ Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận :

Các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận chuyển giao HĐND, UBND và Chủ tịch UBND thành phố thực hiện

Nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao HĐND thành phố thực hiện: Giám sát

việc thực hiện ngân sách do UBND quận quyết định (Điều 19, khoản 3); Bầu,

miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân quận (Điều 25, khoản 1); Giám sát đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân quận.

Các nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao UBND thành phố thực hiện: Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, và biện pháp bảo vệ đê điều, trên địa bàn các quận (Điều 19, khoản 4); Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phương theo quy định của pháp luật ( Điều 21, khoản 2);

Các nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao Chủ tịch UBND thành phố thực hiện: Quyết định biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường ( Điều 21, khoản 3); Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên UBND quận (Điều 25, khoản 1); Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố (Điều 26, khoản 1); Bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị trên địa bàn quận (Điều 26, khoản 2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao UBND quận, Chủ tịch UBND quận thực hiện:

Các nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao UBND quận thực hiện : Các

nhiệm vụ về thực hiện chính sách, chế độ về kinh tế- xã hội, ngân sách... qui Điều 19, khoản 1, khoản 2, khoản 3; Điều 20, khoản 1, khoản 2; khoản 3; khoản 5, khoản 6; Điều 21, khoản 1, khoản 3, Điều 21, khoản 4; Điều 22,

khoản 1; Điều 23, khoản 2; Điều 24, khoản 1, khoản 2, khoản; Điều 26, khoản 2, khoản 3).

Các nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao Chủ tịch UBND quận thực hiện:

Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại (Điều 19, khoản 5); Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật (Điều 24, khoản 4).

Các nhiệm vụ quyền hạn về chính sách kinh tế- xã hội đã được thực hiện ở cơ quan hoặc cá nhân khác, cần bãi bỏ, tại các Điều: Điều 19. khoản 1; Điều 23. khoản 1; Điều 25. khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 110 - 114)