Phƣơng hƣớng đổi mớ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 93)

- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định

3.1.3. Phƣơng hƣớng đổi mớ

Thứ nhất, nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp quận trên cơ sở xác định nhu cầu quản lý của đời sống xã hội tưng đơn vị hành chính- lãnh thổ nhất định. Hầu hết các công việc của chính quyền cấp quận hiện nay đều xuất phát từ mệnh lệnh của chính quyền thành phố. Cấp quận ít có vai trò trong việc hoạch định chính sách trên địa bàn chuyển chức năng xác nhận hành chính là chủ yếu, vai trò là cấp trung gian, đại diện chính quyền trên địa bàn chỉ tổ chức cơ quan quản lý nhà nước ở cấp quận theo đúng yêu cầu xã hội cần phải có.

Từ điều kiện tự nhiên, kết cấu kĩ thuật và xã hội của địa bàn hành chính - lãnh thổ cấp quận là rất khác nhau cho từng địa bàn: quận, huyện, thị xã. Nghiên cứu để thiết kế một bộ máy phù hợp, hiệu quả và năng động cho mỗi địa bàn lãnh thổ. Khu vực ngoại thành dành nhiều quyền và bố trí nhiều văn phòng, chi nhánh của thành phố hơn. Trong khu vực nội thành, nếu dành nhiều quyền hơn cho chính quyền các quận sẽ làm cắt khúc quản lý, ảnh hưởng tính liên tục, thống nhất trong quản lý đô thị.

Thứ hai, nghiên cứu để mô phỏng một mô hình chính quyền phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong đó đặc biệt lưu ý đến việc dự báo những bất cập, khó khăn của việc thực hiện hiện mô

cho tất cả các quốc gia và ngay cả trong một quốc gia nhưng ở từng thời kỳ giai đoạn phát triển khác nhau. Đồng thời, kinh nghiệm quốc tế cũng rất phong phú và đa dạng, trách nhiệm khoa học quản lý phải lựa chọn giải pháp tối ưu, phù hợp nhất với đặc điểm đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời điểm hiện tại.

Trước khi phương án đổi mới bắt đầu, quan điểm, đường lối và nguyên tắc xây dựng tổ chức chính quyền được quán triệt; mô hình tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố nói chung cũng được xây dựng để xem xét vai trò của tổ chức chính quyền cấp quận nằm trong hệ thống tổng thể như một sự cần thiết. Một mô hình mới, ngoài việc đảm bảo cho tương lai tiến bộ, hiện tại phải đáp ứng được những yêu cầu quản lý, ổn định để phát triển. Mặt thuận lợi và thách thức được soi xét kỹ lưỡng để đề ra giải pháp tích cực, phù hợp. Trong quá trình đổi mới, phải tránh quan điểm cầu toàn. Bởi trong chừng mực nhất định, đổi mới có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành bình thường của xã hội, nhưng để làm được một vấn đề lớn, có xu hướng tiến bộ thì chắc chắn phải chấp nhận những ảnh hưởng có mức độ tiêu cực nhất định. Vấn đề là nhận thức, quan điểm, mục tiêu rõ ràng và quản lý được thay đổi.

Thứ ba: Nghiên cứu và xây dựng phương án thể hiện quyết tâm chính trị, tạo động lực và sự đồng thuận của toàn xã hội, từ các cấp uỷ đảng, chính

quyền và các tổ chức đoàn thể. Chính quyền cấp quận, về mặt công thức, là

một mắt xích trong mối liên hệ ngang và dọc. Quan hệ dọc, là cấp truyền tải và tiếp nối quyền lực nhà nước từ thành phố xuống phường, xã, thị trấn. Sự tính toán phải đặt ra khi tăng, giảm lực hoặc bỏ mắt xích này thì bản chất quyền lực nhà nước trong cộng đồng xã hội thành phố bị ảnh hưởng như thế nào. Yêu cầu đổi mới nhưng không làm giảm sức mạnh quá trình, vẫn đảm bảo thông suốt quyền lực, xã hội vẫn ổn định và phát triển.

Về mặt quan hệ ngang, mặc dù chính quyền gồm 2 cơ quan chính là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân nhưng mọi hoạt động của hai cơ quan này đều được cơ quan cấp uỷ cùng cấp lãnh đạo toàn diện; chính quyền cấp quận

hoạt động dưới sự tham gia giám sát và của các tổ chức, đoàn thể cùng cấp; của các cơ quan tư pháp như Toà án, Viện Kiểm sát và Công an, Quân sự cùng cấp. Như vậy, khi nói đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp quận, phải giải quyết mối liên hệ trong hệ thống các cơ quan cùng cấp - hệ thống chính trị cùng cấp.

Bộ máy chính quyền Nhà nước nói chung và chính quyền cấp quận nói riêng được sinh ra trong sự vận động tất yếu của xã hội; được sự tiếp nối và ảnh hưởng các quan điểm, quan niệm và tư tưởng chính trị, pháp lý tồn tại qua thời gian, trở thành yếu tố văn hoá. Khi nghiên cứu, thay đổi, chắc chắn không thể tránh khỏi những cản trở, có tâm tư, tình cảm từ tư duy truyền thống. Đổi mới là một hoạt động rất khó cần huy động sự ủng hộ, đồng thuận của toàn xã hội; cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị mới đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

Thứ tư: Tạo khung khổ pháp lý đủ đảm bảo thực hiện đổi mới, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, đúng pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tiễn của

Thủ đô hiện nay. Vấn đề tổ chức bộ máy và hoạt động của bộ máy chính

quyền nhà nước được qui định và thống nhất thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo hình thức nhà nước đơn nhất. Muốn thay đổi về tổ chức và hoạt động của bất kỳ cấp chính quyền nào cũng phải được điều chỉnh, sửa đổi các qui định của Hiến pháp và pháp luật liên quan. Việc sửa đổi qui định Hiến pháp và pháp luật liên quan đến chính quyền cấp quận cũng đòi hỏi những xuất phát từ nghiên cứu của Bộ Nội vụ và Chính phủ trình Quốc hội. Hà Nội là một địa phương, ngoài chấp hành pháp luật như các địa phương khác còn được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Thủ đô (tiến tới xây dựng Luật Thủ đô). Mặc dù Pháp lệnh Thủ đô đã ban hành được 8 năm, nhưng chưa có qui định đặc thù nào cho tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp của Thủ đô. Các nhà nghiên cứu và cải cách sẽ rất khó khăn khi đề xuất đề án khả thi cho mô hình mới tiến bộ, nhưng lại vướng về qui định pháp lý hiện hành chung chính quyền các cấp trong cả nước, từ đó rất

khó triển khai trong thực tế. Tạo khung khổ pháp lý có nhiều điểm đặc thù sát với điều kiện ưu tiên phát triển cho chính quyền Hà Nội, đặc biệt là về tổ chức và hoạt động của chính quyền.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)